Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/11/2021

Mẹ bị sốt có cho con bú được không?

Mẹ bị sốt có cho con bú được không?
Khi mẹ bệnh, cơ thể sẽ tiết ra kháng thể và lượng kháng thể này sẽ đi vào sữa mẹ, góp phần ngừa bệnh cho bé. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi mẹ bị sốt có cho con bú được không thì phải tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều mẹ tin rằng khi mình mắc bệnh, sữa mẹ sẽ tăng lượng kháng thể giúp con ngừa bệnh, do đó càng nên cho con bú. Vậy điều này có đúng và mẹ bị sốt có cho con bú được không? Mời mẹ cùng tìm hiểu nhé.

Thực tế cho thấy, sốt thường không gây nguy cơ khi cho con bú mà điều đáng lo ngại là đường lây truyền của bệnh và thuốc mẹ uống để trị bệnh. Vì vậy, mẹ nên thông báo cho bác sĩ biết tình trạng đang cho con bú để được tư vấn và điều trị phù hợp.

– Đeo khẩu trang trong nhà.

– Rửa tay thường xuyên với nước sát khuẩn.

– Nhờ người thân giữ con, hạn chế tiếp xúc với bé nếu không cho con bú.

>>> Mẹ có thể xem thêm:

Bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú?

Tắc tia sữa, viêm tuyến sữa cũng là nguyên nhân phổ biến gây sốt sau sinh. Vậy khi đó mẹ bị sốt có cho con bú được không?

Khi bị tắc tia sữa, mẹ thường sốt và thấy bầu ngực căng tức, đau, xuất hiện những cục cứng, gồ ghề.

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính, lây chủ yếu qua đường hô hấp hoặc từ dịch các nốt mụn bị vỡ. Do đó, mẹ nên cẩn trọng khi cho con bú.

  • Mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh, cần tiêm phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B.
  • Mũi 2 tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Mũi 3 tiêm khi trẻ được 3 tháng tuổi.

Trẻ vẫn có thể bú mẹ khi người mẹ nhiễm viêm gan B nếu trẻ được tiêm vắc xin viêm gan B

Theo khuyến cáo của WHO (Tổ chức Y tế thế giới), trẻ cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt, nhất là 24 giờ đầu sau sinh để giảm đáng kể nguy cơ lây truyền bệnh từ mẹ.

3. Mẹ bị quai bị có nên cho con bú?

Mẹ đang cho con bú bị sốt phải làm sao? Theo các chuyên gia, mẹ bị quai bị vẫn có thể cho con bú bình thường. Vì sữa mẹ không có chứa virus gây quai bị. Mặc dù bệnh không lây qua sữa mẹ nhưng trẻ vẫn có thể nhiễm bệnh nếu hít hoặc tiếp xúc với giọt bắn có chứa virus gây bệnh.

Mẹ bị sốt có cho con bú được không? Theo WHO, đến nay vẫn chưa có bằng chứng cho thấy việc cho con bú có thể làm lây nhiễm Covid-19. Do đó, WHO khuyến nghị vẫn nên tiếp tục cho con bú nếu mẹ bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid.

Tuy nhiên, để an toàn cho bé, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn mẹ quy trình cho bé bú để tránh lây nhiễm.

Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy tiêm phòng vắc xin Covid-19 sẽ giúp tăng đáng kể lượng kháng thể phòng virus SARS-CoV-2 trong sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cho con bú cần nhanh chóng tiêm ngừa để có thể truyền khả năng miễn dịch này sang cho em bé.

Mẹ sốt do nhiễm trùng hậu sản

Sốt sau sinh có thể liên quan đến nhiều căn bệnh nhiễm trùng hậu sản. Vậy lúc này, mẹ bị sốt có cho con bú được không?

Theo các bác sĩ, nguồn sữa mẹ không bị ảnh hưởng bởi các căn bệnh nhiễm khuẩn này. Nhưng trong trường hợp nhiễm trùng hậu sản, mẹ thường phải uống kháng sinh hoặc dùng kháng sinh đường tĩnh mạch kết hợp các biện pháp điều trị khác. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang cho con bú.

Lưu ý chung khi mẹ bị sốt không thể cho con bú

Việc gián đoạn cho con bú có thể dẫn đến giảm lượng sữa hoặc thậm chí mất sữa. Trong trường hợp này, mẹ cần vắt sữa thường xuyên nhằm duy trì nguồn sữa cho bé. Mẹ nên vắt ít nhất 8 lần 1 ngày hoặc khoảng cách không quá 6 tiếng giữa các lần.

mẹ cần vắt sữa thường xuyên nhằm duy trì nguồn sữa cho b

Như vậy mẹ đã giải đáp được thắc mắc mẹ bị sốt có cho con bú được không. Khi mắc bệnh, mẹ nhớ áp dụng các biện pháp phòng tránh để giảm nguy cơ lây nhiễm cho bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Management of breast conditions and other breastfeeding difficulties

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK148955/

Ngày truy cập: 5/11/2021.

2. Breastfeeding – mastitis and other nipple and breast problems

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/breastfeeding-mastitis-and-other-nipple-and-breast-problems

Ngày truy cập: 5/11/2021.

3. Influenza (Flu)

https://www.cdc.gov/breastfeeding/breastfeeding-special-circumstances/maternal-or-infant-illnesses/influenza.html

Ngày truy cập: 5/11/2021.

4. Wondering about COVID-19 vaccines if you’re breastfeeding

https://www.health.harvard.edu/blog/wondering-about-covid-19-vaccines-if-youre-breastfeeding-202109032584

Ngày truy cập: 5/11/2021.

5. Breastfeeding Your Baby

https://www.acog.org/womens-health/faqs/breastfeeding-your-baby

Ngày truy cập: 5/11/2021.

x