Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/09/2020

Vì sao trẻ sơ sinh ngọ ngoậy không ngừng?

Vì sao trẻ sơ sinh ngọ ngoậy không ngừng?
Sự hiếu động của bé sơ sinh đôi khi lại làm cho mẹ vô cùng lo lắng. Dường như không lúc nào con ngừng chân ngừng tay, dù chẳng có lý do gì để làm như vậy. Cùng giải mã lý do trẻ sơ sinh ngọ ngoậy này nhé!

Cử động chân tay của bé mới sinh diễn ra hoàn toàn vô thức. Bé không cố ý “khua khoắng” đâu, mà do hệ thần kinh chưa phát triển hoàn thiện và chưa thể khống chế tốt hoạt động của các cơ bắp. Những cử động này thực ra có lợi cho sự phát triển của bé chứ không gây hại. Đó cũng là những bước đầu tiên để bé khám phá thế giới.

Bé sơ sinh ngọ ngoạy không ngừng
Mãi cho đến 2, 3 tháng tuổi, bé mới bắt đầu kiểm soát tốt hơn hoạt động của các cơ bắp

Điều gì đó hấp dẫn bé

Không khó để mẹ có thể nhận ra rằng bé thích huơ huơ tay khi đang nhìn vào vật gì đó có vẻ thú vị. Bé có thể vẫy tay khi bạn nói chuyện với bé, khi thấy đồ vật đung đưa trước mắt, nhưng phải đợi đến 2 hoặc 3 tháng thì những hành động này sẽ có chủ đích nhiều hơn. Nếu bạn cố gắng đưa cho con đồ chơi vào lúc này, bé cũng không thể cầm được.

Cử động hỗ trợ sự phát triển của bé

Những hoạt động không ngừng nghỉ này giúp cho bé củng cố sức mạnh của cơ bắp, tạo nền tảng cho những kỹ năng vận động xa hơn như lật, đưa đồ vật vào miệng hay bò. Nên tập cho bé nằm sấp trong các buổi khác nhau trong ngày, tay và chân bé sẽ được cử động theo góc độ khác với khi nằm ngửa và giúp xây dựng các kỹ năng vận động thô và vận động tinh.

Mẹ hãy tạo điều kiện cho bé

Thông thường, khi được kích thích, bé sẽ vận động nhiều hơn. Vì vậy, ba mẹ có thể đưa ra những kích thích tốt cho trẻ khi trẻ đang vận động, ví dụ như cho trẻ nghe nhạc, hát cho trẻ nghe hay vuốt ve, massage cho trẻ. Sự kích thích nhẹ nhàng và dễ chịu này giúp trẻ trở nên năng động, vui vẻ hơn.

Bên cạnh đó, mẹ nên dành cho bé một không gian vận động thoải mái, ví dụ nệm mỏng trải trên sàn, thảm chơi… Những vận động này có lợi cho bé, nên mẹ cần để con dễ hoạt động bằng cách cho bé mặc quần áo rộng rãi, mỏng nhẹ và hợp thời tiết.

Ngược lại với sự lo lắng của mẹ khi thấy con cứ liên tục hoạt động như một chú sâu, bạn chỉ nên lo lắng khi con không có những vận động kể trên. Cùng với thời gian, bé sẽ kiểm soát tốt các cơ bắp của mình hơn, vận động khéo léo hơn và điều độ hơn.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x