Phòng ngừa và cách chữa trầm cảm sau sinh
1. Hỗ trợ từ người thân
Người chồng, người thân trong gia đình nên để ý xem thái độ, biểu hiện của sản phụ. Ngoài ra, mẹ cũng cần tự quan sát bản thân. Nếu thấy mẹ có các dấu hiệu kể trên và kéo dài trong thời gian dài mà tình trạng không bớt thì nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ là nhân tố giúp điều trị thành công và hết bệnh nhanh.
2. Tham gia một lớp hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh
Khóa học này sẽ cung cấp kiến thức cũng như các hướng dẫn về tâm lý cho mẹ sau sinh, cũng như cách chăm sóc em bé. Khi đã được các chuyên gia hướng dẫn cụ thể, rõ ràng sẽ giúp mẹ phần nào tự tin, thoải mái hơn khi chăm sóc bé sơ sinh.
3. Đón nhận sự giúp đỡ của mọi người
Để không mắc bệnh trầm cảm sau sinh, mẹ nên chủ động đặt vấn đề chia sẻ việc chăm sóc em bé mới chào đời với người thân. Nhờ đó, mẹ sẽ không còn cảm giác lo lắng rằng mình sẽ không chăm sóc tốt cho con hay cảm thấy cô đơn, tủi thân.
4. Không nên quá lo lắng về việc mình có chăm con tốt hay không
Nếu vẫn lo lắng, bỡ ngỡ về cách chăm sóc em bé, mẹ đừng ngại trao đổi, chia sẻ với những người có kinh nghiệm. Lời khuyên, tư vấn của những người từng trải sẽ rất hữu ích. Ngoài ra, mẹ nên tham khảo thêm thông tin trên sách báo, Internet để giảm bớt tâm lý lo lắng, hoang mang.
5. Chăm sóc bản thân
Ngoài chăm sóc con, mẹ cũng cần chăm sóc cho bản thân, cố gắng dành thời gian dù chỉ trong chốc lát để nghỉ ngơi, thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, đi dạo. Những việc tuy rất đơn giản nhưng lại có thể giúp mẹ thoải mái, thư thái hơn, giúp giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh.
6. Không tự cô lập mình
Không che giấu cảm xúc với những người thân yêu, nói chuyện và chia sẻ với bạn bè, gia đình về những vấn đề mẹ đang đối mặt. Nhờ đó, mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, như trút bỏ được gánh nặng.
7. Dành thời gian ngủ nhiều hơn
Mẹ tranh thủ ngủ để còn có sức để tiếp tục chăm em bé, mỗi ngày mẹ duy trì ngủ được 6-8 tiếng đồng hồ. Giấc ngủ sâu giúp mẹ nhanh lấy tinh thần, cảm thấy sảng khoái hơn.
8. Điều trị trầm cảm sau sinh
Tiến sĩ Sarah Allen, chuyên gia tâm lý trị liệu đứng đầu Hiệp hội trầm cảm sau sinh Illinois (Mỹ) cảnh báo: Bệnh nhân trầm cảm sau khi sinh ở dạng nặng cần được chữa trị kịp thời bằng thuốc đặc trị kết hợp vật lý trị liệu.
Khi nghĩ rằng mình đang bị bệnh trầm cảm sau sinh, mẹ nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu không thể được thì mời bác sĩ đến nhà. Cố gắng báo với bác sĩ về tất cả các triệu chứng gây khó chịu. Điều này sẽ giúp cho thầy thuốc chẩn đoán chính xác về bệnh hơn.
Thuốc được kê toa thông thường là thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm. Với thuốc chống trầm cảm, người dùng sẽ có cảm giác khô miệng và buồn ngủ.
Bên cạnh việc dùng thuốc, điều quan trọng sản là mẹ phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, dùng thêm vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp (theo chỉ định của bác sĩ).
>>> Mẹ có thể xem thêm: Tự chữa chứng trầm cảm sau sinh như thế nào?

Những thắc mắc thường gặp về bệnh trầm cảm sau sinh
1. Ai dễ bị trầm cảm ghé thăm?
Như đã nói ở phần nguyên nhân, nếu gia đình có người từng bị bệnh trầm cảm sau sinh, nguy cơ lặp lại là 50%. Nếu mẹ có tiền sử trầm cảm thì nguy cơ trầm cảm sau sinh là 25%. Ngưng dùng thuốc chống trầm cảm lúc mang thai, thì sau đó 68% rơi vào trạng thái trầm cảm, nếu tiếp tục dùng thuốc thì 25% bị trầm cảm.
Ngoài ra còn các trường hợp sau:
- Mang thai khi chưa tới 18.
- Căng thẳng trước và trong thời gian mang thai như thất nghiệp, tình cảm gia đình.
- Thiếu sự giúp đỡ, đồng cảm, chia sẻ của người thân, đặc biệt là người chồng.
- Thai kỳ không mong muốn.
- Biến chứng thai kỳ như thai lưu, sẩy thai, sinh non..Trầm cảm dễ xuất hiện ở người đẻ con so, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở người sinh con rạ.
2. Bệnh trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?
Về cơ bản, trầm cảm sau khi sinh có thể được chia tạm thời thành 3 giai đoạn: