Sự phát triển
của bé
của bé
Bé luôn có cảm giác sợ hãi mặt dù thực tế chẳng có sự đe dọa nào. Đơn giản đó chỉ là những suy đoán, tưởng tượng hiện lên trong đầu bé.
Vì sao bé sợ?
- Do trí tưởng tượng phong phú, khả năng tưởng tượng của bé đạt tới mức khủng không thể phanh lại kịp. Trẻ luôn tưởng tượng về tất cả vấn đề mà bé nhìn thấy hằng ngày và tin rằng đó là sự thật. Óc tưởng tượng của bé là vô cùng và không giới hạn. Bé luôn có cảm giác sợ hãi mặt dù thực tế chẳng có sự đe dọa nào. Đơn giản đó chỉ là những suy đoán, tưởng tượng hiện lên trong đầu bé.
- Vì tự cảm thấy mình bé nhỏ: Bé nhận thấy rằng mình không thể chạy thật nhanh để thoát ra sự đe dọa đang rình rập, ví dụ một con chó to, một đứa trẻ lớn hơn đang lè lưỡi trêu chọc bé. Bé nhận ra rằng bé không khỏe và không to lớn như rất nhiều người lớn hơn đang hiện hữu trước bé. Bé tự cảm thấy mình yếu đuối và nỗi sợ hãi cũng vì thế mà lớn dần.
- Trẻ chưa thể phân biệt giữa thế giới thật và thế giới trong tưởng tượng khác nhau như thế nào. Những trò chơi giả vờ đôi khi khiến trẻ tưởng rằng đó là sự thật và òa khóc khi bạn đóng giả thành mụ phù thủy hay một gã khổng lồ đang trêu chọc bé.

Trẻ luôn tưởng tượng về vấn đề mà bé nhìn thấy hằng ngày và tin rằng đó là sự thật và trở nên sợ hãi.
- Trẻ có những định nghĩa về các đồ vật, sự việc rất khác người lớn, một phần cũng do khả năng tưởng tượng của mình. Người lớn và trẻ con rất khác nhau, những vật thể mà bạn cho là bé nhỏ thì đối với trẻ, nó cực lớn và có hình dạng khá kì quặc. Ví dụ trẻ coi cái bóng của người khác giống như một con quái vật, bởi trẻ thấy cái bóng và to lớn.
Phân loại nỗi sợ
- Nỗi sợ cơ bản thường là sợ bị thua cuộc. Trẻ luôn muốn chiến thắng trong mọi cuộc đấu, vì thế trẻ không muốn bị đặt trong một hoàn cảnh xa lạ và không sẵn sàng ở bất kỳ môi trường mới nào. Trẻ tự cảm nhận được rằng, đó là một thử thách khá khó khăn và không để vượt qua.
- Nỗi sợ có thể bắt nguồn từ việc sợ bị đánh mất tình yêu thương. Trẻ muốn được quan tâm, lo lắng, âu yếm cả ngày. Trẻ sợ bị chia sẻ tình cảm khi có sự xuất hiện của một đứa trẻ khác. Trẻ sợ bạn bỏ trẻ một mình khi bạn đi làm, vì thế trẻ bám dính lấy bố mẹ khi có người lạ xuất hiện. Một điều đáng ngạc nhiên là một số con vật nhỏ tí xíu lại khiến trẻ cảm thấy sợ hãi hơn những con vật to lớn. Bé sợ, đôi khi vì tiếp nhận từ “phản ứng dây chuyền” của người lớn. Ví dụ khi mẹ bé hét lên trong lúc dọn nhà vì nhìn thấy một con nhện thì sau đó, bé cũng cảm thấy khiếp sợ con vật ấy.
Giúp bé vượt qua nỗi sợ
- Nếu con bạn luôn tỏ ra yếu đuối và sợ hãi trước mọi vấn đề, hãy động viên con dũng cảm và cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi.
- Không nên cho bé xem các phim kinh dị, những hình ảnh rùng rợn.
- Những khi bé run sợ, người lớn đừng quát mắng mà hãy trò chuyện với con một cách ân cần, nhẹ nhàng. Sự an ủi của bạn sẽ giúp bé tự tin hơn.
- Hãy kể cho bé nghe nhiều câu chuyện về lòng dũng cảm. Sau mỗi câu chuyện ấy, cùng bé rút ra những bài học để ứng dụng vào cuộc sống của mình.
Thanh Trúc
BẠN NÊN ĐỌC
-
Tâm lý trẻ nhỏ: Tại sao bé sợ hãi?Nhiều bậc cha mẹ ngạc nhiên khi đứa con hiếu động của họ trở nên sợ sệt và luôn đòi ba mẹ. Có mấy ai nghĩ rằng trẻ nhỏ cũng biết lo lắng?
-
Các vấn đề tâm lý thường gặp ở trẻ từ 7-12 tuổiHiện nay ở nước ta, đặc biệt là ở các thành phố lớn số lượng trẻ em mắc bệnh về tâm lý ngày càng cao. Ở mỗi độ tuổi khác nhau trẻ có thể mắc những bệnh tâm lý khác nhau. Trẻ ở độ tuổi từ 7 đến 12...
-
Tâm lý trẻ nhỏ: Bí quyết vượt qua nỗi sợ hãi khi xa mẹVới một tâm hồn nhạy cảm và trí tưởng tượng phong phú, bé con của bạn dễ sợ hãi mọi thứ, nhất là khi không có mẹ bên cạnh. Tham khảo những bí quyết bên dưới giúp bé mạnh mẽ hơn để vượt qua sợ hãi...
-
Tâm lý trẻ nhỏ: Chiến thắng sự sợ hãiÔm bé vào lòng và trấn an bé là điều đầu tiên mẹ nên làm khi bé sợ hãi, sau đó mẹ có thể áp dụng những gợi ý bên dưới để giúp bé vượt qua sự sợ hãi.
-
Tâm lý trẻ nhỏ: Làm gì để giúp bé chiến thắng sự sợ hãi?Trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm và ngây ngô, vì thế bé có thể sợ hãi những điều mà người lớn cho là không đáng. Dưới đây là phương pháp giúp bé chiến thắng sự sợ hãi của mình.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng bầu hiện đại (QC)
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
Lượt xem: 1.081.056
Đăng ngày: 07/09/2017 bởi MarryBaby
Được quan tâm nhất
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
Thành viên nổi bật trong tuần
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Kết nối facebook
TỪ KHÓA ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT
Nguyễn Thị Hạnh
Cảm ơn mb