Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Admin-marrybaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/08/2014

Quá trình gây mê và những điều mẹ cần biết

Quá trình gây mê và những điều mẹ cần biết
Mới đây, một số trường hợp trẻ tử vong trong quá trình phẫu thuật đã xảy ra. Các nghi ngờ đang hướng về khâu gây mê. Vậy thật sự gây mê có nguy hiểm không? Mẹ nên chuẩn bị gì cho con trước khi bắt đầu gây mê?

>>> Tiêm phòng vắc-xin an toàn cho trẻ

Khi tiến hành một cuộc phẫu thuật, không chỉ bé mà các bậc phụ huynh cũng dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng. Đặc biệt, nếu con bạn được lên lịch làm phẫu thuật, hẳn bạn có một tá câu hỏi cần “phỏng vấn” bác sĩ, đặc biệt là liên quan đến vấn đề gây mê. Cho dù là con bạn 7 tháng tuổi hay 17 tuổi thì các ý nghĩ bé sẽ ở tình trạng vô thức trong một khoảng thời gian có thể làm bạn lo lắng và hoang mang hơn rất nhiều.

Gây mê là gì?

Về cơ bản, gây mê là quá trình sử dụng thuốc để ngăn ngừa cảm giác đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Tại các bệnh viện hoặc trung tâm phẫu thuật sẽ có ít nhất một bác sĩ được đào tạo chuyên ngành gây mê, có trách nhiệm bảo quản thuốc và quá trình gây mê của bé, giải quyết những vấn đề xảy ra trong và sau khi phẫu thuật.

Quá trình gây mê

Quá trình gây mê diễn ra trong các giai đoạn: tiền mê, khởi mê, duy trì mê, thoát mê hay còn gọi là hồi tỉnh và giai đoạn hậu phẫu. Trong bất kỳ giai đoạn nào cũng sẽ có nguy cơ xảy ra biến chứng và tai biến. Vì vậy, vai trò của bác sĩ gây mê là vô cùng quan trọng. Bác sĩ gây mê có trách nhiệm khám, đánh giá các chức năng cơ thể của bệnh nhân để đưa ra kế hoạch gây mê hồi sức hợp lý đồng thời cũng phải giám sát nhằm phát hiện và xử lý những biến chứng một cách kịp thời nhằm bảo đảm an toàn cho bệnh nhân. Để bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình hình sức khỏe con bạn, mẹ nên trả lời các câu hỏi của bác sĩ một cách trung thực và chi tiết. Nếu con bạn đang dùng thuốc, mẹ nên nói rõ với bác sĩ loại thuốc con đang dùng và những tiền sử bệnh của bé.

gay me
Biến chứng trong quá trình gây mê hoàn toàn có thể xảy ra

Mẹ nên chuẩn bị gì cho bé trước khi gây mê?

– Trước khi tiến hành phẫu thuật 6 tiếng, mẹ không nên cho bé ăn bất cứ thứ gì. Vì ở trẻ em, thực quản chưa phát triển hoàn thiện, khi gây mê, bé nằm ngửa trên giường, van thực quản hở ra khiến thức ăn rất dễ bị trào ngược gây nghẹt thở, thậm chí có thể khiến bé bị tử vong. Vì vậy, dù con có mè nheo kêu đói như thế nào, mẹ cũng không nên để bé ăn bất cứ thứ gì nhé!

– Trấn an tinh thần bé: Mẹ nên chắc rằng bé hoàn toàn không lo lắng trước khi tiến hành gây mê. Giải thích cho bé quá trình gây mê xảy ra như thế nào? Bé sẽ cảm thấy ra sao? Mẹ nên dùng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, tránh những từ ngữ phức tạp. Đơn giản nhất, mẹ có thể nói với bé rằng ” Chú bác sĩ sẽ cho con một loại thuốc giúp con ngủ thiếp đi và không cảm thấy đau chút nào trong khi phẫu thuật đâu”. Mẹ nên tránh những từ như “khí”, “kim” trong khi giải thích với bé nhé! Những từ đó chỉ khiến con thêm sợ hãi mà thôi.

Trả lời tất cả những câu hỏi của bé một cách rõ ràng. Nói với bé những điều mà bác sĩ đã nói với bạn nhưng với một cách đơn giản hơn cho con hiểu. Không nên bịa ra những thông tin sai lệch vì điều đó chỉ là con hoang mang và sợ hãi hơn mà thôi. Nếu như có câu hỏi nào của bé mà mẹ không trả lời được, mẹ có thể nói với bé rằng mẹ sẽ hỏi lại bác sĩ sau và sẽ trả lời lại cho bé.

Chắc chắn với bé rằng mẹ sẽ ở ngay bên cạnh phòng phẫu thuật của bé và ngay khi bé tỉnh dậy, bạn sẽ có mặt ngay bên cạnh bé. Điều này sẽ giúp bé an tâm hơn rất nhiều.

Nếu có bất kỳ lo lắng hay thắc mắc gì, mẹ có thể gặp và nói chuyện trực tiếp với bác sĩ điều trị cho bé. Nên nhớ, nếu ngay cả bạn cũng lo lắng thì là sao bạn có thể trấn an cho con mình được.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ :

– Bạn có được phép ở bên con trước khi bé tiến hành phẫu thuật hoặc gây mê không? Nếu có thì sẽ được bao lâu?

– Những loại thuốc gây mê mà bác sĩ sẽ sử dụng?

– Cuộc phẫu thuật sẽ kéo dài trong bao lâu?

– Bao lâu thì bé có thể tỉnh lại hoàn toàn? Bé có cảm thấy đau hay có những triệu chứng đặc biệt gì không?

– Nên chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật? Sau khi phẫu thuật nên chú ý những gì?

– Liệu thuốc gây mê có tác dụng phụ gì ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không?

Những triệu chứng có thể có sau khi gây mê

Thông thường, sau khi phẫu thuật, bé con nhà bạn sẽ gặp một vài triệu chứng như mất phương hướng, nhìn một thành hai, buồn nôn, ớn lạnh, hoặc nhức đầu. Cũng có trường hợp bé sẽ bị nổi dị ứng nhẹ, đau nhức nhưng các triệu chứng này rất nhanh chóng biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, nếu bé có các triệu chứng dị ứng nặng, gặp khó khăn về vấn đề hô hấp hay có một cơn sốt cao bất thường, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra lại.

Trước khi rời khỏi bệnh viện, mẹ cũng có thể nói chuyện với bác sĩ điều trị trực tiếp cho con để biết cách chăm sóc tốt nhất cho con sau phẫu thuật.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x