Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Thị Thu Sương
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 14/09/2022

Nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn được không? Chế độ, thủ tục, quy định cần biết

Nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn được không? Chế độ, thủ tục, quy định cần biết
Hết thời gian thai sản, mẹ sẽ quay lại làm việc. Tuy nhiên, nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn được không? Nghỉ dưỡng sức sau sinh có bị trừ lương không?

Nhiều mẹ khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản vẫn chưa muốn trở lại thị trường lao động. Nguyên nhân một phần đến từ sức khỏe mẹ còn yếu, cần thêm thời gian hồi phục. Ngoài ra, cũng có thể mẹ muốn dành thêm thời gian chăm sóc em bé.

Vậy nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn được không? Chế độ lao động hỗ trợ nghỉ dưỡng sức như thế nào? Cùng MarryBaby tìm hiểu các thông tin liên quan đến chủ đề này nhé!

Điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

Để biết nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn được không, bạn cần tham khảo Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Điều luật này nói về điều kiện hưởng chế độ sau thai sản. Cụ thể:

“Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày.”

Như vậy, theo điều khoản trên, chế độ dưỡng sức sau sinh áp dụng khi bạn làm việc trở lại sau thời gian thai sản. Trong 30 ngày đầu đi làm, chị em có thể đăng ký nghỉ dưỡng sức nếu sức khỏe còn yếu. Thời gian nghỉ dưỡng sức tối đa là từ 5 đến 10 ngày, tùy trường hợp.

Nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn được không và được nghỉ bao nhiêu ngày? Trong điều luật quy định về thời gian nghỉ dưỡng như sau:

  • Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên
  • Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật
  • Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Số ngày nghỉ dưỡng cụ thể sẽ do người sử dụng lao động và công đoàn lao động công ty thống nhất. Nếu công ty chưa có công đoàn thì người sử dụng lao động sẽ xét duyệt. Tuy nhiên, số ngày này không được vượt quá 5 – 10 ngày trong các trường hợp đã liệt kê trên.

Thời gian nghỉ phục hồi sau thai sản tính luôn các ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần. Nếu thời gian nghỉ rơi vào cuối năm trước và đầu năm sau thì sẽ được tính cho năm trước.

Tóm lại, ba điều kiện cần để được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh gồm:

  • Bạn cần tiếp tục công việc sau khi hết thời gian 6 tháng thai sản.
  • Bạn cần có giấy tờ chứng minh không đủ sức khỏe để làm việc, cần hưởng chế độ hồi phục sức khỏe.
  • Bạn phải được sự đồng ý cho nghỉ của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau sinh đúng cách như thế nào?

Nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn được không?

Nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn được không
Nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn được không?

Mẹ có thể nghỉ thai sản xong rồi nghỉ dưỡng sức. Tuy nhiên, nếu muốn nghỉ dưỡng sức được hưởng chế độ hỗ trợ, mẹ cần đáp ứng đủ điều kiện. Trong đó, điều kiện quan trọng nhất là mẹ cần quay lại làm việc và có giấy xác nhận cần nghỉ dưỡng sức sau sinh. Hai điều này phải được thực hiện trong vòng 30 ngày đầu khi làm việc trở lại.

Nếu mẹ chưa thể đi làm trở lại thì nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn được không? Câu trả lời tuỳ vào sự thương lượng của người lao động và cơ quan làm việc. Thông thường, nếu được chấp thuận nguyện vọng nghỉ dưỡng, mẹ sẽ không có hỗ trợ về lương.

Trong trường hợp mẹ đủ điều kiện nghỉ thêm sau thai sản, thì nghỉ dưỡng sức sau sinh có bị trừ lương không?

Trong Luật Bảo hiểm xã hội nêu rõ mức lương hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Mức hưởng này sẽ do Qũy Bảo Hiểm Xã Hội chi trả chứ không phải người sử dụng lao động trả cho bạn.

Bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây để dễ hình dung hơn về chế độ nghỉ dưỡng sau thai sản:

– Bạn đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ngày 20/12/2021, bạn sẽ trở lại làm việc sau thời gian hưởng chế độ thai sản. Đến ngày 15/01/2022 (trong vòng 30 ngày đầu làm việc), do vấn đề sức khỏe nên bạn được công ty cho phép nghỉ dưỡng sức 05 ngày.

Trong trường hợp này, thời gian nghỉ dưỡng của bạn sẽ được tính cho năm 2021.

– Tiền hỗ trợ nghỉ dưỡng sức hay tiền lương một ngày được tính bằng 30% mức lương cơ sở, tương ứng 30% x 1.490.000 = 447.000 đồng/ngày. Tổng tiền hỗ trợ bạn được nhận cho 05 ngày là 2.235.000 đồng. Trong đó, 1.490.000 đồng/tháng là mức lương cơ sở năm 2021, căn cứ theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP đối với cán bộ công chức, viên chức.

Do đó, tuy không được công ty trả lương khi nghỉ dưỡng sức thì bạn vẫn được Qũy Bảo Hiểm Xã Hội hỗ trợ chi trả.

Khi nào không được giải quyết nghỉ dưỡng sức sau nghỉ thai sản?

Khi nào không được giải quyết nghỉ dưỡng sức sau nghỉ thai sản?
Nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn được không? Khi nào không được giải quyết nghỉ dưỡng sức?

Trong Luật Bảo hiểm xã hội ghi rõ “trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày”. Như vậy, về nguyên tắc thì sau khi hết thời gian nghỉ thai sản mà bạn chưa đi làm thì sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sau sinh.

Nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn được không? Nghỉ việc luôn được không? Trong trường hợp muốn nghỉ việc, bạn cũng không được hưởng hỗ trợ từ chế độ nghỉ dưỡng sức. Nguyên nhân là bạn không đáp ứng được tiêu chí quay lại làm việc.

Ngoài ra, các trường hợp sau cũng không được giải quyết nghỉ dưỡng sức sau nghỉ thai sản như:

  • Bạn không có căn cứ chứng minh sức khỏe yếu cần nghỉ dưỡng sức như giấy khám bệnh có xác nhận của bác sĩ.
  • Sau 30 ngày đi làm lại, bạn mới đăng ký nghỉ dưỡng. Lúc này, hồ sơ bạn đã bị trễ theo quy định nên sẽ không được cơ quan bảo hiểm hỗ trợ giải quyết.

Nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn được không là thắc mắc của nhiều mẹ sau sinh, đang chăm con nhỏ. Hy vọng thông qua bài viết trên, MarryBaby đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Từ đó, bạn có thể cân nhắc, đảm bảo thực hiện đủ điều kiện để nhận được hỗ trợ từ chế độ bảo hiểm khi nghỉ dưỡng sức.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Luật bảo hiểm xã hội

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Luat-Bao-hiem-xa-hoi-2014-259700.aspx

Ngày truy cập: 13/09/2022

Chế độ nghỉ dưỡng sức sau khi sinh con mới nhất năm 2022

https://luatminhkhue.vn/che-do-nghi-duong-suc-sau-sinh-moi-cap-nhat.aspx

Ngày truy cập: 13/09/2022

Nghỉ dưỡng sức sau sinh theo quy định pháp luật

https://hongngochospital.vn/nghi-duong-suc-sau-sinh/

Ngày truy cập: 13/09/2022

Quy định về giải quyết chi trả tiền dưỡng sức sau sinh

https://phutho.gov.vn/vi/quy-dinh-ve-giai-quyet-chi-tra-tien-duong-suc-sau-sinh

Ngày truy cập: 13/09/2022

Có cần xác nhận của bệnh viện để nghỉ dưỡng sức sau sinh không?

https://baochinhphu.vn/co-can-xac-nhan-cua-benh-vien-de-nghi-duong-suc-sau-sinh-khong-102293835.htm

Ngày truy cập: 13/09/2022

x