của bé
Ở giai đoạn này, bé đã bắt đầu xuất hiện cảm giác tiêu cực và đôi khi tỏ ra cố tình chống đối ba mẹ. Bên cạnh đó, bé thích duy trì những thói quen của mình và muốn thân thiết với nhiều người hơn ngoài ba và mẹ.
Bé 17 tháng tuổi có cảm xúc tiêu cực?
Bạn có thể ngạc nhiên khi phát hiện ra bé 17 tháng tuổi của mình đã biết tỏ ra thích hay không thích một thứ gì đó. Ở tuổi này, các bé thể hiện rõ ràng về những điều bé muốn và không muốn.
Một số bé còn có thể khiến ba mẹ kinh ngạc bởi một hành động bé chưa từng có trước đây, đặc biệt khi bé bực mình, đó là đánh vào người ba mẹ, nhất là mẹ. Điều này nghe có thể khác thường nhưng đây thật sự là một biểu hiện của niềm tin. Một đứa bé 17 tháng tuổi biết bạn là một người an toàn để bé thể hiện bé buồn và bực mình như thế nào.
Làm gì nếu bé 17 tháng tuổi thể hiện cảm xúc tiêu cực?
Bạn có thể sẽ nhận ra có những lúc bé cố tình chống đối bạn. Ví dụ khi bạn nói: “Con hãy tránh xa cái bình đó ra”, bé nhìn thẳng vào bạn, đồng thời với tay chạm vào cái bình bông, và có thể nắm lấy bó hoa lôi ra khỏi bình. Bạn biết bé đã nghe được lời dặn, vì thế thay vì xem việc bé không nghe lời bạn là một vấn đề lớn, các chuyên gia cho rằng bạn nên phớt lờ việc đó bất cứ khi nào có thể. Một khi hiểu rằng hành động của bé có thể khiến bạn nổi nóng, bé sẽ tiếp tục làm nó những lần sau. Một thực tế là ba mẹ nên cố gắng tránh đối đầu với con trong những vấn đề nhỏ nhặt.

Nếu bé có bướng bỉnh hay mè nheo hơn bình thường, bạn nên thông cảm cho con vì bé đang trải qua những bước phát triển tâm lý của lứa tuổi
Duy trì các thói quen và xây dựng quan hệ xã hội với người khác
Lần đầu tiên bạn quên đọc truyện cho bé nghe trước khi ngủ, đừng ngạc nhiên khi bé nhắc bạn. Ở giai đoạn này, các thói quen của bé đã phát triển mạnh. Một đứa bé 17 tháng tuổi có thể nhớ mỗi bước của một lịch trình nhất định. Nếu bé kết thúc một ngày bằng thói quen như tắm, sấy tóc, đánh răng, lấy truyện ra, và sau đó cùng nằm trên giường đọc sách, nếu bạn bỏ qua một hoặc vài bước này, bé sẽ phản ứng ngay.
Mặc dù còn nhỏ, nhưng các bé 17 tháng tuổi có thể tỏ ra cứng rắn về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Ví dụ như, khi bạn đặt bé vào giường buổi tối, bé có thể khăng khăng bắt bạn lấy cho bé món đồ chơi yêu thích và cái mền quen thuộc của bé. Bé có thể muốn uống sữa trong một cái ly nhất định. Mặc dù những yêu cầu này có thể khiến bạn bực mình, nhưng tất cả chỉ phục vụ một mục đích quan trọng duy nhất: Những thói quen giúp cho thế giới quanh bé dễ đoán, và bé thấy thoải mái với điều đó.
Khi 17 tháng tuổi, hầu hết các bé đều không còn sợ người lạ nữa. Tại tiệm tạp hóa, bé có thể chào tất cả mọi người bạn gặp, điều mà bé chưa từng làm trước đây. Khi bé tham gia lớp học nhạc hoặc lớp học nhảy, bé sẽ đột nhiên muốn ở gần giáo viên hướng dẫn. Bố mẹ vẫn là người quan trọng, nhưng bé đang bắt đầu phát triển những mối quan hệ xã hội với những người khác. Bé có thể trở nên thân thiết với họ hàng và hàng xóm thông qua một số hoạt động nhất định. Ví dụ như khi bạn cho bé về thăm ông bà, bé có thể kéo ông ra vườn để “nghiên cứu” những bông hồng ông đã chỉ cho bé trong lần về thăm ông bà trước đó.
-
Dạy con những cung bậc cảm xúcKhi còn nhỏ, một số trẻ chưa biết nên thể hiện yêu, ghét, giận, thương ra sao và thường xuôi theo bản năng của mình. Điều này lâu dần có thể vô tình hình thành tính cách hung hăng hay uỷ mị khi...
-
Giao tiếp cảm xúc với trẻ nhỏ như thế nàoNgay từ khi lọt lòng mẹ trẻ đã có khả năng giao tiếp cảm xúc. Vậy giao tiếp cảm xúc là gì và tại sao cần phải có giao tiếp cảm xúc ở trẻ? Trong buổi thảo luận chuyên đề “ Giao tiếp cảm xúc” tại...
-
Hiểu con từ trong bụng mẹ: Truyền cảm xúc cho conTừ tuần tuổi thứ 3 - 4, cảm ứng thuộc ống thần kinh dẫn đến sự hình thành của não bộ và tuỷ sống đã bắt đầu diễn ra
-
Làm thế nào để nhận biết cảm xúc của con trẻ?Những cảm xúc của bé được đặt tên từ sớm sẽ giúp bé định hình được những cảm xúc đó
-
Phát triển giao tiếp cho bé 12 tháng tuổiGiai đoạn từ 1 đến 2 tuổi, trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể giao tiếp với người lớn. Đây cũng chính là giai đoạn cha mẹ cần can thiệp nhiều để giúp bé phát triển khả năng giao tiếp.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
giai đoạn phát triển đầu tiên của trẻ sẽ rất nhiều cảm xúc cha mẹ nên thường xuyên quan tâm tới trẻ
Phương Hảo Nguyễn
Con trai mình 17 tháng, mà hiếu động vô cùng. Chơi té ngã thì tự đứng dậy không có khóc nhè. Thế mà cứ hay nhè meo mẹ, ăn vạ khỏi nói luôn. Có đồ ăn mẹ ko cho cũng lăn ra ăn vạ, mẹ lấy thứ gì trên tay pé là bé lăn ra ăn vạ (dù mẹ có xin đàng hoàng, đưa cho mẹ xong lăn ra ăn vạ), làm gì cũng ăn vạ hết. Mình ko biết phải dạy con như thế nào để bé bớt thói quen không tốt đó. Hichic.