Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 20/12/2023

Cha mẹ áp đặt con cái: Hậu quả và cách buông bỏ áp lực đối với con

Cha mẹ áp đặt con cái: Hậu quả và cách buông bỏ áp lực đối với con
Làm cha mẹ, ai cũng mong muốn đảm bảo sự an toàn cho con. Có lẽ vì như vậy, cha mẹ tin rằng một vài nguyên tắc và luật lệ con cần tuân thủ sẽ đảm bảo con có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Việc cha mẹ áp đặt và gây áp lực cho con cái quá mức có thể phản tác dụng; và gây ra những hậu quả lâu dài đối với sự phát triển tâm sinh lý của con trẻ.

Do đó, điều quan trọng là cha mẹ hiểu tác động của việc đặt áp lực đối với con. Đồng thời, cha mẹ cũng biết những cách thức khác giúp con khôn lớn, trưởng thành; mà không cần phải sử dụng áp lực cha mẹ áp đặt cho con cái.

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ nguyên nhân cha mẹ áp đặt con cái, các hệ quả tiêu cực khi cha mẹ áp đặt con cái quá mức; và những cách thức cha mẹ có thể sử dụng thay vì gây áp lực cho con.

Nguyên nhân cha mẹ áp đặt con cái

Cha mẹ áp đặt con cái thường khiến trẻ cảm thấy căng thẳng về mặt cảm xúc. Nguyên nhân thường xuất phát từ việc cha mẹ muốn con thành công trong học tập, đạt được những kỳ vọng của gia đình cũng như xã hội hay những tiêu chuẩn khác.

Nguyên nhân chính có sự áp đặt này là vì cha mẹ nào cũng mong muốn con hạnh phúc khi đạt được những mục tiêu trong học tập cũng như công việc sau này. Một nguyên nhân khác đến từ việc cha mẹ không đạt được các mục tiêu mình đã đề ra trước đó, nên vô tình truyền lại cho con cái những ước mơ tương tự. Kết quả của những hành động này thường gây ra nhiều hệ lụy lớn.

Hậu quả khi cha mẹ áp đặt con cái quá mức

Cha mẹ áp đặt con cái quá mức là khi cha mẹ kỳ vọng con tuân theo các quy tắc của mình mà không được hỏi lại hay thảo luận về những nguyên tắc đó. Thay vì lắng nghe con, họ thường có xu hướng kiểm soát và định hướng con phát triển theo kế hoạch đã định hướng sẵn.

Tuy nhiên, việc cha mẹ gây áp lực và áp đặt cho con cái chỉ khiến con sống cuộc đời mà cha mẹ mong muốn; và sẽ tiếp tục ép buộc con thực hiện ước mơ bị cấm đoán, dang dở của chính mình. Thậm chí, một số bậc phụ huynh trừng phạt trẻ một cách nghiêm khắc đến mức được coi là bạo hành trẻ em nếu con không nghe lời và tuân thủ.

Cha mẹ thường gây áp lực quá mức cho con là một trong những phong cách nuôi dạy con có tên là “Cha mẹ độc đoán” (Authoritarian Parents). Khi cha mẹ lạm dụng kiểu nuôi dạy con cái này quá mức; nó có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của con.

hậu quả khi cha mẹ áp đặt con cái quá mức
Cha mẹ áp đặt con cái quá mức có thể cản trở sự phát triển tâm sinh lý lành mạnh của con.

1. Cha mẹ áp đặt con cái khiến con cảm thấy mặc cảm

Khi cha mẹ luôn áp đặt con cái, họ sẽ thường bỏ qua và không đáp ứng những nhu cầu chính đáng của con; và điều này dẫn đến cảm giác bất an, không ổn định trong tương lai.

Áp lực cha mẹ áp đặt con cái cũng khiến con khó để thể hiện bản thân, bộc lộ cảm xúc mà không có nỗi sợ bị đánh giá, hoặc bị mắng mỏ nặng nề do các quy tắc nghiêm ngặt của cha mẹ. Những lời chỉ trích gay gắt có thể khiến trẻ cảm thấy thua kém so với bạn bè và có thể khiến con mặc cảm.

2. Con mất đi sự tự tin khi bị cha mẹ áp đặt con cái quá mức

Cha mẹ áp đặt con cái quá mức có thể khiến con đánh mất lòng tự trọng và sự tự tin vào chính bản thân mình. Việc cha mẹ cứng nhắc, kiểm soát và nghiêm khắc làm giảm khả năng đương đầu với thế giới của con; con sẽ gặp nhiều khó khăn để xử lý các tình huống cũng như đánh giá các vấn đề một cách khách quan. Và khi trẻ vấp ngã hay không xử trí được vấn đề, con sẽ có xu hướng bất an, thấy mình kém cỏi và vô giá trị.

Cha mẹ độc đoán cũng thường nhấn mạnh nguyên nhân và hậu quả khi con bất tuân những nguyên tắc được đặt ra. Điều này cản trở khả năng đưa ra lựa chọn tự nhiên của trẻ. Những đứa trẻ phụ thuộc vào người khác để phát triển sự tự tin của mình thường sẽ gặp khó khăn trong các tình huống xã hội hoặc trong môi trường mới.

3. Suy giảm các kỹ năng tương tác xã hội

Con bị áp đặt quá mức thường sẽ phát triển các hành vi hoặc trở nên hung dữ. Thay vì nghĩ về cách làm mọi thứ tốt hơn trong tương lai, trẻ sẽ thường tập trung vào sự tức giận khi cha mẹ áp đặt con cái. Con có thể lớn lên để trở thành những “bậc thầy nói dối” để tránh bị trừng phạt.

Những đứa trẻ này cuối cùng trở nên mệt mỏi với danh sách các quy tắc dường như vô tận liên tục được đưa ra theo cách của chúng. Do đó, con sẽ cố tình thách thức cha mẹ bằng cách hành động có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của trẻ.

>> Mẹ có thể quan tâm 7 dấu hiệu nhận biết trẻ có chỉ số EQ cao

4. Gây ra những vấn đề tâm lý cho con

Việc cha mẹ áp đặt con cái quá mức không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của con, mà còn gia tăng nguy cơ trẻ mắc phải các rối loạn tâm lý.

Những đứa trẻ có cha mẹ nghiêm khắc dễ bị:

  • Trầm cảm.
  • Rối loạn lo âu.
  • Rối loạn ăn uống.
  • Rối loạn lưỡng cực.
  • Rối loạn nhân cách.
  • Lạm dụng chất kích thích.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
  • Các rối loạn về hành vi khác.

Những rối loạn tâm lý nêu trên sẽ cản trở khả năng học tập; các thói quen sinh hoạt lành mạnh và sức khỏe thể chất của con. Từ đó, chất lượng cuộc sống của trẻ bị suy giảm.

>> Cách dạy con độc lập, tự chủ của người Mỹ, cha mẹ tìm hiểu ngay!

Cách tránh việc cha mẹ áp đặt con cái quá mức?

Để tránh việc cha mẹ áp đặt con cái và khiến trẻ chịu những hậu quả của phong cách nuôi dạy con này, cha mẹ cần thay thế những thói quen dạy con của mình bằng những phương pháp lành mạnh và hiệu quả hơn.

Sau đây là 12 cách tránh việc cha mẹ áp đặt con cái quá mức:

1. Lắng nghe con

lắng nghe con
Lắng nghe con là một trong những cách hiệu quả để dừng việc cha mẹ áp đặt con cái.

Hãy hoan nghênh ý kiến của con, lắng nghe mối quan tâm và cho phép con chia sẻ ý tưởng của mình. Cho dù con đang kể một câu chuyện đến lần thứ mười hay một sự kiện dài dòng; cha mẹ vẫn cần kiên nhẫn lắng nghe.

Dành cho con bạn sự chú ý tích cực sẽ giúp cha mẹ ngăn ngừa các vấn đề về hành vi ở con trẻ.

2. Ghi nhận cảm xúc của con để cha mẹ dừng áp đặt con cái quá mức

Cha mẹ thay vì gây áp lực cho con; thì cần học cách ghi nhận và giúp con gọi tên cảm xúc của mình. Đồng thời, chỉ ra cho con biết cảm xúc ảnh hưởng đến cách con hành xử như thế nào. Thay vì nói: “Có gì đâu mà làm quá hết cả lên.”; hoặc “Đừng khóc nữa. Chẳng có gì mà con phải khó chịu như vậy.” Hãy xác thực những gì con đang cảm thấy: “Rồi, bố/mẹ biết con đang buồn và tức giận.”

Hãy cho con biết rằng, những gì con đang cảm thấy không có gì là sai cả; nhưng để trẻ hiểu tức giận không có nghĩa là phải đánh người khác; hoặc vui vẻ, hào hứng không có nghĩa là phải chạy nhảy tứ tung. Cha mẹ cần đầu tư năng lượng vào việc dạy con học cách chấp nhận và phản hồi tích cực với cảm xúc của trẻ.

>> Cha mẹ đã biết Cách giải quyết mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái chưa?

3. Cân nhắc đến cảm nhận của con

Cha mẹ thay vì áp đặt con cái, thì cần cho trẻ thấy họ quan tâm đến nhu cầu của con mỗi khi đưa ra một lựa chọn, hay quyết định nào đó. Ví dụ, cha mẹ quyết định phải đi công tác xa hay chuyển nhà sang một nơi khác; hãy hỏi con cảm thấy thế nào về việc đó.

Trẻ em thiếu sự khôn ngoan và kinh nghiệm để đưa ra các quyết định quan trọng của người lớn. Nhưng chúng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi biết người lớn hiểu rõ và quan tâm đến nhu cầu của trẻ.

4. Thiết lập nguyên tắc rõ ràng để cha mẹ không áp đặt con cái quá mức

Cha mẹ đừng gây áp lực cho con; mà cần có những nguyên tắc rõ ràng, đồng thời, giải thích cho con về lý do vì sao nguyên tắc đó tồn tại. Thay vì nói, “Hãy ngủ đi vì bố/mẹ đã nói vậy”; hãy chuyển thành: “Con cần ngủ để giúp cơ thể và bộ não của con phát triển.”

Khi con hiểu được những mối quan tâm cơ bản về sự an toàn, về sức khỏe, các vấn đề đạo đức hoặc lý do xã hội đằng sau các quy tắc của cha mẹ; chúng sẽ phát triển hiểu biết tốt hơn về cuộc sống. Con cũng sẽ có nhiều khả năng tuân theo các quy tắc hơn khi không có sự hiện diện của cha mẹ.

5. Cho những lỗi lầm nhỏ, hãy cảnh báo trước khi trừng phạt

cảnh báo con thay vì trừng phạt
Để cha mẹ không áp đặt con cái quá nhiều, hãy cảnh cáo thay vì trừng phạt cho những lỗi lầm nhỏ.

Đối với những vấn đề không quá lớn, cha mẹ có thể đưa ra một lời cảnh báo thay vì trừng phạt con. Điều này có nghĩa là cho con biết hậu quả khi con không thay đổi hành vi của mình.

Ví dụ như: “Nếu con không ngừng đập nĩa xuống bàn, con sẽ không được chơi trò chơi tối nay.” hoặc “Nếu con không dọn dẹp đồ chơi của mình ngay bây giờ, con sẽ không được đi chơi công viên sau bữa tối.”

Cho trẻ hiểu cha mẹ nói là sẽ làm. Khi con không nghe lời cảnh báo, hãy thực hiện hình phạt như đã nói với con.

>> Cha mẹ biết gì về Tâm lý trẻ 2 tuổi? Tìm hiểu ngay để dạy con tốt hơn!

6. Để con hiểu những bài học từ cuộc sống mỗi khi có hành xử không đúng đắn

Chỉ vì con có những quyết định sai trái không có nghĩa con là người xấu. Cha mẹ không nên áp đặt con cái đến mức làm trẻ xấu hổ; hoặc sử dụng nhục hình, hoặc nói với con rằng: “Bố/mẹ vô cùng thất vọng về con.”

Thay vì gây áp lực cho con, cha mẹ hãy tạo ra những hệ quả giúp con học cách làm tốt hơn trong tương lai. Nếu con đánh anh chị em của chúng, đừng đánh đòn con. Thay vào đó, hãy lấy đi một đặc quyền (ví dụ như xem tivi). Sau đó, cha mẹ hãy tập trung vào việc dạy các kỹ năng sống như quản lý cơn giận hoặc giải quyết xung đột tốt hơn.

>> Cha mẹ xem thêm 15+ cách dạy con trai bướng bỉnh không cần đòn roi

7. Trao phần thưởng thay vì cha mẹ áp đặt con cái

Cha mẹ có thẩm quyền sử dụng phần thưởng để động viên trẻ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cha mẹ phải tặng những đứa trẻ bằng những món quà xa xỉ. Thay vào đó, khi một đứa trẻ đang gặp khó khăn với một vấn đề hành vi cụ thể, cha mẹ có thể sử dụng các biện pháp khuyến khích để giúp đứa trẻ đi đúng hướng.

Cân nhắc cách sử dụng phần thưởng để dạy con mình những kỹ năng mới. Một kế hoạch khen thưởng đơn giản là một cách nhanh chóng và hiệu quả để thay đổi hành vi của con.

8. Cho phép con có sự lựa chọn

Điều này trao quyền cho trẻ và sẽ chuẩn bị cho con khi con phải đưa ra những quyết định lớn hơn sau này trong cuộc đời. Hãy hỏi con: “Con muốn đậu hay ngô?”; hoặc “Con muốn dọn dẹp phòng của mình trước hay sau bữa tối?”

9. Để tránh cha mẹ áp đặt con cái, hãy cân bằng sự tự do với trách nhiệm

Làm cha mẹ hẳn ai cũng mong muốn con cái trở có trách nhiệm và thành công. Cha mẹ có thể làm điều này thông qua những ví dụ sau:

  • Một đứa trẻ thường quên sắp xếp các vật dụng cần thiết cho trường học. Cha mẹ cô ấy tạo ra một danh sách kiểm tra cho con. Trước khi ra khỏi cửa vào buổi sáng; họ yêu cầu con xem qua danh sách kiểm tra.
  • Một đứa trẻ mất nhiều thời gian để chuẩn bị và khó đến trường đúng giờ. Cha mẹ anh ấy tạo ra một lịch trình để nhắc nhở anh ấy nên mặc quần áo, ăn sáng và đánh răng lúc mấy giờ. Họ nhắc anh ấy nhìn vào đồng hồ và tuân theo lịch trình của mình.

Nếu con đang gặp khó khăn với điều gì đó; hãy lập một kế hoạch quản lý hành vi sẽ hỗ trợ những nỗ lực của con để trở nên độc lập hơn.

10. Chuyển hóa sai lầm thành cơ hội học hỏi

chuyển hóa sai lầm thành cơ hội học hỏi để dừng việc cha mẹ áp đặt con cái
Cách cha mẹ dừng áp đặt con cái: Giúp con nhìn nhận sai lầm như là cơ hội để học hỏi

Để dừng việc cha mẹ áp đặt con cái, cha mẹ không nên làm trẻ khó xử khi mắc lỗi. Thay vào đó, hãy giúp trẻ tìm ra cách biến những sai lầm đó thành cơ hội học tập.

Khi con mắc lỗi, hãy giải thích lý do tại sao hành vi của chúng là một lựa chọn không tốt. Cha mẹ có thể nói: “Lấy những thứ không thuộc về con là sai. Nó làm tổn thương cảm xúc của người khác và có thể khiến mọi người nghĩ rằng con xấu tính hoặc con không nói sự thật. “

Khi con làm tổn thương ai đó, hãy giúp con sửa đổi. Nếu con tái phạm, hãy cùng nhau giải quyết vấn đề. Hãy nói, “Đây là lần thứ hai con bỏ lỡ chuyến xe buýt trong tháng này. Con nghĩ điều gì sẽ giúp con đến bến xe buýt đúng giờ? ”

11. Khuyến khích kỷ luật thay vì cha mẹ áp đặt con cái

Thay vì cha mẹ gây áp lực và áp đặt cho con cái kiểu hành xử nhất định; hãy tìm cách dạy trẻ kiểm soát bản thân.

Đừng xoa dịu con mỗi khi chúng bực bội. Thay vào đó, hãy dạy con cách giúp bản thân bình tĩnh lại. Và đừng cằn nhằn để khiến con làm việc nhà. Giúp con có trách nhiệm hơn trong việc tự mình hoàn thành công việc.

Lập một kế hoạch quản lý hành vi tập trung vào việc dạy các kỹ năng sống. Kiểm soát cơn bốc đồng, quản lý cơn giận và kỷ luật bản thân sẽ giúp cho trẻ xuyên suốt cuộc đời.

12. Duy trì mối quan hệ lành mạnh giữa cha mẹ và con

Nuôi dạy con cái không phải là ra lệnh và đòi hỏi con phải vâng lời; mà là trở thành một tấm gương tốt và dạy trẻ các kỹ năng sống.

Cha mẹ đừng quên thể hiện tình cảm với con. Dành ra một vài phút mỗi ngày để dành cho con sự chú ý — ngay cả vào những ngày chúng cư xử không tốt.

Dành thời gian chất lượng cùng nhau sẽ giúp con cảm thấy được yêu thương và chấp nhận; đó là chìa khóa để giúp chúng cảm thấy tự tin về con người của mình; và những gì chúng có khả năng hoàn thành.

Việc đặt ra giới hạn, kỷ luật và kỳ vọng chỉ thực sự hữu ích khi cân bằng với sự ấm áp; yêu thương và tôn trọng cha mẹ dành cho con. Qua bài viết, cha mẹ đã hiểu hơn những hậu quả khi cha mẹ áp đặt con cái quá mức. Đồng thời, tìm ra những cách để cha mẹ không gây áp lực cho con; và nuôi dạy con hiệu quả và lành mạnh hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Effect of Authoritarian Parenting style on self esteem of the Child: A Systematic Review
https://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.1075.2850&rep=rep1&type=pdf
Ngày truy cập: 12.10.2022

2. Effect of Authoritarian Parenting Style on Psychopathology
https://www.ijhssi.org/papers/vol10(9)/Ser-2/G1009023745.pdf
Ngày truy cập: 12.10.2022

3. Parenting Styles and Parent–Adolescent Relationships: The Mediating Roles of Behavioral Autonomy and Parental Authority
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpsyg.2018.02187/full
Ngày truy cập: 12.10.2022

4. Parental Influences on Children’s Self-Regulation of Energy Intake: Insights from Developmental Literature on Emotion Regulation
https://www.hindawi.com/journals/jobe/2012/327259/
Ngày truy cập: 12.10.2022

5. Parenting Style, Involvement of Parents in School Activities and Adolescents’ Academic Achievement
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1877042814022496?via%3Dihub
Ngày truy cập: 12.10.2022

x