Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Hồng Phúc
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 28/10/2022

Sót nhau thai có ảnh hưởng gì không? Tình trạng báo động đỏ, không thể xem nhẹ

Sót nhau thai có ảnh hưởng gì không? Tình trạng báo động đỏ, không thể xem nhẹ
Sót nhau thai là hiện tượng nhau thai vẫn bám lại trong tử cung sau khi bạn đã sinh con hay phá thai. Vậy sót nhau thai có ảnh hưởng gì không?

Sót nhau thai có ảnh hưởng gì không? Đây là tình trạng có thể gây nên viêm nhiễm tử cung, nghiêm trọng hơn là tắc vòi trứng hay băng huyết. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, biến chứng có thể được điều trị hoàn toàn. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể chủ động phòng ngừa tình trạng sót nhau thai này.

Dấu hiệu nhận biết sót nhau thai

Có hai dấu hiệu lâm sàng cho thấy bạn đang bị sót nhau thai là chảy máu bất thường (xuất huyết tử cung bất thường) và xuất hiện các dấu hiệu viêm nhiễm như sốt, đau vùng bụng chậu.

1. Chảy máu bất thường

Ra huyết và sản dịch là những triệu chứng thông thường sau khi sinh hoặc sau phá thai. Vì đây là thời gian cơ thể trải qua nhiều sự thay đổi thể chất sau khi mang thai.

Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu có những đặc điểm sau nghĩa là bạn đã bị sót nhau thai:

Sót nhau thai có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là có. Bởi xuất huyết do sót nhau thai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: 14 đặc điểm kỳ lạ của nhau thai người mẹ và nhau hai sau sinh sẽ về đâu

2. Các dấu hiệu viêm nhiễm

sót nhau thai có ảnh hưởng gì không
Để biết sót nhau thai có ảnh hưởng gì không, bạn cần biết dấu hiệu sót nhau thai là gì

Sót nhau thai là một biến chứng gây ra tình trạng viêm nhiễm tử cung, vì thế, bạn cũng sẽ trải qua những triệu chứng viêm nhiễm như:

  • Sốt
  • Đau vùng bụng chậu
  • Đau buốt khi tiểu tiện
  • Tiết dịch âm đạo bất thường như có mùi hôi
  • Tử cung mềm, co hồi kém

>>> Xem thêm: Đau bụng dưới bên trái khi mang thai: Coi chừng bị biến chứng thai kỳ

Sót nhau thai có ảnh hưởng gì không?

Sót nhau thai có ảnh hưởng gì không là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ nữ thời kỳ hậu sản (sau sanh thường, sanh mổ, phá thai, sẩy thai…) bởi đây là một biến chứng đáng lo ngại cho bất cứ ai mắc phải.

Nhau thai sẽ được đẩy hết ra ngoài khi sổ thai khoảng trong vòng 30 phút nhờ vào các cơn gò tử cung và thủ thuật kéo dây rốn của nhân viên y tế. Tuy nhiên, một số trường hợp nhau thai không bong ra hoàn toàn vì bám dính trên thành tử cung. Đó là hiện tượng sót nhau thai.

Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ vì nhau thai còn sót lại sẽ cản trở tử cung trở về trạng thái trước khi mang thai (co hồi tử cung). Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề như viêm nhiễm tử cung, xuất huyết, nghiêm trọng hơn là tử vong.

1. Sót nhau thai có ảnh hưởng gì không sau phá thai?

sót nhau thai có ảnh hưởng gì không sau phá thai

Sót nhau thai sau khi phá thai là hiện tượng nhau thai còn sót lại trong buồng tử cung sau khi thai đã được đưa ra khỏi cơ thể. Sót nhau thai có thể xảy ra cho cả trường hợp phá thai bằng thuốc, hút thai hoặc nạo gắp thai.

Nếu như người phá thai xuất hiện tình trạng xuất huyết bất thường hoặc đau bụng dữ dội, đây có thể là triệu chứng của sót nhau thai.

2. Sót nhau thai có ảnh hưởng gì không sau khi sinh?

Hiện tượng sót nhau thai sau khi sinh có độ phổ biến cao hơn so với sót nhau thai sau phá thai. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể kịp thời điều trị dứt điểm nếu được quan sát triệu chứng và chăm sóc sau sinh cẩn thận.

Sót nhau thai có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là có 4 nguyên nhân chính:

  • Mắc kẹt nhau thai: Nhau thai không được tống xuất ra khỏi buồng tử cung sau khi cổ tử cung đóng lại
  • Đờ tử cung: Lực co bóp của tử cung không đủ mạnh để đẩy được hết nhau thai ra ngoài
  • Nhau thai cài răng lược: Là hiện tượng nhau thai bám chặt và ăn vào tử cung thậm chí ăn vào cơ quan lân cận nên không thể bong hết.
  • Nhau thai tiền đạo: Đây là tình trạng nhau thai bám ở cổ tử cung hoặc dưới tử cung, nhau bám bất thường có thể kèm theo cấu trúc nhau bất thường như bánh nhau phụ… đều làm tăng tỉ lệ sót nhau.

>>> Xem thêm: Nhau thai tiền đạo là gì và bất thường nhau thai – Báo động đỏ trong thai kỳ

Sót nhau thai phải làm sao?

sót nhau thai có ảnh hưởng gì không? Sót nhau thai phải làm sao?

Sót nhau thai có ảnh hưởng không? Biến chứng này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn sau khi đưa thai nhi ra khỏi cơ thể. Những trường hợp bị ảnh hưởng bởi sót nhau thai có thể kể đến như viêm tử cung, bít tắc tử cung, xuất huyết, nghiêm trọng nhất là tử vong.

Phương pháp điều trị sót nhau thai khá đa dạng, từ sử dụng thuốc đến phẫu thuật lấy nhau thai. Một số phương pháp điều trị sót nhau thai gồm:

  • Thuốc Misoprostol: Thuốc Misoprostol: Misoprostol được sử dụng bằng nhiều đường dùng khác nhau có tác dụng tăng co bớp tư cung giúp tồng xuất mô còn sót
  • Hút hoặc nạo buồng tử cung để lấy nhau thai còn sót bên trong tử cung ra khỏi cơ thể.

Điều trị sót nhau thai có ảnh hưởng gì không? Đối với phương pháp sử dụng thuốc thì hầu hết không có rủi ro gì. Tuy nhiên, bạn cần xem xét bản thân có dị ứng với các thành phần bên trong thuốc hay không.

Mặt khác, phương pháp hút hoặc nạo nhau thai có tiềm ẩn một số rủi ro liên quan đến phẫu thuật nhưng lại là cần thiết trong những trường hợp sót nhau nhiều, đang chảy máu khó cầm hoặc thất bại với nội khoa. Những rủi ro đó bao gồm:

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Thủng hoặc tạo lỗ trên thành tử cung
  • Sẹo tử cung

Các thủ thuật này nên được tiến hành bởi nhân viên y tế có kinh nghiệm và cơ sở đảm bảo.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Hút thai 1 lần có bị vô sinh không? Kiến thức sản khoa bạn cần biết

Sót nhau thai có ảnh hưởng gì không đến sức khỏe của mẹ? Sót nhau thai được xem là biến chứng có thể tác động xấu đến sức khỏe mẹ. Thông thường gây ra xuất huyết bất thường, đi kèm với các cơn đau bụng và gây viêm nhiễm tử cung. Để hạn chế tối đa những rủi ro mà biến chứng để lại, bạn cần sắp xếp đến gặp bác sĩ sớm để kịp thời điều trị.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. Retained Placenta: Causes, Signs, Symptoms, Risks & Treatment

https://www.momjunction.com/articles/serious-causes-of-retained-placenta_0095674/

Ngày truy cập: 19.9.2022

  1. Retained Products of Conception

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21512-retained-products-of-conception

Ngày truy cập: 19.9.2022

  1. Retained Placenta

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/retained-placenta/

Ngày truy cập: 19.9.2022

  1. Retained placenta after vaginal delivery: risk factors and management

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6789409/

Ngày truy cập: 19.9.2022

  1. Retained placenta

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/retained-placenta

Ngày truy cập: 19.9.2022

 

x