Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Huyền
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/01/2017

Thực hư nguy cơ sảy thai do mèo

Thực hư nguy cơ sảy thai do mèo
Bầu có từng nghe mọi người cảnh báo nguy cơ sảy thai do những chú mèo đáng yêu mang lại? Liệu đây có phải sự thật hay chỉ là tin đồn thất thiệt?
Ôm mèo gây sảy thai
Liệu thường xuyên ôm ấp vuốt ve mèo có thực sự khiến bạn mất con?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong thời gian mang thai, bầu nên hạn chế tiếp xúc với mèo, đặc biệt là “sản phẩm” hàng ngày của chúng. Trong phân mèo có tồn tại vi-rút toxoplasma gondii, một loại ký sinh trùng có thể lây lan và gây bệnh cho con người. Đối với những người khỏe mạnh, bệnh do vi-rút toxoplasma gondii gây ra chỉ như một cơn cảm nhẹ và không ảnh hưởng gì nhiều, nhưng với mẹ bầu, toxoplasma gondii có thể gây sảy thai, sinh non hoặc làm tổn thương hệ thần kinh của thai nhi, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Đặc biệt, hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa loại vi-rút này. Vì vậy, nỗi hoang mang của các mẹ lại có “cơ hội” tăng cao hơn.

Thực tế, toxoplasma gondii, vi-rút gây bệnh toxoplamois không chỉ tồn tại trong phân mèo mà còn có trong đất cát, và thịt sống. Thậm chí, nguy cơ nhiễm toxoplamois do ăn phải thịt sống còn cao hơn rất nhiều so với nguy cơ lây nhiễm từ mèo. Vì vậy, sẽ không công bằng nếu mẹ “đổ tội” cho bạn mèo đáng yêu nhà mình, nhất là sau khi tìm hiểu 3 lý do sau đây, hẳn bầu cũng sẽ bớt hoang mang hơn một chút:

– Không phải tất cả các mẹ có mang vi-rút này trong người đều sẽ truyền sang con. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tỉ lệ mẹ truyền vi-rút này sang con là 15%, 3 tháng giữa thai kỳ là 30% và 3 tháng cuối thai kỳ là 60%. Vào giai đoạn cuối thai kỳ, dù tỉ lệ mẹ truyền sang con là cao nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ thấp hẳn đi. Nếu mẹ mang vi-rút này vài tháng trước khi có thai thì sẽ không thể truyền cho con khi mang thai được.

Không phải cứ mang “tên” mèo thì đều sẽ có vi-rút này đâu mẹ nhé! Những bạn mèo được nuôi trong nhà tuyệt đôi, được ăn thức ăn dành riêng cho mèo, hoặc thức ăn được nấu chín kỹ sẽ không có “cơ hội” tiếp xúc với vi-rút này. Chỉ những bạn mèo hay nghịch đất, hây ăn đồ sống mới có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.

Bệnh toxoplamosis chỉ có thể lây khi bà bầu tiếp xúc với phân của mèo chứ không lây qua lông, mắt, mũi hay bất cứ bộ phận nào khác của mèo. Vì vậy, chỉ cần không tiếp xúc với “sản phẩm” của bạn mèo, bầu sẽ không có nguy cơ nhiễm bệnh.

Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm vi-rút toxoplasma gondii trong thai kì

– Nếu nhà nuôi mèo, bầu nên “nhường” công việc dọn phân mèo cho anh xã hoặc sử dụng bao tay và bịt mặt để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với vi-rút.

– Nuôi mèo trong nhà, giữ vệ sinh và nên cho mèo ăn thức ăn riêng hoặc nấu chín kỹ thực phẩm trước khi cho ăn.

– Không nên ăn thịt sống hoặc thịt chưa được nấu chín kỹ.

– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Đeo bao tay khi làm vườn

– Vi-rút toxoplasma gondii chỉ bắt đầu phát triển sau khi thải ra được 24 giờ, nên nếu thường xuyên dọn phân mỗi ngày, nguy cơ nhiễm vi-rút hầu như không xảy ra.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x