Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 19/05/2023

Chạy nhảy có làm sảy thai? Mẹ thường vận động mạnh cần lưu ý!

Chạy nhảy có làm sảy thai? Mẹ thường vận động mạnh cần lưu ý!
Chúng ta vẫn thường nghe khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên chạy nhảy và vận động mạnh. Nhưng nếu bạn là người thích các hoạt động vận động mạnh thì phải làm sao? Liệu thói quen vận động chạy nhảy có làm sảy thai hay không? Hãy cùng tìm hiều những vấn đề xung quanh thói quen chạy bộ hoặc một số hoạt động thể lực đối với thai kỳ nhé.

Trừ một số trường hợp đặc biệt được khuyến cáo bởi bác sĩ điều trị, hoạt động thể lực nhẹ vừa phải được khuyến khích vì cho thấy nhiều lợi ích đối với thai kỳ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé thì chị em vẫn nên cẩn thận khi chạy bộ trong thai kỳ, đặc biệt là chạy nhảy có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Mẹ bầu chạy nhảy có làm sảy thai không?

Chạy bộ chậm và nhẹ nhàng thường an toàn đối với đa số mẹ bầu nếu bác sĩ không yêu cầu mẹ hạn chế vận động. Mẹ bầu chạy nhảy có làm sảy thai không? Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy chạy bộ hoặc tập thể dục trong thai kỳ có thể gây sảy thai hoặc sinh non nếu bản thân thai kỳ đó không có sẳn các vấn đề. Tuy nhiên, chạy nhảy (hành động này bao gồm cả cường độ và tốc độ cũng như có sự tương tác của các lực khá mạnh) vẫn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ, mẹ vẫn nên thận trọng và tốt nhất là không nên chạy nhanh, vận động mạnh hoặc chạy đường dài khi mang thai.

Mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chạy bộ hoặc chơi bất kỳ môn thể thao nào trong thai kỳ nếu có tiền sử sảy thai, sinh non, cổ tử cung ngắn… hoặc vấn đề sức khỏe nào khác.

Chạy bộ khi mang thai có thể gây những rủi ro nào?

Chạy bộ có thể gây khá nhiều áp lực lên các khớp của bạn. Trong khi đó, cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là các khớp sẽ bắt đầu lỏng lẻo hơn. Do đó, mẹ bầu chạy bộ sẽ có nguy cơ chấn thương cao hơn so với người không mang thai.

Nói cách khác, dù bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề chạy nhảy có làm sảy thai không nhưng vẫn nên thận trọng khi chạy bộ hay thực hiện bất kỳ hoạt đọng thể lực nào trong thai kỳ để tránh những sự cố ngoài ý muốn.

1. Trước khi mang thai bạn không quen chạy nhảy

Do trước đây, bạn chưa từng hoạt động mạnh và không hay chạy bộ thì các khớp của bạn sẽ không quen với tác động của việc chạy bộ. Vì thế khi mang thai bạn không nên chạy bộ nhé. Nhưng thay vào đó bạn có thể thực hiện đi bộ, đạp xe chậm tại chỗ hoặc bơi lội.

>> Bạn có thể xem thêm: Sảy thai tự nhiên có đau bụng không và dấu hiệu thường gặp là gì?

Mẹ bầu chạy nhảy có làm sảy thai không?
Mẹ bầu chạy nhảy có làm sảy thai không?

2. Trước khi mang thai bạn thường xuyên chạy bộ và vận động mạnh

Nếu bạn đã quen với việc chạy bộ và muốn duy trì điều này khi mang thai; thì việc chạy nhảy có thể còn mang đến lợi ích cho tim và phổi của bạn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Luôn duy trì cường độ tập luyện ở mức chậm và vừa phải, tránh gắng sức vì có thể ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
  • Đừng quên khởi động và hạ nhiệt trước cũng như sau khi tập thể dục.

Bên cạnh tìm hiểu vấn đề chạy nhảy có làm sảy thai không; bạn cũng có thể tham khảo tất tần tần những điều liên quan đến việc sảy thai sớm trên MarryBaby nhé.

Mẹ bầu là vận động viên chạy nhảy có làm sảy thai không?

Nếu là vận động viên, bạn có thể tiếp tục tập luyện trong thai kỳ nếu bác sĩ đồng ý. Tuy nhiên, bạn cần nói chuyện với huấn luyện viên về việc mang thai để giảm bớt cường độ tập luyện.

Hơn nữa, bạn hãy nhớ luôn ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước và tránh để cơ thể cảm thấy quá nóng. Nếu bạn bị đau, khó chịu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào; thì hãy dừng tập luyện ngay. Và bạn hãy tránh cố gắng quá sức và cần nghỉ ngơi khi bụng bầu to lên.

>> Bạn có thể xem thêm: Các loại rau thơm bà bầu không nên ăn vì dễ gây sảy thai, sinh non

Mẹ bầu cần chạy bộ thế nào để an toàn cho thai kỳ?

Mẹ bầu cần chạy bộ thế nào để an toàn cho thai kỳ

Để tránh nguy cơ bị chấn thương khi chạy bộ, bạn cần lưu ý những điều sau đây để luôn an toàn cho thai kỳ:

  • Sử dụng đường chạy bộ hoặc máy chạy bộ: Điều này sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro so với việc chạy trên đường.
  • Chạy trên mặt đất bằng phẳng: Khi bụng của bạn lớn dần, khả năng giữ thăng bằng có thể bị ảnh hưởng do trọng tâm thay đổi. Vì vậy bạn nên chạy trên mặt đất bằng phẳng để giảm nguy cơ té ngã.
  • Hãy tập trung vào kỹ thuật, không nên chạy nhanh: Bạn chỉ nên chạy chậm ở mức vừa phải, nếu mệt thì cần ngồi xuống nghỉ ngơi, không nên ép bản thân cố gắng chạy.
  • Khi chạy nên tập trung: Khi chạy bộ, bạn không nên nói chuyện. Hãy chọn những nơi đường thông thoáng để tránh xao nhãng vấp té.
  • Không nên nghe nhạc trong khi chạy: Điều này giúp bạn tập trung khi chạy và nghe được tiếng còi xe từ đằng sau
  • Uống nước khi chạy bộ đúng cách: Theo các chuyên gia, bạn nên uống khoảng 250 – 300 ml nước trong vòng 30 phút trước và sau buổi chạy bộ.
  • Chuẩn bị trang phục chạy bộ: Mang giày thể thao và mặc áo ngực thể thao khi chạy bộ.
  • Chạy dưới thời tiết mát mẻ: Tránh chạy dưới trời nóng khi mang thai; nhất là trong 12 tuần đầu tiên. Vì trời quá nóng có thể gây hại cho thai nhi.
  • Chạy bộ đường ngắn, khi mệt cần nghỉ ngơi

Mẹ bầu chạy bộ trong tam cá nguyệt thứ ba cần lưu ý gì?

Trong tam cá nguyệt thứ ba, bạn có thể thấy rằng tốc độ chạy của mình chậm lại do bụng bầu ngày càng lớn hơn. Khi ấy, bạn hãy lắng nghe cơ thể của mình. Nếu bạn cảm thấy đang kiệt sức thì hãy nghỉ ngơi nhé.

Mặc dù khi bạn mang thai việc chạy nhảy không có sảy thai, nhưng khi bạn nhận thấy có bất kỳ cơn đau bất thường nào khi chạy thì hãy ngừng tập và đến bệnh viện khám sức khỏe.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh hơn?

Như vậy bạn đã biết chạy nhảy không có làm sảy thai. Ngược lại, việc tập luyện và chạy bộ trong thai kỳ lại mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, khi bạn gặp các dấu hiệu bất thường hoặc đau bụng thì hãy dừng lại và đi khám sức khỏe ngay nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Running in pregnancy
https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/exercise-in-pregnancy/running-pregnancy
Truy cập ngày 25/04/2023

2. Running Habits of Competitive Runners During Pregnancy and Breastfeeding
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4332642/
Truy cập ngày 25/04/2023

3. Tips for Running While Pregnant
https://www.hss.edu/playbook/tips-for-running-while-pregnant/
Truy cập ngày 25/04/2023

4. Is Jumping Safe For Pregnant Women?
https://www.momjunction.com/articles/is-jumping-safe-for-pregnant-women_00356600/
Truy cập ngày 25/04/2023

5. Jumping During Pregnancy – Is It Harmful?
https://parenting.firstcry.com/articles/jumping-during-pregnancy-is-it-harmful/
Truy cập ngày 25/04/2023

x