Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Ngọc
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/10/2017

Trước khi sinh mổ, ăn ít cháo loãng cũng đe dọa tính mạng thai phụ

Trước khi sinh mổ, ăn ít cháo loãng cũng đe dọa tính mạng thai phụ
Trước khi sinh mổ, bác sĩ bao giờ cũng dặn dò thai phụ không được ăn gì trong 7-8 tiếng. Đừng bao giờ xem thường lời dặn dò này!

Sinh mổ là cuộc đại phẫu quan trọng, tác động rất lớn đến sức khỏe của thai phụ cũng như thai nhi trong bụng. Do vậy, các bác sĩ luôn dặn dò rất kỹ lưỡng việc không được ăn bất kỳ loại thức ăn nào trước khi lên bàn sinh.

Sinh mổ an toàn

Ăn uống trước khi sinh mổ, nguy hiểm khó lường

Một chia sẻ trên Facebook gần đây gây xôn xao cho các mẹ bầu. Một mẹ bầu kể lại chuyện chị chứng kiến khi đi sinh con:

“Em vừa sinh con được 1 tuần các mẹ ạ, sinh mổ. Hôm bữa đó cùng sinh với em có 3 mẹ nữa. Em mổ đầu tiên nên được chuyển ra phòng hậu sản sớm nhất.

Khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ sau thì 2 mẹ kia cũng ra. Ai nấy đều được nằm cạnh con yêu, cố gắng kích sữa về sớm cho con bú. Nằm mãi mà không thấy mẹ còn lại chuyển vô.

Em đâm thắc mắc, không biết mẹ ấy có chuyện gì không mà lâu thế, hay là chờ không nổi nên đẻ thường rồi được chuyển qua phòng khác luôn.

Đang nằm lơ mơ ngủ thì má chồng em đi mua một ít đồ trở vào. Má chồng em mặt biến sắc, chắp miệng, chắp lưỡi kể:

– Con bé mặc đầm hồng lúc sáng đợi mổ cùng con á, nhớ không? Nó chết rồi. Má nghe mà nổi hết cả da gà…Nghe y tá bảo đang mổ bị trào ngược dạ dày, tràn dịch màng phổi gì á, mà bị nặng không trở tay kịp, chỉ mổ bắt được em bé thôi, 3,6 kg, đang bú nhờ người khác ngoài kia kìa.

Đúng là ghê thật. Không biết tại sao mẹ ấy lại bị trào ngược dạ dày, tràn dịch màng phổi dẫn đến bi kịch như vậy. Đến chiều bác sĩ vô khám kể chuyện em mới biết đấy các mẹ. Mẹ ấy sức khỏe hoàn toàn bình thường, được chỉ định sinh mổ vì đến ngày mà thai không chịu quay đầu cộng với kích thước quá to mà khung xương chậu lại hẹp.

Trước ngày mổ, bác sĩ có dặn mẹ ấy không được ăn uống gì trong 6 – 7 tiếng trước khi lên bàn mổ. Mẹ ấy nhớ nhưng vì lịch mổ quá trưa (sau em và 2 mẹ nữa lận) nên mẹ ấy đói bụng cồn cào. Mà các mẹ biết đấy, bà bầu mà đói bụng thì không tài nào chịu nổi.

Mẹ ấy mới cùng chồng ra trước cổng bệnh viện ăn tạm bát cháo thịt bằm. Mẹ ấy cũng sợ nên dặn bà bán cháo múc ít cái nhiều nước, loãng loãng vậy, ăn vô một hồi đi tiểu thì hết chắc không sao. Thế là cứ yên tâm chén tì tì.

Một hồi sau, chuẩn bị mổ bác sĩ hỏi lại sớm giờ có ăn gì không, mẹ ấy sợ bị quở trách, với lại đinh ninh đã tiêu hóa hết bát cháo loãng rồi nên nói dối là không ăn gì hết trơn. Bác sĩ bắt tay vào gây tê nửa thân dưới, gắn dây oxi hỗ trợ thở rồi mổ. Đang mổ, mẹ ấy bị tác dụng phụ của thuốc gây tê nên buồn nôn, ói liên tục.

Vì đang ở tư thế nằm ngửa nên dịch dạ dày và cháo ăn lúc nãy chưa tiêu hết nôn ra bị hít ngược vào phổi. Dịch và thức ăn ở dạ dày khi tràn vào phổi sẽ làm tổn thương phổi và gây ra các phản ứng viêm nhu phổi cấp tính.

Hít chất dịch có axit từ dạ dày làm biểu mô phế nang phù nề và tiết dịch gồm albumin, fibrin, mảnh vụn tế bào và hồng cầu.

Mẹ này bị tổn thương phổi nặng và sự việc diễn ra quá nhanh, quá bất ngờ, đang mổ lấy thai nữa nên các bác sĩ mặc dù đã cố gắng hết sức vẫn không thể cứu nổi. Cuối cùng, chỉ có thể nhanh chóng đưa đứa con ra ngoài để bé khỏi ngộp mà thôi.

Các bác sĩ đã rất sốc khi thấy mẹ ấy bị tai biến nặng đến như vậy, rõ ràng họ đã hỏi kĩ mẹ ấy có ăn gì trước lúc mổ không, chị ấy chắc chắn là không, vậy mà dịch dạ dày và cả các hạt cháo nữa ở đâu trào lên rất nhiều.

Đó là nguyên nhân dẫn đến cái chết của người mẹ trẻ này. Cuối cùng, mẹ ấy vĩnh viễn không được nhìn thấy con yêu chào đời. Đứa con thơ còn đỏ hỏn ra đời mà thiếu hơi ấm và dòng sữa ngọt lành của mẹ. Chua xót biết nhường nào!”

Sau khi đăng tải câu chuyện đã được chia sẻ chóng mặt. Nhưng đây không phải lần đầu tiên xảy ra vụ việc này. Trước đó, ngày 17-5-2017, chị Vũ Thị Trà Mi (xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dương) trở dạ khi đang mang thai ở tuần thứ 40 và được gia đình đưa tới Bệnh viện đa khoa huyện Bình Giang để sinh mổ. 7h5, gia đình Mi ra bệnh viện đẻ. Trước đó cháu hoàn toàn khỏe mạnh, ăn uống bình thường. Khoảng 8 giờ, cháu được đưa vào phòng mổ. Sau 10 phút đứng ngoài chờ đợi, các bác sĩ chạy nháo nhào với những dấu hiệu bất thường. Khoảng hơn 2 tiếng, bác sĩ thông báo Mi phải chuyển lên bệnh viện tỉnh để cấp cứu. Khi đó, thai phụ đã bất tỉnh hoàn toàn, người tím tái.

Anh Vũ Đình Thà (chồng sản phụ) cho biết bác sĩ giải thích tình trạng vợ anh là do: “Sản phụ ăn quá no, nghi do sốc phản vệ”. Đây là lời cảnh tỉnh cho tất cả các mẹ bầu, đừng xem thường việc ăn trước khi sinh kẻo nguy hiểm sức khỏe cả mẹ và con

Trước khi sinh mổ cần chuẩn bị những gì?

Kinh nghiệm của các mẹ bầu là nên nhịn ăn trước khi sinh, kể cả sinh thường hay sinh mổ. Khi sinh thường, các mẹ có thể bị chuyển qua cho mổ đẻ nếu bác sĩ phát hiện nhau quấn cổ, thiếu ối, thai có điều bất thường…

Sinh mổ
Tuyệt đối tuân thủ những khuyến cáo của bác sĩ là cách tốt nhất giữ an toàn cho cả mẹ và con

Tuyệt đối tránh ăn

Quá trình mổ sinh hay phẫu thuật đều phải gây mê, gây tê. Nếu không chịu nỗi con đói bụng, ăn lót dạ bất kỳ thứ gì trước khi sinh 6-7 tiếng đều gây nguy hiểm. Thức ăn trong dạ dày trào ngược vào phổi. Biến chứng mẹ bầu phải chịu là tím tái, thở khò khè, co thắt phế quản, phù phổi, có thể gây đột tử do biến chứng của phổi…

Trường hợp đã lỡ ăn, mẹ bầu nrn phụ. ên nói thật với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ lùi giờ mổ. Trường hợp khẩn cấp, bác sĩ mở ống thông dạ dày để không gây sặc, trào ngược dạ dày cho sản phụ.

Các lưu ý khác

  • Chuẩn bị các vật dụng cần thiết: Mổ thường lưu lại bệnh viện khoảng 3 ngày. Mổ đẻ ở lại 5-7 ngày cho bác sĩ theo dõi và cắt chỉ. Mẹ nên chuẩn bị đủ đầy vật dụng như băng vệ sinh cỡ đại, tấm trải vệ sinh, phòng trường hợp băng vệ sinh bệnh viện cấp sử dụng hết. Các vật dụng chăm sóc mẹ bầu như khăn sạch, vớ, tấm lót sữa, máy hút sữa…
  • Cạo lông vùng kín sạch sẽ: Nhân viên bệnh viện sẽ dọn lông vùng kín cho bệnh nhân sạch sẽ trước khi sinh mổ. Nếu ngại, bạn nên làm việc này ở nhà trước khi chính thức bước lên bàn mổ.
  • Mang tất cả hồ sơ khám thai và hồ sơ sức khỏe cá nhân, giúp bác sĩ dễ theo dõi lịch sử thai kỳ của bạn. Đặc biệt, nếu bạn có vấn đề sức khỏe hoặc đang dùng thuốc điều trị bệnh mạn tính nên nói rõ cho bác sĩ biết trước khi bước vào quá trình sinh mổ.

Những lời khuyên trên không bao giờ thừa khi bạn chuẩn bị sinh mổ. Sự cẩn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt lời dặn dò của bác sĩ giúp bạn khỏe mạnh đón con yêu chào đời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x