Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 14/09/2023

Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không?

Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không?
Cảm giác đau bụng chuyển dạ như thế nào? Đây là sự thắc mắc và quan tâm của nhiều người, nhất là với những phụ nữ mang thai lần đầu tiên.

Có nhiều người còn ví rằng, đau bụng chuyển dạ giống với đau bụng đi ngoài. Vậy điều này có đúng không?

Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không?

Thai phụ bị đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không? Thực tế, đau bụng chuyển dạ không có giống đau bụng đi ngoài. Đau chuyển dạ là cơn đau do các cơ của tử cung co bóp tạo áp lực lên cổ tử cung.

Cơn đau này có thể được cảm nhận như những cơn đau dữ dội ở vùng bụng, háng và lưng. Một số phụ nữ còn bị đau ở hai bên đùi khi có dấu hiệu sắp sinh. Một nguyên nhân khác gây đau khi chuyển dạ là do đầu em bé tạo áp lực kéo dài lên bàng quang, ruột, ống sinh và âm đạo. Điều nãy cũng gây cảm giác giống như mắc đi vệ sinh.

Tuy nhiên, cơn đau khi chuyển dạ ở mỗi phụ nữ sẽ khác nhau, thậm chí là ở những lần mang thai khác nhau. Nhưng điều các thai phụ cảm thấy khó khăn nhất thường không phải là cơn đau co thắt tử cung mà là cơn đau diễn ra liên tục.

Đau bụng đi ngoài hay còn gọi là tiêu chảy (Diarrhea) là khi bạn đi phân lỏng và chảy nước, cơn đau tạo ra do nhu động ruột tăng lên để đẩy phân đi trong đại tràng. Bạn cũng có thể cần phải đi vệ sinh thường xuyên hơn. Tiêu chảy ngắn hạn (cấp tính) kéo dài 1 hoặc 2 ngày. Tiêu chảy lâu dài (mãn tính) kéo dài vài tuần. Tiêu chảy thỉnh thoảng đi kèm với các cơn đau bụng (cơn đau mà bạn cảm thấy giữa ngực và xương chậu, có cảm giác đau nhói và âm ỉ).

>> Bạn có thể xem thêm: Uống lá tía tô trước khi sinh có thực sự tốt khi chuyển dạ không?

Các dấu hiệu sắp sinh cần nhập viện

Cơn đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không?
Cơn đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không?

Dưới đây là các dấu hiệu sắp sinh cần nhập viện:

  • Đau ở bụng và lưng dưới: Các cơn đau này khác với cơn co tử cung sinh lý là sẽ không biến mất khi bạn di chuyển hoặc thay đổi tư thế.
  • Vỡ ối: Khi túi ối vỡ, bạn có thể cảm thấy một dòng nước chảy mạnh. Hoặc bạn có thể cảm thấy chỉ là một giọt nước nhỏ giọt đang rỉ ra.
  • Những cơn co thắt dữ dội và đều đặn: Cơn co thắt là khi các cơ tử cung co lại và sau đó giãn ra. Các cơn co thắt giúp đẩy em bé ra ngoài. Khi bạn chuyển dạ thực sự, các cơn co thắt của bạn có thể kéo dài khoảng 30 đến 70 giây và cách nhau khoảng 5 đến 10 phút.
  • Tăng tiết dịch âm đạo: Dịch âm đạo lúc nào có thể trong, màu hồng hoặc hơi có máu (màu nâu hoặc hơi đỏ). Tình trạng này có thể xảy ra vài ngày trước khi chuyển dạ hoặc khi bắt đầu chuyển dạ. Nếu bạn bị chảy máu đỏ tươi hoặc nếu máu chảy nhiều thì cần đến bệnh viện ngay.

Liên quan đến việc phân biệt đau bụng chuyển dạ và đau bụng đi ngoài; bạn có thể tham khảo thêm về các cách chuyển dạ nhanh tự nhiên và an toàn trên MarryBaby nữa nhé.

Bạn có biết dấu hiệu sắp đến ngày sinh là gì chưa?

Bệnh cạnh sự phân biệt được cơn đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không và dấu hiệu sắp sinh, bạn cũng nên biết thêm dấu hiệu sắp đến ngày sinh dưới đây:

  • Xuất hiện dịch tiết âm đạo bất thường: Dịch tiết âm đạo trong, màu hồng hoặc hơi có máu có thể xuất hiện một vài ngày trước khi bắt đầu chuyển dạ hoặc khi bắt đầu chuyển dạ.
  • Bản năng làm mẹ xuất hiện: Lúc này, bạn sẽ muốn dọn nhà để chuẩn bị sẵn sàng cho em bé. Tuy nhiên, bạn cũng cần cẩn thận không làm quá sức để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân và em bé nhé.
  • Bụng bị tụt xuống: Em bé của bạn đã di chuyển thấp hơn vào xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Nó có thể xảy ra vài tuần hoặc thậm chí chỉ vài giờ trước khi quá trình chuyển dạ của bạn bắt đầu.
  • Cổ tử cung bắt đầu mở: Khi khám thai, bác sĩ sẽ cho bạn biết cổ tử cung đã bắt đầu mỏng và giãn ra. Trước khi chuyển dạ, cổ tử cung của bạn dài khoảng 3,5 đến 4 cm. Khi chuyển dạ, nó sẽ ngắn dần đến mức rất mỏng và giãn ra hoàn toàn đến 10 cm.
  • >> Bạn có thể xem thêm: Uống gì để chuyển dạ nhanh và không đau khi gần đến ngày dự sinh?

    Chú ý: Người chồng nên xoa lưng cho vợ để giảm bớt sự đau đớn khi chuyển dạ
    Chú ý: Người chồng nên xoa lưng cho vợ để giảm bớt sự đau đớn khi chuyển dạ

    Mẹ bầu cần làm gì khi có dấu hiệu sắp sinh?

    Mẹ bầu cần làm gì khi có dấu hiệu sắp sinh? Nếu bạn đã xuất hiện các dấu hiệu sắp sinh và dấu hiệu đau bụng chuyển dạ thì cần chuẩn bị những điều sau:

    • Tắm bằng nước ấm: Điều này sẽ giúp bạn thoải mái và giảm đau.
    • Nhờ chồng xoa lưng: Bạn có thể nhờ chồng xoa lưng để giúp giảm đau.
    • Ăn nhẹ (nếu muốn): Bạn cũng có thể ăn nhẹ một món ăn ưa thích nào đó.
    • Tập hít thở: Hãy thử các bài tập thư giãn và thở để đối phó với các cơn co thắt ngày càng mạnh và đau đớn hơn.
    • Dùng thuốc paracetamol: Khi dùng paracetamol cần làm đúng theo hướng dẫn trên bao bì để an toàn cho sức khoẻ.
    • Đi bộ: đi bộ hoặc di chuyển nếu bạn cảm thấy thích. Thậm chí, bạn có thể uống nước để giúp duy trì mức năng lượng của bạn

    Tóm lại, đau bụng chuyển dạ không giống đau bụng đi ngoài. Khi bạn nhận thấy đau bụng chuyển dạ dữ dội, liên tục và kèm theo các dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) thì cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Dealing With Pain During Childbirth
    https://kidshealth.org/en/parents/childbirth-pain.html
    Truy cập ngày 25/08/2023

    2. The Pain of Labour
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4589939/
    Truy cập ngày 25/08/2023

    3. Signs of Labor
    https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/signs-of-labor/
    Truy cập ngày 25/08/2023

    4. Contractions and signs of labor
    https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/birth/contractions-and-signs-labor
    Truy cập ngày 25/08/2023

    5. Signs that labour has begun
    https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/signs-of-labour/signs-that-labour-has-begun/
    Truy cập ngày 25/08/2023

    x