Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/09/2022

Sự thật “trần trụi” về cơn đau đẻ

Sự thật “trần trụi” về cơn đau đẻ
Đau đẻ như thế nào, làm sao để đẻ không đau luôn là những đề tài được các mẹ bầu lùng sục để chuẩn bị tinh thần cho việc đi đẻ. Liệu mọi chuyện có như những lời chia sẻ?
đau đẻ, đau đẻ như thế nào, hiện tượng đau đẻ, đau bụng đẻ
Mẹ bầu nhớ rằng đọc nhật ký đau đẻ của các bà mẹ khác chỉ mang tính chất tham khảo thôi nhé!

Hầu hết các bà bầu đều tìm hiểu nhật ký đau đẻ của các bà mẹ khác để chuẩn bị tinh thần trước cho việc sinh nở. Tuy nhiên, không có nỗi đau nào giống nỗi đau này, chuyện bạn đọc là một kiểu, bạn có thể sẽ trải nghiệm theo cách hoàn toàn khác. Gây tê màng cứng để giảm đau? Thuốc có tác dụng hay không, ít hay nhiều là còn tùy. Còn những thực tế phũ phàng nào khác về hiện tượng đau đẻ mẹ bầu cần biết?

1/ Sinh con kiểu nào cũng đều đau cả!

Ngay cả khi bạn yêu cầu được gây tê ngoài màng cứng để đẻ không đau, sự thật là bạn vẫn phải “hứng chịu” sự hành hạ của các cơn gò tử cung dồn dập cho đến khi cổ tử cung mở đủ 4cm. Lúc này, bà bầu mới đủ điều kiện để bác sĩ gây tê. Tuy nhiên phương pháp này có vẻ không hoàn hảo cho lắm, bởi phụ nữ chọn phương án gây tê ngoài màng cứng thường phải kết thúc với lựa chọn sinh mổ thay vì vượt cạn tự nhiên như các mẹ bầu khác.

4cm nghe có vẻ sẽ mở nhanh thôi, nhưng sự thật là bạn có thể phải chịu cơn đau đẻ hàng giờ, thậm chí cả ngày để chờ đến giờ G được gây tê. Đẻ không đau nghĩa là giảm đau về sau chứ không phải giảm đau từ đầu chí cuối.

2/ Thuốc gây tê ngoài màng cứng không phải luôn hiệu quả 100%

Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng được thực hiện bằng cách tiêm thuốc gây tê vào cột sống của bà bầu. Khi thuốc theo ống kim dài xuyên vào khoang ngoài màng cứng, sẽ phân tán đều qua 2 bên khoang bên trong cơ thể, tạo thành thể đối xứng, giúp bà bầu giảm bớt cơn đau đẻ.

Tuy nhiên, không may là luôn có những mẹ bầu nằm trong khoảng 5-8% nhận được sự phân tán không đối xứng của thuốc. Lúc này, thuốc chỉ có tác dụng ở một phía, phía còn lại vẫn phải chịu tác động rất nhiệt tình của những cơn gò tử cung. Hơn nữa, có một điểm trong cơ thể bạn dường như không chịu “khuất phục” trước tác động của thuốc tê. Bất chất mọi nỗ lực, gây tê ngoài màng cứng chưa chắc giảm đau 100% cho tất cả các bà bầu khi sinh.

3/ Thuốc tê hết tác dụng lúc bắt đầu rặn đẻ

Khi tử cung mở 4cm, bà bầu được phép tiêm thuốc gây tê màng cứng. Đến khi tử cung đủ độ mở để bé cưng chui ra, thuốc gây tê có thể hết tác dụng ngay lúc đó. Nguyên nhân bởi vì thuốc gây tê loại này không có tác dụng nhiều ở những dây thần kinh xung quanh xương chậu. Bởi vậy, không hiếm những mẹ bầu tuy không phải chịu đau lúc tử cung mở, nhưng lại phải chịu cơn đau lúc rặn đẻ. Không khác nhiều là mấy, đau đẻ vẫn là đau đẻ, bầu phải chịu thôi.

4/ Phải làm gì để bớt đau khi sinh?

Tốt nhất bạn nên tham gia các lớp học tiền sản để đón đầu trước những gì có thể xảy ra trong lúc vượt cạn. Tham gia các lớp học này, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn những bài tập thở, thư giãn, cũng như cách thở rặn đẻ để sinh nở dễ dàng hơn. Điều tốt nhất khi đối mặt với cơn đau đẻ là cố gắng thư giãn và đừng nghĩ cách chống lại nó. Kiến thức là sức mạnh, tìm hiểu và biết trước có thể giúp mẹ bầu luôn trong tư thế sẵn sàng!

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x