Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Huyền
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 02/08/2023

Nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy? Lựa đồ đi sinh từ A - Z cho mẹ

Nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy? Lựa đồ đi sinh từ A - Z cho mẹ
Vì tin lời quan niệm dân gian mà nhiều mẹ không mua đồ đi sinh sớm tại lỡ sinh non. Thực tế, mẹ có thể mua đồ đi sinh ngay từ khi biết mình có con miễn là sức khỏe đảm bảo để không phải "tất bật" khi tới cận ngày sinh. Tuy nhiên, ở thời đại hiện nay, mọi việc đều được thực hiện dễ dàng nhờ thương mại điện tử, sự phát triển của công nghệ cũng như các ngành dịch vụ, trong đó có y tế. Nên thực tế, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng về điều này.

Mẹ nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy? Nếu cận ngày sinh mà vẫn chưa chuẩn bị gì thì bài viết dưới đây là dành cho bạn.

Tại sao cần chuẩn bị đồ đi sinh sớm?

Khi mang thai, mẹ thường nhạy cảm và luôn cố gắng làm mọi điều tốt nhất cho con. Thế nên, chỉ cần nghe ai đó bảo nên kiêng kỵ cái này, cái kia thì không ít mẹ đã tin theo. Ví dụ như hễ được nghe hỏi “nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy?” thì có một vài câu trả lời là không được mua đồ sinh sớm. Người ta cũng kiêng mua đồ vào tháng 7 vì cho rằng con số 7 là kém may mắn.

Thực ra, kiêng mua đồ sinh sớm bắt nguồn từ dân gian và không có căn cứ khoa học.

Để lý giải cho quan niệm trên, ta có thể thấy ngày xưa điều kiện y tế chưa tốt, tỷ lệ sảy thai cao. Do đó mà các cụ cho rằng chuẩn bị sớm lỡ như có chuyện gì xảy ra thì đồ không dùng được nữa, chứ không có chuyện cứ mua đồ sớm là khiến con đòi ra hơn.

Ngày nay, với khoa học phát triển, việc chuẩn bị đồ đi sinh sớm càng được khuyến khích hơn. Vì sao? Vì mẹ có ti tỉ thứ cần chuẩn bị, mua sớm sẽ giúp mẹ không bỏ sót bất cứ món đồ nào. Thậm chí ngay trong 3 tháng đầu, bà bầu đã có thể sắm sửa đồ em bé, vừa thong thả vừa bớt mệt mỏi hơn. Không những thế, đây còn là việc làm tạo ra tâm lý vui vẻ khi mong nghĩ về con.

Giải đáp: Nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy?

Nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy? Thời gian không quan trọng, bất cứ khi nào mẹ có đủ sức khoẻ, vật chất và tinh thần là có thể mua được.

Ngược lại, nếu mẹ cho rằng “có kiêng có lành” thì có thể đợi đến khi mà bạn cảm thấy không còn lo ngại điều gì, thời gian có thế qua quý 2 đầu quý 3. Bởi đây là lúc thai kỳ đã ổn định, mẹ cũng đã biết giới tính của trẻ. Từ giờ đến ngày sinh bạn sẽ có khoảng vài tháng để sắm sửa những món cần thiết cho hành trình làm mẹ của mình. Vậy là mẹ đã biết rõ câu trả lời cho việc “nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy” rồi phải không.

Một lưu ý dành cho các bà bầu còn đang thắc mắc nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng mấy là tránh sắm đồ quá trễ. Nhiều mẹ vì kiêng kỵ mà đến tháng cuối mới chuẩn bị khi cơ thể đã có phần nặng nề. Trong khoảng thời gian này mẹ nên ở nhà nghỉ ngơi và dưỡng sức thay vì đi lại và sắm đồ cho bé. Tuy nhiên nếu mẹ bầu cảm thấy khoẻ mạnh và thoải mái, mọi thời gian đều phù hợp.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối để dễ sinh con

Chuẩn bị đồ đi sinh cần những gì?

Lần đầu mang thai mẹ sẽ có không ít bỡ ngỡ bên cạnh việc nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy. Hành trang đi sinh của mẹ gồm những gì? Dưới đây là một vài gợi ý dành cho mẹ.

1. Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ

Nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy

Bên cạnh tâm lý thoải mái, tự tin mẹ cần trang bị các món đồ sau trong những ngày ở bệnh viện.

Giấy tờ cần thiết

Để làm thủ tục nhập viện, mẹ bắt buộc cần có chứng minh nhân dân (hiện là căn cước công dân) và thẻ bảo hiểm y tế (nếu có). Mẹ nên photo trước thành hai bản để làm giấy tờ lúc vào và ra viện.

Đồ dùng cá nhân

  • Bỉm chuyên dùng cho phụ nữ sau sinh: ít nhất 10 cái.
  • Bàn chải đánh răng, khăn mặt và khăn tắm: mỗi thứ 1 cái.
  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn cho phụ nữ sau sinh

Trang phục

Trong những ngày ở viện mẹ sẽ được phát quần áo riêng. Tuy nhiên, phòng trường hợp quần áo bị bẩn mà chưa được phát đồ mới, bạn nên mang thêm 2 -3 bộ khác. Quần áo nên rộng rãi, thoáng mát để mẹ thuận tiện cho con bú, nên sử dụng các loại váy áo rộng, có dây thắt để tiện sử dụng.

Ngoài ra, mẹ còn cần chuẩn bị thêm một số quần áo phù hợp với thời tiết, ví dụ mùa đông ở những địa phương khí hậu lạnh. Hiện nay, nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là tư nhân, cung cấp hầu như toàn bộ những nhu yếu phẩm tối thiểu cho một cuộc sinh nở và những ngày đầu hậu sản, nên mẹ bầu cũng không cần lo lắng quá nhiều.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 6 món đồ mang đi sinh ở viện cho mẹ, bạn đừng quên mang theo nhé!

2. Chuẩn bị đồ đi sinh cho bé

Đối với những nơi mà cơ sở y tế không cung cấp đồ cho trẻ sơ sinh những ngày đầu. Chuẩn bị đồ gì cho bé là câu hỏi lớn nhất bên cạnh thắc mắc nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy. Bạn có thể tham khảo giỏ đồ đi sinh cho bé như sau:

Trang phục

  • Quần áo cho trẻ sơ sinh
  • Bao tay và bao chân
  • Mũ sơ sinh
  • 1 bịch tã giấy sơ sinh.
  • Yếm và khăn dành cho trẻ sơ sinh.
  • Khăn mềm để quấn bé.

Số lượng các món đồ cho trẻ có thể khác nhau tuỳ nhu cầu và điều kiện kinh tế. Sơ sinh những ngày đầu ở bệnh viện sẽ được tắm nếu bé khoẻ và không có vấn đề bất thường gì, việc này thông thường sẽ được thưc hiện bởi nữ hộ sinh để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Đồ bé ăn

nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy

  • Bình sữa 60ml (hoặc 120ml) (nếu cho trẻ ăn bàng cốc và thìa thì sẽ không cần), dụng cụ vệ sinh
  • Sữa bột (nếu không bú mẹ), dụng cụ để pha sữa
  • Máy hâm sữa (có hoặc không)

Đồ bé ngủ

  • Gối và chăn cho trẻ sơ sinh
  • Chũn quấn cho trẻ em

3. Bố cần chuẩn bị gì?

Không chỉ mẹ và bé, bố cũng cần có hành lý riêng. Những món đồ nam giới nên chuẩn bị để đồng hành cùng vợ là:

  • Tiền mặt: Nên dùng tiền lẻ để mua sắm đồ linh tinh trong viện hoặc một số chi phí nhỏ. Đối với viện phí bố có thể chuyển khoản hoặc đưa tiền mặt. Tuy nhiên chỉ nên mang môt ít để chi tiêu nhỏ, đề phòng sơ hở sẽ bị kẻ gian lấy cắp.
  • Trang phục: 3 – 4 bộ quần áo và một đôi dép thoải mái để đi lại trong viện.
  • Đồ dùng cá nhân: Điện thoại, sạc điện thoại, bàn chải đánh răng, cạo râu,…
  • Gối hoặc chăn nhỏ vì ở viện thường không chuẩn bị sẵn cho người nhà của bệnh nhân.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của MarryBaby về chủ đề “nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy?”. Có rất nhiều thứ mà mẹ bầu cần có để đón con yêu chào đời. Nếu có thời gian, mẹ hãy chuẩn bị từ sớm để không rơi vào thế bị động, khi sinh cũng đỡ vất vả hơn. Chúc bạn sớm ngày gặp được thiên thần nhỏ!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Preparing for the birth

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/preparing-for-child-birth 

Ngày truy cập: 10/8/2022

5 exercises and techniques to train for childbirth

https://utswmed.org/medblog/prepare-body-labor-delivery/ 

Ngày truy cập: 10/8/2022

Preparing for labour

https://www.thewomens.org.au/health-information/pregnancy-and-birth/labour-

Ngày truy cập: 10/8/2022

Developing a birth plan

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/servicesandsupport/developing-a-birth-plan 

Ngày truy cập: 10/8/2022

Before the birth of your baby

https://www.servicesaustralia.gov.au/before-birth-your-baby?context=60001 

Ngày truy cập: 10/8/2022

 

x