Hỏi đáp trực tiếp với bác sĩ miễn phí dành cho thành viên cộng đồng Mẹ Bầu!
Chuyên mục
Công cụ
Cộng đồng
Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Tôi đồng ý tham gia Enfa A+ Smart Club cùng các điều khoản và chính sách của MJN và Marrybaby.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày nhắc mẹ phải gọi điện cho bác sĩ hoặc cần nhập viện ngay vì thiên thần nhỏ muốn được gặp mặt gia đình rồi! Điều cần thiết nhất lúc này chính là sự có mặt của người thân để giúp mẹ có mặt tại bệnh viện đúng thời điểm.
Nếu là lần đầu tiên làm mẹ, mọi thời điểm bầu đều có thể đưa thắc mắc. Có thể mẹ đã đọc hàng chục câu chuyện đi đẻ, nói chuyện với cả tá bạn bè về chuyện chuyển dạ nhưng đôi khi lại chẳng biết dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày là gì!
Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày và dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày
Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày và dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày là gì? Đơn giản mẹ bầu chỉ cần biết 5 triệu chứng sau:
Chứng tiêu chảy
Thai máy thường xuyên
Xuất hiện dịch nhầy màu đỏ
Cơn co thắt mạnh, dồn dập
Vỡ ối
Cùng với các dấu hiệu sắp sinh trước vài ngày thì bằng linh cảm của người mẹ, bầu sẽ cảm nhận được chính xác khi nào cần tới bệnh viện
1. Tiêu chảy liên tục – dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày
Trong quá trình mang thai, thỉnh thoảng mẹ cũng có thể bị tiêu chảy ghé thăm. Nhưng chỉ là một vài lần thôi nhé! Cách ngày sinh 1-2 ngày, mẹ bầu cũng bị tiêu chảy nhưng là liên tục. Đây chính là dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày. Điều này không có gì bất thường. Nguyên ngân do kích thích tố khi sinh con sẽ tác động lên ruột, gây ra đau bụng và đi phân lỏng, giúp đào thải cặn bã trong ruột để thai nhi thoải mái trong bụng mẹ.
2. Thai máy thường xuyên
Tháng cuối thai kỳ, tử cung dần trở nên chật chội và sự chuyển động của em bé dường như ít hơn. Nhưng bỗng một ngày, bé yên lặng hồi lâu rồi tung “chưởng” mạnh mẽ có nghĩa là bé đang mong chờ ngày chào đời của mình. Đây cũng là dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày.
3. Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày: Xuất hiện dịch nhầy màu đỏ
Dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên rõ rệt nhất chính là xuất hiện máu báo thai. Và trong suốt thời gian mang thai, chất nhầy cổ tử cung có nhiệm vụ quan trọng “đóng nắp” bọc nước ối. Đến những ngày cuối thai kỳ, chấy nhầy này ít dính đi và nước ối dễ dàng rò rỉ hoặc vỡ hẳn. Chất nhầy này thường có màu hồng đỏ, là dấu hiệu sắp sinh trước vài ngày.
Lúc này, mẹ cần thông báo cho bác sĩ vì đây là dấu hiệu chứng tỏ cổ tử cung đã mở và quá trình chuyển dạ đang diễn ra bên trong.
4. Cơn co thắt mạnh, dồn dập
Các cơn co thắt dồn dập có thể là dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ
Những cơn co thắt có thể xuất hiện khi bạn bắt đầu bước vào tam cá nguyệt thứ ba, còn được gọi với cái tên cơn đau giả (Braxton Hicks). Nếu chỉ còn cách ngày dự sinh 1-2 ngày, đây có thể là dấu hiệu bầu sắp “vỡ chum”.
Bạn có thể bấm giờ các cơn co ấy, chúng thường cách nhay từ 5-7 phút. Đây có phải lúc bạn nên đến bệnh viện ngay? Chưa hẳn là cần thiết vì còn phụ thuộc vào tiền sử bệnh và khoảng cách từ nhà bạn đến nơi sinh.
Tốt nhất bầu nên gọi cho bác sĩ khám thai cho bạn để hỏi. Nếu chắc chắn đây là cơn co thắt đầu tiên, bạn có thể chờ tới khi chúng lặp lại 5 phút/lần. Khi cơn co thắt mạnh mẽ (kéo dài khoảng 30 giây) và thường xuyên hơn thì ca sinh nở đã sắp bắt đầu rồi. Thông thường, những cơn đau đẻ sẽ ở mức độ nhẹ, ngắn cho đến mạnh mẽ và thường xuyên hơn.
Lưu ý, khi gọi bác sĩ, bầu cần nói ngay về những biểu hiện khác thường so với lần thăm khám gần nhất. Nếu bác sĩ bảo bạn cứ ở nhà thêm một lúc nữa, hãy cố thư giãn. Việc đó sẽ làm các cơ lỏng ra và giúp bạn bớt đau trong khi sinh.
5. Vỡ ối – dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ
Vỡ ối có thể là một dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ đến 1 ngày. Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ từ vùng kín là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Chỉ có 10% các ca sinh nở có túi ối bị vỡ trước khi xuất hiện những cơn đau.
Điều đáng nói ở đây chính là giai đoạn cuối thai kỳ thường xảy ra tình trạng tiểu đêm không kiểm soát, chuyện ra chất lỏng bị nhiều mẹ hiểu nhầm là nước tiểu. Những trường hợp bất thường thì băng vệ sinh cũng không thể thấm đẫm ngay được vì chất lỏng không chảy liên tục.
Nếu chất dịch lỏng trong suốt và xét nghiệm liên cầu khuẩn âm tính thì đó là dấu hiệu tốt cho thấy mọi thứ bình thường. Trái lại, nếu kết quả xét nghiệm dương tính hay dịch lỏng có màu nâu hoặc xanh thì bác sĩ sẽ khuyên bạn tới bệnh viện. Hoặc khi thấy nước tràn ra ào ạt, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện vì có thể em bé sẽ chào đời sau 1-2 giờ nữa.
Chuẩn bị mọi giấy tờ, trong đó có siêu âm thai, để chuẩn bị đi sinh
Trước ngày dự sinh khoảng 1 tuần, mẹ nên chuẩn bị tất cả các loại hồ sơ, sổ khám thai, kết quả xét nghiệm, siêu âm kể từ ngày bắt đầu đi khám thai để bác sĩ có thể xem lại lịch sử phát triển của thai nhi.
Song song với đó, nhắc người thân nơi để các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ khẩu, bảo hiểm y tế (nếu có). Nên photocopy sẵn hai bản, không cần thiết phải công chứng, tuy nhiên, khi đi sinh nhớ mang theo bản gốc. Và đừng quên chuẩn bị một số tiền để đóng phí tạm ứng.
Với mẹ sinh ở bệnh viện công, việc chuẩn bị quần áo, đồ dùng cho mẹ cũng rất cần thiết. Riêng những ca sinh nở ở bệnh viện quốc tế, với gói sinh chọn trước, mẹ chị cần đi đẻ, mọi chuyện đã có bệnh viện lo từ A-Z.
Hầu hết các trường hợp mang thai kéo dài khoảng 40 tuần (hoặc 38 tuần kể từ khi thụ thai). Vì vậy, cách tốt nhất để ước tính ngày dự sinh là đếm 40 tuần hoặc 280 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối. Một cách khác là lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, trừ đi ba tháng và cộng 7 ngày. Vì vậy, nếu kỳ kinh cuối của bạn bắt đầu vào ngày 11-4-2020, bạn sẽ trừ ngược lại ba tháng là ngày 11-1-2020, sau đó cộng thêm 7 ngày, có nghĩa là ngày dự sinh của bạn sẽ là ngày 18-1-2021. Đây là cách bác sĩ sẽ ước tính ngày dự sinh cho các mẹ bầu. Nhưng hãy nhớ rằng sẽ rất bình thường nếu bạn sinh sớm hay trễ một tuần so với ngày dự kiến.
Ngày thụ thai
Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ áp dụng cho các cặp đôi nhớ chính xác ngày quan hệ, người nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và xác định được ngày rụng trứng. Nguyên do là tinh trùng có thể sống trong cơ thể nữ giới 5 ngày nhưng trứng sau khi rụng chỉ sống được 1 ngày. Tinh trùng chỉ có thể thụ tinh cho trứng trong khoảng thời gian này.Theo cách tính này thì ngày đầu tiên của tuổi thai sẽ được tính bắt đầu vào ngày quan hệ có rụng trứng rồi cộng thêm 36 tuần (tức là 266 ngày).
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Việc tính tuần thai và ngày dự sinh khi thụ tinh nhân tạo sẽ chính xác hơn so với thụ thai bình thường. Điều này là do đã xác định được chính xác ngày cấy phôi hoặc ngày rụng trứng.Ngày dự sinh khi thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được tính bằng cách cộng thêm 38 tuần (tức là 266 ngày) kể từ khi trứng được thụ tinh. Một cách tính khác là vẫn cộng thêm 38 tuần nhưng sẽ trừ đi số ngày mà phôi được cấy vào. Chẳng hạn, nếu phôi được cấy ba ngày thì sẽ trừ 3 ngày và 5 ngày thì trừ 5 ngày.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
28 ngày
Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày và dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày không khó nhận biết. Để không bị nhầm lẫn các triệu chứng, mẹ cần chắc chắn về ngày dự sinh của mình nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.