Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 07/03/2023

Bong nút nhầy và đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?

Bong nút nhầy và đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?
Mẹ bầu thường lo lắng về vấn đề bong nút nhầy và đau bụng lâm râm. Làm thế nào để nhận biết được đây có phải là dấu hiệu sắp sinh hay là dấu hiệu nguy hiểm?

Bong nút nhầy và đau bụng lâm râm là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ cuối mang thai, nhưng liệu đây có phải là sắp sinh? Nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những chị em mang thai lần đầu, thắc mắc điều đó. Cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời nhé.

Dấu hiệu bong nút nhầy và đau bụng lâm râm sắp sinh

Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường bị đau lâm râm bụng dưới. Mỗi lần bị như thế, chắc chắn thai phụ nào cũng phân vân rằng không biết đau bụng lâm râm có phải sắp sinh.

Nếu bị bong nút nhầy và đau bụng lâm râm giống như đau bụng hành kinh kèm các dấu hiệu sau có thể mẹ sắp sinh:

  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều có màu trắng, nâu sẫm, đôi khi là kèm màu hồng. Do màng nhầy ở cổ tử cung loãng đi để tạo điều kiện cho em bé chui ra. Vì vậy chất nhầy hóa lỏng sẽ rỉ ra nhiều hơn.
  • Mẹ thấy bụng dưới nặng hơn và buồn đi vệ sinh liên tục do thai nhi sẽ di chuyển dần xuống vùng chậu.
  • Ra nhớt hồng
  • Vỡ ối.
  • Tử cung co thắt theo từng cơn, dồn dập (cơn co có thể kéo dài 30-60 giây; mỗi 30 phút lặp lại một lần; càng lúc khoảng cách càng ngắn lại).

Như vậy, bong nút nhầy và đau bụng lâm râm sắp sinh khi mẹ có kèm những triệu chứng trên. Nếu nhận biết các dấu hiệu trên, mẹ hãy bình tĩnh báo cho người thân; và chuẩn bị những vật dụng cần thiết nhất để vào nhập viện sinh con.

Nguyên nhân khác gây đau bụng lâm râm khi mang thai tháng cuối

Bên cạnh việc bong nút nhầy và đau bụng lâm râm, đau bụng lâm râm trong tháng cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường. Một số mẹ bầu thai 37 tuần đau bụng lâm râm và không kèm theo những dấu hiệu chuyển dạ khác; đó có thể dấu hiệu của một cơn chuyển dạ giả. Tuy nhiên, nguyên nhân của thai 37 tuần đau bụng lâm râm có thể đến từ một số nguyên nhân khác như:

1. Các cơ dây chằng bị chèn ép

Đến tháng cuối thai kỳ, em bé có kích thước lớn, vì vậy tử cung người mẹ cũng phải giãn nở và lớn dần lên. Điều này sẽ gây sức ép đến các cơ và bộ phận bên trong cơ thể mẹ; dẫn tới các cơ và dây chằng bị kéo căng; khiến cho mẹ mang thai tháng cuối đau bụng lâm râm.

>>Có thể bạn quan tâm: Gặp hiện tượng cổ tử cung mở nhưng không đau bụng, mẹ cần làm gì?

2. Sự xuất hiện của các cơn gò tử cung

Vào những tháng cuối của thai kỳ, hầu hết các thai phụ đều cảm nhận được các cơn gò tử cung. Đó có thể là những cơn co nhẹ, chuyển dạ giả đến những cơn gò tử cung chuyển dạ thật sự.

Sự xuất hiện của các cơn gò tử cung có thể là dấu hiệu của một cuộc chuyển dạ giả. Không giống chuyển dạ thật sự, chuyển dạ giả là những cơn:

  • Xuất hiện đột ngột rồi biến mất, không theo cơn liên tiếp, không tăng lên và cũng không mạnh lên theo thời gian.
  • Các cơn co có thể giảm đi khi mẹ bầu thay đổi tư thế.
  • Nhẹ hoặc dữ dội, thường hay xuất hiện vùng phía trước bụng và vùng xương chậu.

    Như vậy, đau bụng lâm râm khi mang thai tháng cuối như mẹ nghĩ lúc này là không chính xác.

>> Có thể bạn quan tâm: Ra dịch nhầy bao lâu thì sinh?

3. Bong nút nhầy và đau bụng lâm râm do bong nhau thai

Đau bụng lâm râm vào tuần 39 thường khá an toàn nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Bởi có thể mẹ đang gặp tình trạng bong nhau thai.

Hiện tượng bong nhau thai là trường hợp nguy hiểm, có những biểu hiện khá giống với chuyển dạ; có thể kèm theo ra máu, các cơn đau không giống co thắt mà đau quặn lên.

Thế nên, nếu mẹ bầu thấy bong nút nhầy và đau bụng lâm râm kèm dấu hiệu ra nhiều máu thì hãy đến bệnh viện ngay nhé.

>>Có thể bạn quan tâm: Gần ngày sinh không nên ăn gì? Mẹ muốn “vượt cạn” dễ dàng phải lưu lại ngay!

4. Bong nút nhầy và đau bụng lâm râm do mẹ vận động mạnh

Theo các chuyên gia y tế, vận động mạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng lâm râm. Thế nên, trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần hạn chế vận động mạnh, leo cầu thang, mang vác nặng… Thay vào đó có thể đi bộ nhẹ nhàng, hoặc tập yoga dành riêng cho mẹ bầu.

Ngoài ra, quan hệ tình dục trong giai đoạn này cũng khiến mẹ bầu có thể bị bong nút nhầy và đau bụng lâm râm, vậy nên mẹ cần cẩn trọng.

>>Có thể bạn quan tâm: Các xét nghiệm trước khi sinh mổ: Mẹ bầu không nên bỏ qua

5. Bong nút nhầy và đau bụng lâm râm do mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu

bong nút nhầy và đau bụng lâm râm
Bầu 38 tuần đau bụng lâm râm có phải dấu hiệu sắp sinh?

Bong nút nhầy và đau bụng lâm râm đi kèm những dấu hiệu sau đây, có thể mẹ bầu đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu:

  • Tiểu đau buốt
  • Đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít
  • Nước tiểu có màu lạ và mùi hôi khó chịu
  • Cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu
  • Tiểu ra máu
  • Thi thoảng bị sốt và ớn lạnh

Nếu gặp các dấu hiệu trên, mẹ cần phải đến viện kiểm tra ngay nhé!

>>Có thể bạn quan tâm: Đau xương mu bao lâu thì sinh: Dấu hiệu sắp sinh mẹ cần lưu ý!

6. Bong nút nhầy và đau bụng lâm râm là dấu hiệu sinh non

Bầu 37 tuần đau bụng dưới lâm râm có phải sắp sinh? Thai 37 tuần đau bụng dưới có thể là dấu hiệu mẹ sinh non. Lúc này, nếu mẹ thấy các cơn đau bụng kéo dài, diễn ra thường xuyên thì mẹ nên cảnh giác vì có thể sắp chuyển dạ.

Khi thấy đau bụng kèm đau lưng, rò nước ối, ra dịch nhầy thì mẹ nên đến bệnh viện ngay. Với những mẹ sinh mổ thì sao, thai 37 tuần mổ được chưa?

Mẹ cần biết rằng, thai nhi 37 tuần tuổi đã có khả năng tự thở nếu em bé được sinh ra ngoài. Vậy thai 37 tuần mổ được chưa? Một số trường hợp thai 37 tuần phổi vẫn chưa trưởng thành hoàn toàn và hiện tượng suy hô hấp sau sinh có thể xảy ra với bé. Vì vậy, bạn không nên chủ động xin mổ ở tuần thứ 37.

Như vậy, mẹ cần nhớ rằng tuần thai thứ 37, thai nhi vẫn chưa thực sự sẵn sàng để chào đời. Nếu không có dấu hiệu bất thường gì, mẹ hãy đợi em bé được 39 tuần để mẹ và bé được gặp nhau.

Thế nhưng, nếu có dấu hiệu chuyển dạ tự nhiên ở tuần thai 37, bạn vẫn được theo dõi sinh bình thường, y học hiện đại sẽ hỗ trợ mẹ và bé an toàn, khỏe mạnh.

>>Có thể bạn quan tâm: Thai 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ nguy hiểm không? Đừng lo lắng quá mẹ nhé!

Qua bài viết này, mẹ biết thế nào là bong nút nhầy và đau bụng lâm râm chưa? Nếu còn thắc mắc về vấn đề bong nút nhầy và đau bụng lâm râm; hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp ngay. Mẹ hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để hai mẹ con luôn được khỏe mạnh trong suốt thai kỳ nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. True Vs. False Labor
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9686-true-vs-false-labor
Truy cập ngày 14/12/2021

2. Are You in Labor?
https://kidshealth.org/en/parents/true-labor.html
Truy cập ngày 14/12/2021

3. Ouch! Managing Labor Pains
https://health.ucsd.edu/news/features/Pages/2018-09-10-q-and-a-managing-labor-pains.aspx
Truy cập ngày 14/12/2021

4. What Does a Contraction Feel Like?
https://www.lamaze.org/Giving-Birth-with-Confidence/GBWC-Post/what-does-a-contraction-feel-like
Truy cập ngày 14/12/2021

5. Symptoms of labour
https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/symptoms-labour
Truy cập ngày 14/12/2021

x