Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 18/05/2022

Có nên nặn sữa non khi mang thai không? Vừa hại mẹ, hại cả con!

Có nên nặn sữa non khi mang thai không? Vừa hại mẹ, hại cả con!
Có sữa non trong thời kỳ mang thai là điều các mẹ bầu thường gặp phải. Nhưng sữa non có tốt hay không? Nếu có sữa non mẹ bầu nên làm gì?

Có nên nặn sữa non khi mang thai không? Những điều này được nhiều mẹ bầu quan tâm và thắc mắc. Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp chia sẻ đến các mẹ bầu về sữa non và có nên nặn sữa non khi mang thai không. Cùng tham khảo bài viết nhé!

Sữa non là gì?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề có nên nặn sữa non khi mang thai không, chúng ta cần biết rõ sữa non là gì? Tổ chức Mang thai – Sinh con – Trẻ sơ sinh tại Úc cho biết, khi mang thai, tuyến vú bắt đầu sản xuất sữa. Lượng sữa mẹ đầu tiên tiết ra được gọi là sữa non. Lớp sữa non này là một chất lỏng đặc, sệt, màu vàng nhạt và giàu dinh dưỡng.

Sữa non được sản xuất từ khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ cho đến vài ngày đầu sau khi sinh. Một số thai phụ có thể có sữa non sớm hơn tuần thứ 20 của thai kỳ; nhất là những mẹ bầu đã từng có thai trước đó.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh, đẻ thường nhanh dễ như ăn kẹo.

Lợi ích của sữa non là gì?

sữa non

Bên cạnh thắc mắc có nên nặn sữa non khi mang thai không, thì lợi ích của sữa non cũng được nhiều mẹ quan tâm. Sữa non rất giàu chất dinh dưỡng giúp bảo vệ và hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Theo bệnh viện Cleveland tại Hoa Kỳ cho biết, trong sữa non có nhiều dưỡng chất như:

  • Kháng thể Immunoglobulin A.
  • Lactoferrin (một loại protein – kháng thể có trong sữa mẹ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng).
  • Bạch cầu.
  • Yếu tố tăng trưởng biểu bì (viết tắt là EGF; một loại protein kích thích sự phát triển của tế bào).
  • Màu vàng của sữa non có từ carotenoid (một chất chống oxy hóa) và vitamin A. Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong thị giác, làn da và hệ thống miễn dịch của bé.
  • Ngoài ra, sữa non rất giàu magie, đồng và kẽm giúp hỗ trợ tim; xương và khả năng miễn dịch của em bé.

Có nên nặn sữa non khi mang thai không?

sữa non khi mang thai

Các bác sĩ bệnh viện Cleveland tại Hoa Kỳ chia sẻ rằng, sữa non có thể được tiết ra vào khoảng tuần 37 của thai kỳ. Vậy bà bầu có nên nặn sữa non khi mang thai không? Việc dùng tay nén vú theo nhịp điệu để sữa chảy ra được gọi là vắt tay hay nặn sữa. Việc vắt sữa non trước khi em bé chào đời mang lại một số rủi ro như xuất hiện các cơn co thắt tử cung hoặc chuyển dạ sinh non.

Tuy nhiên, việc này có thể có lợi cho những người có nguy cơ nguồn sữa ít; hoặc khi có một số tình trạng sức khỏe làm thiếu sữa mẹ. Vì thế, nếu mẹ bầu thấy xuất hiện sữa non vào những tháng cuối thai kỳ hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ sản khoa. Các bác sĩ sẽ tư vấn cách khắc phục cho mẹ hợp lý nhất.

Như vậy, mẹ bầu đã biết có nên nặn sữa non khi mang thai không rồi đúng không? Sữa non rất giàu dưỡng chất và tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc vắt sữa non khi mang thai cũng mang đến nhiều nguy cơ xấu. Vì vậy, mẹ cần được bác sĩ tư vấn có nên vắt sữa non khi mang thai theo đúng tình trạng sức khỏe của mỗi người. Hy vọng, thông tin có nên nặn sữa non khi mang thai không sẽ giúp ích cho các mẹ. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Antenatal expression of colostrum

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/antenatal-expression-of-colostrum

Truy cập ngày 16/04/2022

2. Colostrum

https://my.clevelandclinic.org/health/body/22434-colostrum

Truy cập ngày 16/04/2022

3. What Is Colostrum? Nutrition, Benefits, and Downsides

https://www.healthline.com/nutrition/bovine-colostrum

Truy cập ngày 16/04/2022

4. Colostrum – its Composition, Benefits as a Nutraceutical – A Review.

http://www.foodandnutritionjournal.org/volume1number1/colostrum-its-composition-benefits-as-a-nutraceutical-a-review/

Truy cập ngày 16/04/2022

x