Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lê Tôn Bảo
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 11/07/2022

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin, câu trả lời cho các mẹ thắc mắc

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin, câu trả lời cho các mẹ thắc mắc
Sử dụng insulin là một trong những phương pháp điều trị đái tháo đường thai kỳ hiệu quả.

Vậy tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Insulin là gì?

Trước khi muốn biết tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin, các mẹ hãy cùng tìm hiểu chất này là gì và tác dụng của nó ra sao nhé.

Insulin là một trong số những loại nội tiết tố (hormone) được tiết ra từ các tế bào ở tuyến tụy. Chúng có tác dụng điều hòa chuyển hóa và kiểm soát nồng độ đường trong cơ thể. Insulin có tác dụng tăng tổng hợp acid béo từ glucid và vận chuyển chúng tới mô mỡ; tăng tổng hợp và dự trữ protein ở hầu khắp tế bào của cơ thể. Đái tháo đường xảy ra khi tế bào tuyến tụy không thể sản xuất insulin hoặc insulin vẫn được sản sinh nhưng các tế bào trong cơ thể không đáp ứng với nó, khiến nó không phát huy được tác dụng.

Insulin được hai nhà khoa học Frederick G. Banting và Charles H. Best khám phá ra vào năm 1921, tại Canada. 1 năm sau, tức năm 1922, insulin được sản xuất để ứng dụng trong điều trị đái tháo đường. Insulin mà các mẹ ngày nay sử dụng là loại chất được các nhà khoa học tổng hợp nên, với cấu trúc và chức năng gần giống nhất với insulin tự nhiên trong cơ thể.

>>> Bạn có thể tham khảo: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản mẹ bầu có thể áp dụng ngay!

Vai trò điều hòa đường huyết của insulin với cơ thể

Ngoài chức năng điều hòa đường huyết, insulin có nhiều tác dụng với cơ thể trong chuyển hóa mỡ và protein. Nhưng tác dụng quan trọng và chính yếu nhất của insulin vẫn là vai trò kiểm soát đường huyết.

 tiêm insulin cho bà bầu

Sau bữa ăn, lượng đường trong thức ăn được hấp thu từ ruột vào máu, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Đường huyết ở mức cao có nhiều tác dụng có hại với cơ thể. Trước và trong lúc ăn, các tế bào beta ở tuyến tụy sẽ tiết ra hormone insulin, giúp làm giảm đường huyết bằng cơ chế chuyển đường trong máu vào dự trữ ở gan và cơ. Khi cơ thể có nhu cầu năng lượng, lượng đường sẽ được đưa ra ngoài để sử dụng.

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin

Điều trị đái tháo đường thai kỳ, ưu tiên hàng đầu vẫn sẽ là phương pháp điều chỉnh chế độ ăn và lối sống, hay còn có tên gọi là liệu pháp dinh dưỡng nội khoa. Biện pháp này thì an toàn, hiệu quả và ít gây tốn kém cho các mẹ bầu. Vậy tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin? Trong một số trường hợp dưới đây

Điều chỉnh chế độ ăn và lối sống nhưng vẫn không kiểm soát được đường huyết

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin, câu trả lời cho các mẹ là khi việc điều chỉnh chế độ ăn và lối sống không kiểm soát được mức đường huyết. Như đã nói ở trên, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp điều chỉnh chế độ ăn và lối sống trước khi cần dùng tới các loại thuốc. Tuy nhiên sau 2 tuần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn và lối sống mà không đạt được mục tiêu điều trị, lúc này insulin có thể sẽ được sử dụng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu tiền sản giật các mẹ bầu cần lưu ý để phát hiện kíp thời

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin? Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ khởi phát từ trước tuần 20

Thông thường, tiểu đường thai kỳ sẽ khởi phát từ sau tuần 24 của thai kỳ. Xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ vì vậy cũng sẽ được thực hiện vào khoảng tuần 24-28. Nhưng đối với các mẹ khởi phát đái tháo đường thai kỳ trước tuần 20, nhiều khả năng sẽ thất bại với các phương pháp làm giảm đường huyết khác. Vì vậy insulin có thể được cân nhắc là điều trị hàng đầu.

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin? Mẹ tăng cân quá 12kg

tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin

Mức tăng cân trên 12kg trong thai kỳ nhiều khả năng mẹ đã có đái tháo đường từ trước mà không được phát hiện và điều trị. Tăng cân nhiều gơi ý tình trạng thai to, một biến chứng phổ biến của đái tháo đường thai kỳ, khiến cho cuộc sinh trở nên khó khăn. Vì vậy insulin có thể được sử dụng để kiểm soát mức đường huyết tăng cao ở mẹ, giảm tới mức tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Các chỉ số đường huyết tăng nhiều

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin? Trong trường hợp mức đường huyết tăng cao, các mẹ có thể sẽ được bác sĩ cho điều trị luôn với insulin. Cụ thể, với giá trị đường huyết lúc đói cao hơn 110 mg/dl, hoặc đường huyết sau ăn 1 giờ cao hơn 140 mg/dl, insulin có thể được sử dụng ngay để nhanh chóng ổn định mức đường trong máu của mẹ, tránh những biến chứng do mức đường tăng cao.

Hi vọng thông qua bài viết, các mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. HƯỚNG DẪN QUỐC GIA DỰ PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

http://canhgiacduoc.org.vn/SiteData/3/UserFiles/HDQD%20VE%20DAI%20THAO%20DUONG%20THAI%20KY.pdf

Ngày truy cập: 27/05/2022

2. Hyperglycemia in Pregnancy (HIP): FIGO offers a pragmatic guide to diagnosis, management and care

https://www.figo.org/sites/default/files/2020-07/FIGO%20HIP%20for%20website%2021%20Feb%2017.pdf

Ngày truy cập: 27/05/2022

3. Insulin Regular

https://www.drugs.com/insulin.html

Ngày truy cập: 27/05/2022

4. Gestational Diabetes: Treatment & Perspective

https://www.diabetes.org/diabetes/gestational-diabetes/how-to-treat-gestational-diabetes#:~:text=Treatment%20for%20gestational%20diabetes%20aims,glucose%20testing%20and%20insulin%20injections.

Ngày truy cập: 27/05/2022

5. Gestational Diabetes

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9012-gestational-diabetes

Ngày truy cập: 27/05/2022

x