Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lê Tôn Bảo
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 31/05/2022

Điều trị tiền sản giật cho bà bầu như thế nào?

Điều trị tiền sản giật cho bà bầu như thế nào?
Tiền sản giật là một biến chứng trong thai kỳ, nếu không được phát hiện và điều trị có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Theo các chuyên gia sản khoa, ước tính có khoảng 3 – 5% phụ nữ mang thai bị tiền sản giật. Vậy tiền sản giật là gì và có dễ điều trị không? Mời các mẹ tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1/ Tiền sản giật là gì?

Trước khi muốn biết cách điều trị tiền sản giật, mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu xem tình trạng này là gì nhé.

Tiền sản giật là một hội chứng tăng huyết áp ở thai phụ, kèm tiểu đạm (tiểu protein) xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này còn có thể đi kèm với những dấu hiệu của tiền sản giật gây tổn thương các cơ quan khác như gan, thận, phổi, thần kinh.

Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong cả mẹ và bé. Phát hiện sớm các dấu hiệu và điều trị tiền sản giật kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu các biến chứng này.

cách điều trị tiền sản giật

2/ Triệu chứng

Để điều trị tiền sản giật hiệu quả thì việc nhận biết sớm tiền sản giật thông qua các triệu chứng cũng rất quan trọng. Các triệu chứng mà mẹ bầu có thể gặp khi mắc tiền sản giật như:

  • Tăng huyết áp
  • Sưng ở mặt, chân hoặc tay
  • Tăng cân nhanh
  • Xuất hiện cơn đau đầu dai dẳng
  • Tầm nhìn thay đổi hoặc mất thị lực
  • Buồn nôn và nôn mửa đột ngột
  • Đau bụng trên, thường là dưới bờ sườn bên phải
  • Khó thở

>>> Mẹ có thể xem thêm: Phù chân khi mang thai tháng thứ 8 và nguy cơ tiền sản giật

3/ Chẩn đoán tiền sản giật

Mẹ bầu sẽ được bác sĩ chẩn đoán tiền sản giật nếu có tăng huyết áp từ tuần thứ 20 của thai kỳ và có ít nhất một trong những điều kiện dưới đây:

  • Protein hiện diện trong nước tiểu mẹ (tiểu đạm)
  • Các dấu hiệu cho thấy bị thận bị suy
  • Số lượng tiểu cầu trong máu thấp
  • Tăng men gan
  • Dịch trong phổi (phù phổi)
  • Đau đầu mới khởi phát không đáp ứng với thuốc giảm đau
  • Rối loạn thị lực, nhìn mờ mới xuất hiện

Với mỗi điều kiện trên sẽ có những tiêu chuẩn để đánh giá riêng, mà chỉ có bác sĩ mới xem xét được cho các mẹ. Vì vậy các mẹ cần khám thai định kỳ, để được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

4/ Điều trị tiền sản giật

Điều trị tiền sản giật sẽ tập trung vào việc hạ huyết áp và kiểm soát các triệu chứng khác.

Cách duy nhất để điều trị dứt điểm tiền sản giật là sinh con. Trong một số trường hợp, sau khi cân nhắc kĩ các yếu tố, bác sĩ sẽ cho khởi phát chuyển dạ sớm, tức sinh chủ động mà không đợi đến chuyển dạ tự nhiên. Sinh non (trước 37 tuần) có thể gây nguy hiểm cho em bé, nhưng đôi khi là cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Với những mẹ thuộc nhóm nguy cơ cao bị tiền sản giật, các chuyên gia khuyến cáo có thể sử dụng aspirin liều thấp và bổ sung canxi để dự phòng. Tuy nhiên các mẹ không nên tự ý sử dụng, mà cần có sự đồng ý và tư vấn của các chuyên gia sản khoa.

Đối với tiền sản giật nhẹ

điều trị tiền sản giật

Mẹ bầu mắc tiền sản giật ở mức độ nhẹ thì chưa có chỉ định dùng thuốc chống tăng huyết áp. Nhưng cần theo dõi thai kỳ đều đặn và thường xuyên qua các lần khám thai. Tại các lần khám này:

  • Huyết áp của mẹ sẽ được kiểm tra xem có tăng hay không
  • Kiểm tra protein trong nước tiểu
  • Mẹ sẽ được hỏi có các triệu chứng gì mới phát sinh không

Tùy thuộc vào triệu chứng và tình hình của thai phụ, mẹ bầu sẽ được yêu cầu đi khám thai ít nhất 3 tuần một lần nếu tuổi thai vào khoảng 24- 32 tuần. Sau tuần 32 của thai kỳ, tần suất tái khám có thể dày hơn.

Mẹ sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi nhiều, chế độ ăn giàu đạm, rau cải, theo dõi huyết áp tại nhà với nhật ký ghi lại diễn biến huyết áp 2 lần mỗi ngày hay gần hơn. Không được dùng thuốc lợi tiểu, an thần. Bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách phát hiện các dấu hiệu nặng. Ngay khi có những dấu hiệu này cần báo ngay cho chuyên gia y tế.

Đối với tiền sản giật nhẹ, các bác sĩ sẽ đề nghị sinh con vào lúc thai đủ 37 tuần. Vì lúc này thai nhi đã có thể sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Việc ở lại lâu hơn trong cơ thể thai phụ chỉ làm tăng nguy cơ cho mẹ và bé.

Điều trị tiền sản giật nặng

Để điều trị tiền sản giật nặng, mẹ bầu có thể phải nhập viện để được theo dõi kĩ hơn. Vì thường trong trường hợp này, tiền sản giật thường có xu hướng nặng dần lên, mẹ bầu sẽ khó có thể về nhà cho đến khi em bé được sinh ra.

Lúc này các thuốc điều trị tiền sản giật nặng có thể được sử dụng, bao gồm:

  • Thuốc chống tăng huyết áp
  • Thuốc chống co giật, như magie sulfat (MgSO4), để ngăn ngừa co giật
  • Corticosteroid để thúc đẩy sự trưởng thành phổi ở em bé trước sinh

Nếu mẹ bầu bị tiền sản giật nặng, các bác sĩ có thể sẽ đề nghị sinh em bé trước 37 tuần. Thời gian cụ thể và phương pháp sinh (sinh thường qua ngã âm đạo hay sinh mổ) sẽ tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như sự sẵn sàng của em bé.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Tiền sản giật sau sinh và các biến chứng nguy hiểm

Sau sinh

Mẹ bầu cần được theo dõi chặt chẽ về huyết áp và các dấu hiệu khác của tiền sản giật sau sinh. Trước khi xuất viện, các mẹ sẽ được bác sĩ dặn dò các dấu hiệu cần phải tái khám của tiền sản giật sau sinh như đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực, đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Preeclampsia

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preeclampsia/diagnosis-treatment/drc-20355751

Ngày truy cập: 24/5/2022

2. Treating pre-eclampsia

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/treating-pre-eclampsia

Ngày truy cập: 24/5/2022

3. Preeclampsia

https://emedicine.medscape.com/article/1476919-overview

Ngày truy cập: 24/5/2022

4. Preeclampsia

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17952-preeclampsia

Ngày truy cập: 24/5/2022

5. Preeclampsia

https://www.marchofdimes.org/complications/preeclampsia.aspx

Ngày truy cập: 24/5/2022

x