Bổ sung sắt và canxi theo chỉ định của bác sĩ
Mẹ bầu chỉ uống nếu có sự chỉ định của bác sĩ khi thai nhi 3 tuần tuổi nhé. Thông thường, nếu thiếu cả sắt và canxi, mẹ sẽ phải tìm cách bổ sung đồng thời; một vào buổi sáng và một vào đầu giờ chiều.
Để uống sắt hiệu quả, mẹ nên uống thêm thức uống chứa nhiều vitamin C như cam hay chanh. Đồng thời, mẹ nhớ cung cấp chất sắt qua thực phẩm như thịt bò, rau muống, cải bó xôi, gan heo…
>> Mẹ xem thêm Làm thế nào để bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách?
2. Chế độ vận động: Mẹ mang thai nhi 3 tuần tuổi nên tập thể dục như thế nào?
Các quy tắc quan trọng nhất nếu bạn tập thể dục khi mang thai 3 tháng đầu là chú ý đến những giới hạn về năng lượng và tránh té ngã. Hãy chắc chắn rằng bạn nói chuyện với bác sỹ về những gì bạn thực hiện nhé!
- Tập một số bài tập cường độ nhẹ: Tháng đầu của thai kỳ là thời điểm tốt để tập luyện các bài tập tác động thấp. Ví dụ, nếu mẹ chạy thể dục 3 lần/ tuần; hãy thay thế bằng những buổi tập thể dục dưới nước.
- Đi lại nhẹ nhàng khi thai nhi 3 tuần tuổi: Đây là giai đoạn nhạy cảm nên nếu mẹ đang tập các môn thể thao vận động mạnh thì cần tạm thời ngưng lại.
- Những loại hình tập thể dục phù hợp với mẹ mang thai nhi 3 tuần tuổi bao gồm: Pilates, Yoga, Bơi, Đạp xe cố định.
Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai nhi 3 tuần tuổi
1. Bà bầu mang thai tuần thứ 3 bị ra máu có sao không?
Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất thường bị nhiều phụ nữ bỏ qua. 3 tuần đầu, mẹ có thể thấy một vài giọt máu giống như triệu chứng kinh nguyệt trong vòng 6 đến 12 ngày sau khi thụ thai thành công do phôi đang bám vào tử cung. Thông thường máu ra rất ít và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
2. Mang thai 3 tuần có quan hệ được không?
Với phụ nữ mang thai lần đầu thường có tâm trạng lo lắng, đặc biệt sợ quan hệ tình dục mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, kiểu như có thể “làm tổ trứng sẽ rơi mất”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong thời gian đầu thai kỳ, nếu không có dấu hiệu hoặc tiền sử dọa sảy thai, sảy thai… thì vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường.
3. Thai 3 tuần siêu âm có thấy không?
Thai nhi 3 tuần tuổi chỉ có những phôi bào nên chưa hình thành nên một cơ thể nhất định nào cả. Những phôi bào này có kích thước rất bé mà mắt thường không thể nhận ra nên kết quả siêu âm thai 3 tuần không thấy được hình ảnh bào thai.
>> Mẹ có thể quan tâm: Thai 3 tuần siêu âm có thấy không?
4. Thai 3 tuần siêu âm đầu dò có thấy không?
Đây là khoảng thời gian quá sớm để siêu âm đầu dò bởi sẽ không cho kết quả chính xác. Sự khảo sát của đầu dò còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai bên trong tử cung của người mẹ.
5. Mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt bình thường không?
6 tuần tiếp theo sẽ rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Nhau thai và dây rốn đã hoạt động để cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bé. Qua nhau thai, bé nhận dưỡng chất từ cơ thể mẹ, hãy chắc chắn mẹ cung cấp những thứ tốt nhất cho cả mình và bé.
Nếu kết quả thử que âm tính, hãy thử lại vào tuần sau nếu vẫn chưa thấy kỳ kinh. Nhiều kết quả thử nước tiểu không đủ để phát hiện ra sự thụ thai ở tuần thứ 3.
Nếu mẹ cố gắng để có thai nhưng chưa thành công trong một năm hoặc hơn (hoặc 6 tháng nếu mẹ trên 35 tuổi), nên gặp bác sĩ kiểm tra cho cả vợ và chồng để tìm hiểu các vấn đề về khả năng sinh sản. Nên tìm hiểu vấn đề càng sớm càng tốt để giúp mẹ bắt đầu việc điều trị và sớm có thai.
6. Có thai 3 tuần thử que được không?
Tuần này, mẹ có thể biết mình có thai hay chưa? Để có kết quả chính xác nhất, mẹ nên đợi đến cuối tuần rồi hãy dùng que thử. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể thử bây giờ nếu muốn.
Nếu kết quả dương tính, nên đến bác sĩ để được kiểm tra chính xác hơn.
Mẹ không nhất thiết phải đến gặp bác sĩ thường xuyên đến khi thai 8 tuần tuổi, trừ khi có vấn đề về sức khỏe, có vấn đề với lần mang thai trước hoặc đang có những triệu chứng bất thường. Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, có chỉ định hoặc không kê toa, mẹ cần trao đổi với bác sĩ ngay để được tư vấn.
>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Giải mã bí ẩn thử que 1 vạch mà vẫn có thai