Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 26/05/2023

Thai 34 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu bất thường không?

Thai 34 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu bất thường không?
Khi thai nhi được 34 tuần tức là bạn và con đã bước vào tháng thứ tám của thai kỳ. Đây cũng là giai đoạn rất cận kề ngày sinh rồi. Vì thế, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng.

Thai 34 tuần gò cứng bụng là dấu hiệu con muốn nói gì với bạn? Để biết tại sao em bé gò trong bụng; xin mời bạn cùng MarryBaby tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 34 tuần trước nhé.

Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi

Khi bạn và con yêu bước vào tuần 34 thai kỳ; thai nhi sẽ có những sự phát triển sau:

  • Hệ thống miễn dịch của con đang phát triển.
  • Thai nhi có chiều dài khoảng 30cm tính từ đầu đến mông và nặng khoảng 2,1 kg.
  • Con yêu có thể nuốt tới 1 lít nước ối mỗi ngày và thải ra cùng một lượng nước tiểu.
  • Lúc này, con có thể thực hiện những cú đá mạnh và lăn lộn trong bụng khiến bạn cảm thấy một chút khó chịu.
  • Trong giai đoạn này, thai nhi 34 tuần tuổi vẫn đang phát triển mỗi ngày. Nếu bạn nhận thấy sự thay đổi trong chuyển động của thai nhi; hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến bệnh viện để khám thai ngay nhé.

Tại sao thai nhi 34 tuần gò cứng bụng mẹ?

Tại sao thai 34 tuần gò cứng bụng mẹ? Đây chính là dấu hiệu của cơn gò sinh lý (hay còn gọi là cơn co thắt giả Braxton Hicks). Đây là tình trạng diễn ra bình thường của thai kỳ. Vì sau 20 tuần thai kỳ, bạn có thể xuất hiện các cơn gò này để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Nếu bạn mang thai lần đầu, thì sẽ có cảm giác này khá mạnh và thậm chí rất đau đớn với các dấu hiệu sau:

  • Cơn gò thường kéo dài khoảng 30 giây.
  • Cơn gò đến và đi vào những thời điểm bất thường.
  • Cơn gò không kèm theo dấu hiệu mở hoặc giãn cổ tử cung.
  • Cơn gò thường xảy ra không quá 1 hoặc 2 lần trong một giờ, xuất hiện vài lần một ngày cho đến cuối thai kỳ.
  • Cơn gò sẽ thường dừng lại nếu bạn thay đổi vị trí, thay đổi hoạt động, đi dạo, tắm nước ấm hoặc tắm vòi hoa sen.
Tại sao thai nhi 34 tuần gò cứng bụng mẹ?
Tại sao thai nhi 34 tuần gò cứng bụng mẹ?

Sau khi bạn đã được giải tỏa lo lắng về tình trạng thai 34 tuần gò cứng bụng; bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề thai 34 tuần ra dịch màu nâu và những điều mẹ bầu cần biết.

>> Bạn có thể xem thêm: Phù chân khi mang thai tháng thứ 8 và nguy cơ tiền sản giật

Thai 34 tuần gò cứng bụng bạn cần làm gì?

Khi cảm thấy quá khó chịu do các cơn gò cứng bụng thai tuần 34 mang lại, bạn cần đến bệnh viện ngay để bác sĩ theo dõi và khám.

Ngoài ra, thai 34 tuần gò cứng bụng kèm một số dấu hiệu sau thì có thể là bạn sắp chuyển dạ:

  • Vỡ nước ối
  • Chảy máu âm đạo có màu đỏ tươi.
  • Các cơn co thắt không giảm dần theo thời gian.
  • Các cơn co thắt mạnh cứ 5 phút/lần trong 1 giờ.
  • Liên tục rò rỉ nước ối hoặc âm đạo có cảm giác ẩm ướt.
  • Một sự thay đổi đáng chú ý trong chuyển động của em bé như cử động ít hơn 6 đến 10 chuyển động trong 1 giờ.

>> Bạn có thể xem thêm: 10 dấu hiệu sắp sinh (dấu hiệu chuyển dạ) sớm và chuẩn nhất

Khi bụng mẹ gò cứng thai nhi 34 tuần có cử động không?

Khi bụng mẹ gò cứng thai nhi 34 tuần có thể sẽ cử động. Mỗi thai nhi sẽ có cử động khác nhau do đó thật khó để đoán liệu thai nhi của bạn có chắc chắn cử động trong các cơn co thắt hay không.

Một số thai phụ cảm thấy thai nhi cử động ít hơn. Nhưng có một số thai phụ lại cảm thấy thai nhi cử động nhiều trong các cơn co thắt. Dù thế, bạn nên chú ý đến chuyển động của thai nhi và báo cho bác sĩ nếu cảm thấy thai nhi không hoạt động.

Như vậy bạn đã biết, tại sao em bé gò trong bụng mẹ rồi. Khi thai 34 tuần gò cứng bụng mẹ chính là các cơn gò sinh lý hay còn gọi là cơn gò giả Braxton Hicks. Đây là tình trạng bình thường xảy ra từ tam cá nguyệt thứ 2 để chuẩn bị cho quá trình chuyện dạ sinh nở. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhập viện ngay khi thấy cơn gò kèm theo các dấu hiệu bất thường nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. 34 weeks pregnant
https://raisingchildren.net.au/pregnancy/week-by-week/third-trimester/34-weeks
Truy cập ngày 27/04/2023

2. Pregnancy – premature labour
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-premature-labour
Truy cập ngày 27/04/2023

3. Braxton Hicks contractions
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/braxton-hicks-contractions
Truy cập ngày 27/04/2023

4. Braxton Hicks Contractions
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/22965-braxton-hicks
Truy cập ngày 27/04/2023

5. Braxton Hicks Contractions – Causes, Symptoms & Pain Relief
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/braxton-hicks/
Truy cập ngày 27/04/2023

x