2.4 Thai nhi 29 tuần nằm như thế nào?
Thông thường, thai nhi 29 tuần tuổi sẽ nằm dọc theo bụng mẹ bầu và có thể quay đầu về phía mẹ hoặc quay đầu hướng xuống dưới. Đây là giai đoạn não bộ của bé phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, ở tuần thứ 29, mí mắt của thai nhi đã hoàn toàn hoàn thiện và em bé có thể nhắm, mở mắt. Vậy mẹ đã biết thai nhi 29 tuần nằm như thế nào rồi đó!
2.5 Thai 29 tuần tuổi biết làm gì?
- Bé sẽ nấc cụt nhiều hơn: Đứa trẻ của mẹ đang tiếp tục nấc cụt. Chúng tạo cảm giác như những cú chạm nhẹ nhàng, nhịp nhàng đối với mẹ; và cũng không gây khó chịu cho em bé.
- Bé sẽ bắt đầu mỉm cười: Em bé của mẹ có thể bắt đầu mỉm cười trong tuần này, đặc biệt là khi đang ngủ.
2.6 Đếm số cử động của thai nhi
Bên cạnh đó, để trả lời cho câu hỏi thai 29 tuần phát triển như thế nào, mẹ cần biết về không gian sống của bé. Vì không gian trong khu sinh hoạt của bé hiện đã chật chội, mẹ sẽ cảm nhận dễ dàng hơn các cú đạp hay huých khuỷu tay vào thành bụng. Mẹ sẽ cảm nhân con đạp nhiều, năng động hơn vì thai nhi đã lớn hơn, mạnh hơn và phản ứng với tất cả các loại kích thích – chuyển động, âm thanh, ánh sáng cũng như thực phẩm mẹ ăn.
Điều đó có nghĩa bây giờ là thời điểm tốt để bắt đầu thực hiện đếm thai máy một hoặc hai lần một ngày vào những khung giờ nhất định. Việc theo dõi này sẽ giúp mẹ nhận biết khi nào con thức – ngủ, có vấn đề gì về sức khỏe hay không.
Như vậy, mẹ đã biết thai 29 tuần phát triển như thế nào rồi phải không? Mẹ có thể tham khảo thêm cách kích thích trí não thai nhi qua 5 bài nhạc Mozart cho bà bầu nhé.
3. Mang thai 29 tuần là mấy tháng?
Nếu mẹ mang thai được 29 tuần thì mẹ đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ. Chỉ còn 2 tháng nữa thôi là mẹ có thể gặp mặt bé yêu rồi. Vậy mẹ đã biết thai 29 tuần là mấy tháng rồi đúng không? Mẹ đọc tiếp về những thay đổi trong cơ thể của mình ở giai đoạn này nhé.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 29 tuần
1. Cảm thấy mệt mỏi
Đến giai đoạn này, mẹ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhất là những khi khó ngủ. Bên cạnh đó, mẹ cũng thấy mình vụng về hơn bình thường. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì bây giờ mẹ không chỉ nặng nề hơn, trọng lượng dồn ở bụng bầu còn làm cho trọng tâm cơ thể mẹ thay đổi. Hơn nữa, do sự thay đổi của hormone, các dây chằng và các khớp xương lỏng hơn khiến mẹ dễ mất thăng bằng.
Việc tử cung to lên chèn ép mạch máu dẫn máu về tim dẫn tới tình trạng ứ máu dưới chân; dân gian hay gọi hiện tượng “xuống máu chân”; biểu hiện mẹ bầu sẽ thấy chân phình to hơn và ấn lõm và mẹ nên chuẩn bị một vài đôi giày mới cỡ lớn.
>> Bạn có thể xem thêm: Phù chân khi mang thai tháng thứ 8 và nguy cơ tiền sản giật
2. Suy giãn tĩnh mạch chân
Những mạch máu sưng tấy này có thể phát triển hoặc trầm trọng hơn khi mẹ mang thai. Chúng nổi lên do lượng máu tăng lên khi mang thai, tử cung phát triển chèn ép gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và các hormone đang làm giãn tĩnh mạch.
Giãn tĩnh mạch cũng có thể xảy ra ở trực tràng (như bệnh trĩ) hoặc âm hộ, nhưng đừng nhầm lẫn chúng với tình trạng giãn tĩnh mạch mạng nhện.
Một số phụ nữ mang thai thấy đau khi giãn tĩnh mạch, trong khi những người khác không thấy khó chịu gì cả. Giống như vết rạn da, chúng cũng có thể di truyền.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu chúng là tránh đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài. Cố gắng tập thể dục hàng ngày; ăn nhiều chất xơ, ít mặn; nâng cao chân khi nằm hay ngồi và kiểm soát cân nặng. Chứng giãn tĩnh mạch sẽ tự hết trong vòng vài tháng sau khi sinh.
3. Tâm trạng thay đổi
Mẹ còn nhớ sự thay đổi tâm trạng giai đoạn đầu thai kỳ chứ? Những triệu chứng khó chịu kết hợp cùng sự thay đổi hormone có thể khiến những cảm xúc khó kiểm soát đó quay trở lại. Cảm giác lo lắng không biết mình sẽ chuyển dạ thế nào, mình có trở thành người mẹ tốt hay không… là hoàn toàn bình thường.
Nếu mẹ không thể rũ khỏi cảm giác chán nản, ủ ê, ngày một cáu kỉnh và kích động, lo lắng thì hãy tìm gặp bác sĩ. Mẹ có thể nằm trong số 1/10 thai phụ bị trầm cảm thai kỳ đấy.
Lời khuyên của bác sĩ để thai 29 tuần tuổi phát triển tốt
1. Chế độ dinh dưỡng: thai nhi 29 tuần nên ăn gì?
Nạp đủ canxi. Hiện tại, khoảng 250mg canxi trong chế độ ăn uống của mẹ nhằm để phát triển xương của thai nhi. Việc này sẽ tiếp diễn suốt phần còn lại của thai kỳ. Thai nhi cũng cần canxi để giúp phát triển răng, tim, thần kinh và cơ bắp.
Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến cáo phụ nữ mang thai từ 19 tuổi trở lên cần bổ sung 1.000mg canxi mỗi ngày. Khi mẹ nạp không đủ canxi, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương của mẹ. Thiếu canxi sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp do mang thai (huyết áp cao) và sinh non.