Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Thị Thu Sương
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 18/11/2021

Rủi ro khi sinh non 33 tuần là gì, mẹ đã biết chưa?

Rủi ro khi sinh non 33 tuần là gì, mẹ đã biết chưa?
Trẻ sinh non phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe hơn những bé đủ ngày đủ tháng. Bé sinh non 33 tuần có thể phát triển bình thường được không?

Sinh non là tình trạng trẻ được sinh trước thời điểm 37 tuần tuổi, trong đó sinh non 33 tuần được xếp vào loại sinh non trung bình. Trẻ sinh non thường gặp vấn đề về sức khoẻ và có nguy cơ bệnh tật cao hơn những em bé khác.

Sinh non 33 tuần thường gặp biến chứng gì? Dấu hiệu sinh non? Cách chăm sóc trẻ sinh non? Mẹ hãy đọc ngay những thông tin dưới đây nhé.

Vì sao có trường hợp trẻ sinh non?

Nếu có một hoặc nhiều hơn các yếu tố dưới đây, mẹ rất dễ gặp phải tình trạng thai 33 tuần sinh non.

  • Mẹ gặp các vấn đề về ối như đa ối, thiếu ối, vỡ ối, non, nhiễm trùng ối.
  • Mẹ bị nhau tiền đạo hoặc nhau bong non.
  • Mẹ từng phẫu thuật ổ bụng trong thai kỳ.
  • Mẹ hút thuốc lá, dùng bia rượu, chất kích thích trong thời kỳ mang thai.
  • Mẹ gặp vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ, bắt buộc phải chấm dứt thai kỳ tại thời điểm đó để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Đây được gọi là sinh non do chỉ định y khoa.
  • Mang thai trong độ tuổi dưới 17 hoặc trên 35.
  • Mang đa thai.
  • Khoảng cách giữa hai lần sinh quá ngắn (dưới 6 tháng).
  • Mẹ bầu bị thiếu máu, suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, nhiễm trùng âm đạo, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung.
  • Mẹ có tiền sử sinh non hoặc sảy thai trước đó.
  • Tử cung bất thường như cổ tử cung ngắn, hở eo tử cung, cổ tử cung dị dạng.

Sinh non 33 tuần
Mẹ có thể sinh non 33 tuần vì nhiều nguyên nhân khác nhau

Dấu hiệu sinh non tuần 33 mẹ cần biết

Khi mang thai ở tuần 33, nếu phát hiện thấy những dấu hiệu sinh non tuần 33 dưới đây, mẹ hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để được can thiệp kịp thời.

  • Dịch âm đạo ra nhiều bất thường, dịch nhầy hơn và có thể kèm theo máu.
  • Đau bụng từng cơn, mức độ đau tăng dần và càng lúc càng dữ dội.
  • Chuột rút ở bụng.
  • Xuất hiện những cơn co thắt tử cung với tần suất ban đầu 2 lần/ 10 phút, sau tăng lên 2 -3 lần/ phút.
  • Vỡ ối.

Trẻ sinh non tuần 33 có sự phát triển như thế nào?

Trẻ sinh non 33 tuần thường có cân nặng dao động từ 1800 – 2200 gam, dài gần 50cm.

Thai nhi gần như đã phát triển đầy đủ các bộ phận vào tuần thứ 33, 34. Tuy nhiên, hệ thống hô hấp vẫn còn chưa hoàn thiện, dẫn đến các phản xạ bú, nuốt, thở chưa được nhịp nhàng nếu trẻ sinh non tuần thứ 33.

Nếu sinh đủ ngày đủ tháng, trẻ sẽ được hưởng các kháng thể từ mẹ truyền sang trong những tuần cuối thai kỳ. Vì vậy, khi mẹ mang thai 33 tuần sinh non, hệ miễn dịch của bé sẽ kém hơn những bé sinh đủ tháng.

Lúc này, trẻ sinh non tuần 33 thường sẽ được chăm sóc trong lồng ấp hoặc NICU (khoa chăm sóc tích cực sơ sinh) trong một thời gian, tùy tình hình sức khỏe của bé.

Trẻ sinh non tuần 33 phải được chăm sóc trong lồng ấp

Sinh non 33 tuần, trẻ có thể gặp những rủi ro gì?

Bé chào đời ở tuần thứ 33, sớm hơn dự tính rất nhiều. Một số rủi ro có thể xảy đến với những trường hợp sinh non tuần 33 như:

  • Thai 33 tuần sinh non có nguy cơ kém phát triển: Những tuần cuối của thai kỳ là giai đoạn thai nhi hoàn thiện mạnh mẽ nhất về thể chất và trí não. Theo nghiên cứu, khi thai nhi được 35 tuần tuổi, não bộ chỉ mới phát triển 66% so với trẻ sinh đủ tháng. Trẻ sinh non có thể có nguy cơ chậm phát triển.
  • Trẻ sinh non có khả năng bị nhiễm trùng: Do chưa nhận được đầy đủ kháng thể từ mẹ nên những trẻ sinh non thường có hệ thống miễn dịch kém. Bên cạnh đó, để hỗ trợ một ca sinh non, bác sĩ thường sử dụng nhiều thủ thuật y tế để giúp em bé sinh ra an toàn. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng cho trẻ.
  • Trẻ sinh non bú kém: Do hệ hô hấp chưa hoàn thiện nên phản xạ bú của những bé này còn kém. Trẻ có thể cải thiện bằng cách tập dần dần hoặc bác sĩ sẽ cho trẻ ăn qua đường ống.
  • Sinh non sau 8 tháng, trẻ có nguy cơ nhẹ cân: Việc chào đời sớm hơn so với bình thường cũng như tình trạng bú kém khiến trẻ sinh non thường có cân nặng dưới 2 kg, thấp hơn tiêu chuẩn. Với số cân này, trẻ cần được sự chăm sóc đặc biệt để có thể hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển tốt hơn.

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sinh non tuần thứ 33

Theo thống kê, tỷ lệ sống sót của các em bé sinh non tuần thứ 33 là 98%. Đây là con số khá khả quan cho thấy rằng, em bé của bạn vẫn có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Trẻ sinh non thời điểm này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn so với trẻ đủ ngày đủ tháng. Sau thời gian nằm trong lồng ấp, nếu bé đáp ứng được các tiêu chuẩn về sức khỏe và không cần hỗ trợ y tế, bé sẽ được chăm sóc tại nhà.

Trẻ sinh non cần được quan tâm sức khỏe đặc biệt

Mẹ nên lưu ý một số điểm khi chăm sóc trẻ sinh non nói chung:

  • Sinh lúc 33 tuần, trẻ dễ bị nhiễm bệnh hơn các bé đủ tháng. Mẹ cần chủ động theo dõi bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ như nhiệt độ, nhịp thở, màu sắc da, phản xạ. Nếu chẳng may phát hiện triệu chứng nào bất thường, mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện sớm.
  • Sữa mẹ cung cấp nhiều protein và kháng thể giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch. Vì vậy, mẹ cần chuẩn bị nguồn sữa mẹ dồi dào cho trẻ sinh non.
  • Bên cạnh việc ăn, trẻ sinh non sau 8 tháng còn cần được quan tâm đến chất lượng giấc ngủ. Trẻ sẽ tăng trưởng trong lúc ngủ nên mẹ cần đảm bảo bé có những giấc ngủ ngon và sâu. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ 16 – 20 giờ mỗi ngày, chia thành nhiều giấc nhỏ sau mỗi cữ sữa. Đặc biệt, mẹ phải lưu ý đến môi trường ngủ an toàn cho trẻ, hạn chế nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi.
  • Mẹ cần hạn chế tối đa số lượng người tương tác với bé, nhất là những người có dấu hiệu bị bệnh.

Sinh non 33 tuần nghĩa là bé chào đời quá sớm so với ngày dự kiến. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ y khoa và các phương pháp chăm sóc đặc biệt, trẻ sinh non vẫn có cơ hội chào đời an toàn và phát triển tốt.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Premature birth

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/premature-birth/symptoms-causes/syc-20376730 Ngày truy cập 18/11/2021

Premature baby

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/premature-baby Ngày truy cập 18/11/2021

https://www.healthlinkbc.ca/health-topics/zx3825 Ngày truy cập 18/11/2021

WHEN IS IT SAFE TO DELIVER YOUR BABY?

https://healthcare.utah.edu/womenshealth/pregnancy-birth/preterm-birth/when-is-it-safe-to-deliver.php Ngày truy cập 18/11/2021

Everything About Babies Born at 33 Weeks

https://flo.health/being-a-mom/your-baby/growth-and-development/babies-born-at-33-weeks Ngày truy cập 18/11/2021

Premature birth statistics

https://www.tommys.org/pregnancy-information/premature-birth/premature-birth-statistics Ngày truy cập 18/11/2021

LONG-TERM HEALTH EFFECTS OF PREMATURE BIRTH

https://www.marchofdimes.org/complications/long-term-health-effects-of-premature-birth.aspx# Ngày truy cập 18/11/2021

 

 

x