Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Thị Thu Sương
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 18/11/2021

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều, mẹ nên làm gì

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều, mẹ nên làm gì
Nhiều mẹ bầu cảm thấy vô cùng lo lắng khi mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều. Mẹ không biết hiện tượng này có cảnh báo nguy hiểm nào của thai nhi hay không?

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều có nguy hiểm không? Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có phải hiện tượng bình thường?

Những cử động của bé yêu trong bụng luôn là một trong những mối quan tâm của mẹ bầu. Việc bé đạp quá ít hoặc quá nhiều cũng khiến mẹ lo lắng.

MarryBaby sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này nhé.

Em bé biết đạp từ khi nào?

Theo bác sĩ, thai nhi đã biết cử động từ khoảng tuần thứ 7 – 8 của thai kỳ. Tuy nhiên lúc này bé còn quá nhỏ, những cử động rất nhẹ nhàng nên mẹ không nhận ra được.

Vào tuần thứ 15 – 16, nhiều mẹ đã có thể cảm nhận những cú cựa quậy của bé, hay còn gọi là thai máy. Các cử động này sẽ trở nên rõ nét hơn vào tuần thứ 20.

Hầu hết mẹ bầu đều đã có thể nhận ra những cú đạp nhẹ vào thành bụng, tiếng nấc hay động tác quơ chân tay của bé từ tuần thứ 20 trở đi.

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều
Bé biết đạp từ tuần thứ 20 của thai kỳ

Vào những tháng cuối thai kỳ, nhất là trong khoảng từ tuần 30 – 38, em bé sẽ đạp nhiều và mạnh hơn.

Lúc này, mẹ sẽ được theo dõi thay máy trong mỗi lần khám thai định kỳ. Số lần đạp của thai nhi trong giai đoạn này sẽ phản ánh tình hình sức khỏe của bé.

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều do đâu

Tần suất em bé đạp trong bụng mẹ không giống nhau ở mỗi bà bầu. Điều này phụ thuộc vào cơ địa, tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến những cử động của thai nhi như:

1. Vị trí nhau thai

Đôi khi, nhau thai có thể nằm ở phía trước của tử cung như một chiếc gối úp, khiến mẹ ít cảm nhận được những cử động của thai nhi.

Em bé vẫn di chuyển và cử động trong tử cung nhưng nếu là những vận động quá nhẹ, mẹ sẽ không nhận thấy được.

2. Cân nặng của mẹ

Những mẹ bầu hơi mũm mĩm thường khó cảm nhận thai máy hơn vì có lớp mỡ bụng dày cản trở. Thừa cân, béo phì luôn kéo theo nhiều tác hại đối với sức khỏe, nhất là phụ nữ mang thai. Vì vậy, mẹ nên chú ý kiểm soát cân nặng trong thai kỳ nhé.

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều
Cân nặng cũng góp phần làm mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều

3. Tính cách của bé

Một số bé hiếu động thường đạp rất nhiều và mạnh. Trong khi đó, các bé có tính cách điềm tĩnh sẽ có xu hướng đạp ít hơn.

4. Giai đoạn thai kỳ

Thông thường, mẹ sẽ cảm nhận rõ rệt thai máy từ khoảng tuần thứ 22 đến 34 của thai kỳ. Nhiều nghiên cứu chứng minh em bé cử động mạnh mẽ nhất trong khoảng thời gian này.

Nguyên do là đây là thời kỳ mà thai nhi phát triển với tốc độ nhanh nhất. Trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, em bé còn nhỏ nên mẹ khó cảm nhận được thai máy.

Còn ở những tuần đầu của tam cá nguyệt thứ 2, lúc nào thai nhi đã có kích thước gần như hoàn thiện, nên không gian trong bụng mẹ có phần chật chội so với bé.

Vì vậy, nếu mẹ thấy em ít đạp vào tháng cuối cũng không nên quá lo lắng. Chẳng qua là con đã lớn hơn, “ngôi nhà” của mẹ hơi bé, không đủ chỗ cho bé yêu thỏa sức vùng vẫy nên đạp ít lại xíu thôi mà.

5. Khoảng thời gian trong ngày

Tần suất cũng như cường độ đạp của thai nhi cũng có sự khác nhau ở các mốc thời gian trong ngày. Bé thường năng động hơn vào những thời điểm nhất định, chẳng hạn như sau khi mẹ ăn xong hoặc lúc mẹ ngủ.

Nhiều mẹ gặp hiện tượng thai nhi đạp nhiều vào ban đêm thì rất lo lắng, không biết sức khỏe bé có vấn đề gì không. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thai nhi đạp nhiều vào ban đêm.

  • Thứ nhất là vào ban đêm, không gian yên tĩnh, mẹ nằm yên nên dễ dàng cảm nhận được mọi cử động của bé. Thực chất là bé đạp cả ngày và đêm nhưng do ban ngày mẹ hoạt động thường xuyên nên ko để ý.
  • Thứ hai là do giấc ngủ của thai nhi rất ngắn, kể cả giấc ngày hay giấc đêm. Bé chỉ ngủ khoảng 40 phút mỗi giấc, và sau đó sẽ thức dậy để nghịch ngợm. Thỉnh thoảng, một vài cú huých chắc chắn sẽ khiến mẹ giật mình tỉnh giấc. Hãy nhẹ nhàng xoa bụng và thì thầm vài lời yêu thương, dỗ dành, bé yêu sẽ nhanh chóng nhận ra và tiếp tục chìm vào giấc ngủ sâu cùng mẹ.

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều có sao không?

Việc mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều hay thai nhi 24 tuần tuổi đạp nhiều là hiện tượng khá phổ biến và đa phần không nguy hiểm. Mẹ có thể tham khảo tần suất thai máy phổ biến dưới đây.

  • Thai nhi bình thường sẽ cử động khoảng 4 lần trong vòng 1 giờ. Mẹ có thể nằm yên lặng, đặt tay lên bụng để có thể đếm được số lần thai máy.
  • Nếu thai nhi có ít hơn 4 cử động trong 1 giờ, mẹ có thể đếm lại sau 1 -2 giờ. Có thể bé đang ngủ hoặc mẹ chưa tập trung nên chưa cảm nhận được.
  • Nếu trong vòng 1 giờ có trên 4 lần thai máy, bé hoàn toàn khỏe mạnh.

Thai nhi đạp như thế nào là bất thường

1. Thai máy nhiều bất thường

Tuy hiện tượng mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều không phải là vấn đề nguy hiểm, nhưng mẹ cũng không nên chủ quan.

Nếu mẹ chỉ thấy bé đạp nhiều hơn một chút so với trước đây thì không có vấn đề gì cả. Nhưng nếu bé đạp nhiều một cách bất thường, số lần thai máy lên đến 10, 15 lần trong vòng 1 giờ thì mẹ cần lưu tâm.

Rất có thể mẹ đang trong tình trạng căng thẳng, lo âu quá mức, ảnh hưởng đến thai nhi khiến bé phản ứng bằng cách đạp nhiều.

Trong trường hợp này, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, giữ tinh thần bình tĩnh và kiểm tra lại thai máy trong vòng 1 – 2 giờ sau. Nếu tình hình thai máy vẫn tăng nhanh và dồn dập, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra.

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều
Nghỉ ngơi có thể giúp bà bầu giảm tình trạng bé đạp dồn dập

2. Hiện tượng thai nhi không đạp

Bên cạnh tình trạng mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều, nhiều mẹ còn lo lắng về hiện tượng thai nhi không đạp. Nếu không cảm thấy bất cứ cử động nào của thai nhi sau 22 tuần, mẹ hãy đến thăm khám bác sĩ.

Ngoài ra, em bé đang đạp bình thường, nếu mẹ thấy thai máy yếu hắn đi hoặc không còn cảm nhận thai máy trong suốt một ngày, mẹ cũng nên đi kiểm tra.

Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều khiến mẹ bầu lo lắng cho sức khỏe của bé. Nếu mẹ chỉ thấy bé đạp nhiều hơn ngày thường một chút và không kèm theo bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì mẹ không nên quá lo lắng.

Trường hợp thai máy dồn dập, tần suất bất thường kèm theo triệu chứng đau bụng, nôn mửa hay xuất huyết âm đạo, mẹ hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để kiểm tra.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Baby movements during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/baby-movements-during-pregnancy

Truy cập ngày 18/11/2021

Why Do Babies Move So Much in the Womb?

https://www.toplinemd.com/blog/why-do-babies-move-so-much-in-the-womb/

Truy cập ngày 18/11/2021

Kick counts

https://www.aboutkidshealth.ca/Article?contentid=325&language=English

Truy cập ngày 18/11/2021

Your Baby’s Development: The Third Trimester

https://familydoctor.org/your-babys-development-the-third-trimester/

Truy cập ngày 18/11/2021

 

x