Táo bón khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến tử cung của mẹ. Vì vậy, mẹ bầu nên có chế độ ăn đủ chất, nhiều rau xanh và trái cây.
4. Mẹ bị mất nước
Trong nhiều trường hợp, cơ thể bị mất nước cũng kích thích các cơn gò xảy ra. Do đó, mẹ bầu nên chú ý bổ sung nước rải rác trong ngày. Mỗi ngày, mẹ nên uống từ 2 lít nước trở lên.
5. Bàng quang đầy
Khi bàng quang đã đầy nước tiểu, mẹ nên kịp thời “giải phóng” lượng nước này ra khỏi cơ thể. Tình trạng bàng quang đầy nước có thể “kích hoạt” các cơn gò.
6. Da bụng bị kéo giãn
Đến tháng cuối, bụng bầu đã trở nên rất lớn, đồng thời làn da cũng đã bị kéo giãn hết sức. Sự lớn lên nhanh chóng của tử cung khiến cho làn da mẹ bầu không kịp thích nghi và vì vậy có thể xuất hiện các vết rạn nứt.
Mẹ có thể dùng dầu dừa hoặc dầu ô-liu để massage vùng bụng để phòng ngừa rạn da. Tuy nhiên massage quá nhiều có thể tạo ra các kích thích lên tử cung làm xuất hiện các cơn gò và gây ra sinh non. Vì vậy, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện điều này.
Ở những bà bầu
Are You in Labor?
3 tháng cuối hay bị gò cứng bụng, khi chạm vào bụng bầu cũng có thể gây ra các cơn gò. Ngoài ra, khi mẹ và bé đều đang hoạt động, các cơn gò cũng dễ xảy ra.
Nhận biết dấu hiệu sắp sinh
Tình trạng bầu 3 tháng cuối hay bị gò cứng bụng. Đặc biệt bụng gò cứng xuất hiện đều đặn theo từng cơn và liên tục trong ngày có thể là biểu hiện sắp sinh. Do vậy, mẹ cần chú ý đến sự thay đổi ở vùng bụng. Những dấu hiệu chuyển dạ điển hình bao gồm:
- Xuất hiện cơn gò tử cung trên 6 lần/giờ
- Cảm giác như chuột rút ở vùng bụng dưới
- Đau lưng dưới
- Áp lực ở vùng chậu, có cảm giác như em bé đang đẩy xuống
- Dịch âm đạo thay đổi, trở nên đặc hơn hoặc lẫn máu.
Những cơn gò trước tuần thứ 37 với tần suất 10 phút/ lần hoặc dày đặc hơn, kèm theo đó là tình trạng đau bụng và ra máu, mẹ cần đến bệnh viện ngay vì có thể đây là dấu hiệu sinh non. Đặc biệt, những mẹ bầu đã từng sinh non sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm nhiều hơn.