Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Ngô Mỹ Ngọc
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 13/03/2022

Bầu tháng cuối bị sưng vùng kín: Chưa tìm hiểu kỹ mẹ chớ lo lắng!

Bầu tháng cuối bị sưng vùng kín: Chưa tìm hiểu kỹ mẹ chớ lo lắng!
Bầu tháng cuối bị sưng vùng kín không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi nhưng sẽ khiến mẹ bầu thấy ngứa ngáy vùng kín vô cùng. Tìm hiểu ngay!

Bất kỳ thay đổi nào trong quá trình mang thai cũng khiến mẹ bầu lo lắng dù chỉ là những thay đổi nhỏ nhất. Đặc biệt là bầu tháng cuối bị sưng vùng kín. Tình trạng này có thể diễn ra trong vài ngày hoặc dài hơn. Trước khi gặp bác sĩ, mẹ nên xác định rõ nguyên nhân khiến vùng kín bị sưng khi mang thai nhé.

10 nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối bị sưng vùng kín

Sưng vùng kín là tình trạng môi âm hộ bị sưng nhẹ. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, cụ thể như sau:

1. Lưu lượng máu đến âm hộ tăng

Trong thai kỳ, để nuôi dưỡng thai nhi, lưu lượng máu và chất lỏng vận chuyển đi khắp cơ thể và đến tử cung tăng đến 50%. Chính sự gia tăng này khiến cho mu và âm hộ của mẹ sưng phồng và nhạy cảm hơn.

2. Vệ sinh vùng kín kém

Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến khiến âm hộ bị sưng trong quá trình mang thai. Không vệ sinh kỹ, âm đạo sẽ trở thành nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của vi khuẩn, nấm ngứa,… Từ đó, dẫn đến tình trạng sưng ngứa vùng kín.

3. Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố thường xuyên trong quá trình mang thai có thể khiến âm hộ của mẹ sưng tấy. Nội tiết tố thay đổi làm mất sự cân bằng hệ vi sinh vật của âm đạo. Nhân cơ hội này, các loại vi khuẩn và virus sẽ phát triển, tấn công gây sưng âm hộ.

bau-thang-cuoi-bi-sung-vung-kin-1
Thay đổi nội tiết tố cuối thai kỳ có thể khiến mẹ bầu sưng vùng kín

4. Dùng sản phẩm vệ sinh vùng kín không phù hợp

Việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh hoặc chăm sóc vùng kín không phù hợp cũng là nguyên nhân gây sưng vùng kín cho bà bầu ở tháng cuối thai kỳ. Những sản phẩm này có thể chứa chất gây dị ứng, chất tẩy rửa khiến vùng kín bị dị ứng và sưng tấy.

5. Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục một cách thô bạo, thiếu chất bôi trơn hoặc quan hệ kéo dài có thể làm âm đạo trầy xước, sưng và chảy máu.

6. U nang

U nang xuất hiện cũng có thể là nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối bị sưng vùng kín.

7. Ăn thực phẩm không lành mạnh

Thói quen ăn uống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của “cô bé”. Nếu mẹ ăn quá nhiều đồ ăn vặt, thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc những món ăn không lành mạnh sẽ khiến âm họ bị sưng và nhiễm trùng.

8. Viêm vùng kín do vi khuẩn

Sưng vùng kín có thể là hậu quả của bệnh lý viêm phụ khoa do vi khuẩn. Do đó, trường hợp này cần sự hỗ trợ của bác sĩ (chỉ định dùng thuốc kháng sinh) mới có thể giảm viêm và tiêu sưng.

bau-thang-cuoi-bi-sung-vung-kin-2
Khi vi khuẩn tấn công, các lớp tế bào vùng kín sẽ sưng lên để theo cơ chế phòng vệ

9. Nhiễm trùng nấm men

Vùng kín có thể sưng lên nếu nấm Candida phát triển quá mức. Các triệu chứng thường gặp của bệnh lý này chính cảm thấy nóng rát, đỏ khi quan hệ tình dục và đi tiểu hoặc da bị kích thích và tiết nhiều dịch âm đạo.

10. Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các bệnh lý lây qua đường tình dục sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn vùng âm đạo sinh sôi. Từ đó dẫn đến sưng và viêm âm hộ.

Bầu tháng cuối bị sưng vùng kín có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thông thường, tình trạng sưng âm hộ không gây bất kỳ tác hại nào đến thai nhi trong bụng nên mẹ yên tâm nhé.

Tuy nhiên, nếu mẹ bị sưng âm họ do nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B thì nên thận trọng, khám bác sĩ ngay nếu có thể. Vì loại vi khuẩn này có thể lây nhiễm sang em bé và ảnh hưởng đến con ngay khi chào đời.

Cách khắc phục tình trang sưng vùng kín cho mẹ bầu ngay tại nhà

Dưới đây là một số cách để khắc phục tình trạng bầu tháng cuối bị sưng vùng kín:

1. Hạn chế gãi khi bị sưng âm hộ

Ở tháng cuối thai kỳ, mẹ có thể cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu ở “cô bé”. Tuy nhiên, mẹ không nên gãi mà ráng chịu đựng thêm một thời gian nữa nhé.

Nếu gãi quá nhiều có thể khiến vùng kín phồng rộp và tổn thương nặng hơn. Và tình trạng bầu tháng cuối bị sưng vùng kín cũng lâu khỏi hơn.

2. Giữ vệ sinh “vùng kín” luôn sạch sẽ

Mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín thường xuyên để “cô bé” luôn sạch sẽ và thơm tho. Đồng thời, nên chọn loại dung dịch chăm sóc vùng kín phù hợp, tránh tình trạng vùng kín bị kích ứng trở lại.

Tuy nhiên, việc vệ sinh cần diễn ra đều đặn với tần suất vừa phải. Việc vệ sinh “cô bé” quá nhiều vô tình sẽ loại bỏ các lợi khuẩn và hại khuẩn, làm lây lan vi khuẩn gây bệnh sang các khu vực khác.

3. Không tự ý điều trị khi bị sưng âm hộ

Khi thấy âm hộ bị sưng, mẹ nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhé vì có thể gây ra các biến chứng trong thai kỳ.

bau-thang-cuoi-bi-sung-vung-kin-3
Dùng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ có thể cải thiện tình trạng sưng ngứa vùng kín của mẹ bầu

Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm tình trạng bầu tháng cuối bị sưng vùng kín ngay tại nhà:

  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước giúp kiểm soát sự tăng trưởng và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Từ đó giúp âm hộ mẹ bầu bớt sưng tấy.
  • Chườm lạnh: Bạn có thể chườm lạnh để giảm sưng viêm cho vùng kín.
  • Sử dụng tỏi: Tỏi có đặc tính kháng viêm tự nhiên nên có thể giúp mẹ chống nấm, kháng khuẩn và giảm sưng vùng kín hiệu quả. Mẹ có thể thêm tỏi vào chế độ ăn hoặc đắp tỏi để làm dịu vùng da kích ứng. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng nhé.

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng bầu tháng cuối bị sưng vùng kín ngay tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng sưng ngứa không thuyên giảm và có nổi mụn nhỏ hoặc lở loét thì nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nhé. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Changes During Pregnancy: What’s Normal And What’s Not?

https://www.texaschildrens.org/blog/2015/04/changes-during-pregnancy-what%E2%80%99s-normal-and-what%E2%80%99s-not

Ngày truy cập: 10/03/2022

Vaginal thrush during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/vaginal-thrush-during-pregnancy

Ngày truy cập: 10/03/2022

Vaginal Swelling During Pregnancy

https://parenting.firstcry.com/articles/vaginal-swelling-during-pregnancy-causes-symptoms-and-treatment/

Ngày truy cập: 10/03/2022

What can cause vaginal swelling

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321333.php

Ngày truy cập: 10/03/2022

How to Treat Perineal Pain and Swelling During and After Pregnancy

https://www.pregnancyinfo.ca/postpartum/postpartum/vaginal-recovery/

Ngày truy cập: 10/03/2022

 

x