Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Tôi đồng ý tham gia Enfa A+ Smart Club cùng các điều khoản và chính sách của MJN và Marrybaby.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cách chăm sóc cây mai sau Tết đúng là bạn cần chịu khó đem mai ra ngoài trời, tưới nước, thay đất cho cây và tỉa cành, tỉa rễ, ngắt nụ mai đi để cây được tập trung toàn bộ chất dinh dưỡng vào phần thân. Từ đó, cây mai mới phục hồi nhanh và phát triển bình thường trở lại sau mùa Tết.
Cách chăm sóc cây mai sau Tết đúng là bạn cần chịu khó đem mai ra ngoài trời, tưới nước, thay đất cho cây và tỉa cành, tỉa rễ, ngắt nụ mai đi để cây được tập trung toàn bộ chất dinh dưỡng vào phần thân. Từ đó, cây mai mới phục hồi nhanh và phát triển bình thường trở lại sau mùa Tết.
Chăm sóc cây mai sau Tết: Chỉ tưới nước liệu đã đủ chưa?
Sau những ngày tỏa nắng rực rỡ trong dịp Tết, cây mai thường “kiệt sức” đi nhiều do phải sống nhiều tuần liền trong điều kiện chăm sóc thiếu thốn:
Bị phun thuốc kích thích để ra hoa, giữ hoa đúng các mùng Tết nên sinh lý của mai thường không ổn định.
Nhựa mai trong những ngày Tết được dồn tối đa để nuôi hoa, nên cây mai sau Tết thường rất yếu nếu không được chăm sóc kỹ
Mai chưng trong nhà nên nhiều tuần liền không được quang hợp với ánh sáng mặt trời, lá mai trở nên mỏng, xanh nhạt, cành dài nhưng lại mỏng và rất yếu
Gia chủ thường ít chịu khó chăm sóc mai trong những ngày Tết mà chỉ đổ một ít nước vào gốc (thậm chí có người còn đổ cả nước ngọt hoặc bia)
Chính vì vậy, nếu chỉ tưới mỗi nước mà không biết cách chăm sóc cây mai sau Tết, cây sẽ khó mà tiếp tục phát triển khỏe mạnh và ra hoa đẹp vào năm sau nữa.
Cây mai trong dịp Tết bị phun thuốc kích thích để ra hoa nên sinh lý mai thường không ổn định
Cách chăm sóc cây mai sau Tết chuẩn chuyên gia
Nếu bạn muốn tiếp tục nuôi cây để sang năm vẫn có thể chơi hoa mai thì hãy lưu lại cách chăm sóc cây mai sau Tết chuẩn chuyên gia sau đây nhé:
1. Đem mai ra ngoài trời
Lời khuyên cho những ai thích chưng mai trong nhà đó là ngay sau Tết này, hãy đem mai ra ngoài càng sớm càng tốt để cung cấp năng lượng cho cây.
Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý là với những cây mai thường xuyên để trong nhà, nếu đột nhiên đem ra cho tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cây có thể khiến mai bị cháy. Để cây ở dưới bóng râm ngoài trời chính là lựa chọn tốt nhất.
Còn với những cây mai vốn đã được chưng ngoài sân thì cây đã quen sẵn với nắng và gió trời tự nhiên rồi, bạn không cần phải đem cây để vào bóng mát.
2. Tưới nước cho cây
Cây mai chịu hạn tốt nhưng nếu để cây “khát” trong thời gian dài thì cũng không nên. Muốn cây mai phát triển tốt, bạn nên duy trì tưới nước mỗi ngày cho mai hoặc ít nhất là phải tưới cách ngày. Chú ý luôn giữ cho đất ẩm nhưng không bị ngập nước.
Một số mẹo bạn cần lưu ý khi tưới cây mai:
Tưới đẫm nước bằng cách đổ thẳng vào gốc
Xịt nước tia nhỏ lên khắp tán lá
Khung giờ tưới mai tốt nhất là sáng sớm trước 9 giờ hoặc lúc chiều mát
Vào mùa mưa thì không cần tưới, chú ý giữ cho đất thoát nước tốt.
3. Tỉa cành, ngắt bỏ hoa và nụ mai
Sau những ngày cây phải dùng hết chất dinh dưỡng có được để nuôi hoa và nụ thì thân và lá mai lúc này sẽ thường rất yếu. Bạn cần lặt bỏ hết toàn bộ hoa và nụ mai để cây có thể tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân.
Ngoài ra, những cành quá dài hoặc bị nhiễm nấm, sâu bệnh cũng cần được loại bỏ. Cứ khoảng 2 tháng, bạn nên cắt tỉa cành một lần. Cụ thể là loại bỏ cành tăm, cành yếu, cành bị sâu bệnh, già cỗi, cành mọc dày đặc trong tán lá. Với cành vươn dài quá thì nên cắt ngắn lại còn khoảng 4 – 5 nách lá là được.
Tỉa cành cho cây mai là một trong những công đoạn không thể thiếu
4. Tỉa rễ
Khoảng đầu tháng 2 âm lịch, bạn hãy dùng dụng cụ chuyên dụng để tỉa bớt rễ già hoặc rễ bị nhiễm nấm cho cây. Cách thực hiện:
Cắt móc xuống đất một vòng tròn quanh gốc thật nhẹ nhàng để tao bầu
Dùng kéo bén cắt những cọng rễ dài bên dưới
Giữ lại rễ cám để hút chất dinh dưỡng
Dùng tay nhẹ nhàng đánh rơi bớt đất để rễ cây con mới có thể phát triển
5. Thay đất cho cây
Một trong những công đoạn quan trọng trong cách chăm sóc cây mai sau Tết của các chuyên gia đó là thay đất mới cho cây mai. Bước này sẽ giúp bổ sung hàm lượng kali và đạm cần thiết cho cây phục hồi và phát triển khỏe mạnh trở lại.
Cách thực hiện như sau:
Phủ một lớp cát và phân hữu cơ bao trùm toàn bộ mặt bên ngoài
Cho một ít lớp đất trồng vào bên trong
Cuối cùng là cho cây vào nén chặt
Nếu bạn trồng cây mai ngoài vườn thì nên lựa khoảng đất trên cao, thoáng và không bị ngập hay lẫn sạn, gạch đá.
6. Không bón phân khi vừa thay đất
Nhiều người nghĩ rằng muốn cây phát triển tốt thì nên bón phân cho cây. Điều này đúng nhưng bạn không nên bón phân ngay khi vừa mới thay đất cho cây mai. Bộ rễ của mai lúc nay vốn không thể hấp thụ được phân bón, thậm chí phân bón lúc này còn có thể làm hỏng bộ rễ.
Chỉ cần dùng phân bón lót hoặc phun một ít phân bón lá vô cơ là đã đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa.
7. Làm cỏ
Nếu bạn trồng mai trong chậu thì có thể không cần nhổ bỏ cỏ vì cỏ trong chậu thường ít, không cạnh tranh dinh dưỡng quá nhiều mà còn giúp giữ ẩm cho đất. Chỉ cần cắt ngắn cỏ đi để hạn chế sự phát triển của chúng là được. Ngoài ra bạn cũng có thể lót một tí sỏi đá gần gốc để hạn chế cỏ mọc.
Ngược lại, nếu bạn trồng chậu ở đất ngoài vườn thì cần làm sạch cỏ xung quanh gốc và trong phạm vi bán kính của tán cây. Cỏ nhỏ thì có thể chừa lại nhưng cỏ lớn thì nên cắt bỏ, không nên để cỏ dại mọc cao và dày quá.
Cây mai được chăm sóc đúng cách sẽ nhanh chóng hồi phục và có thể ra hoa tiếp tục vào năm sau
Vừa rồi là những cách chăm sóc cây mai sau Tết cơ bản bạn có thể tự mình thực hiện tại nhà. Nếu muốn cây mai sau Tết vẫn phát triển khỏe mạnh và tiếp tục ra hoa vào mùa Tết sau thì hãy chịu khó dành ra một chút thời gian để chăm sóc cây bạn nhé.
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!