Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/05/2021

Nội soi đại tràng có đau không và câu trả lời ở góc độ chuyên môn

Nội soi đại tràng có đau không và câu trả lời ở góc độ chuyên môn
Nội soi đại tràng có đau không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là phương pháp chẩn đoán các bệnh về tiêu hóa tương đối an toàn và phổ biến rộng rãi ở các bệnh viện.

Nội soi đại tràng có đau không khi nó ngày càng được sử dụng rộng rãi trong y học đối với các bệnh nhân nghi ngờ có vấn đề về đường tiêu hóa. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về phương pháp này cũng như có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn cho buổi nội soi đại tràng sắp tới. Cùng tìm hiểu nhé!

Nội soi đại tràng là gì?

Ống tiêu hóa là cơ quan rất khó để chẩn đoán bệnh lý theo cách thông thường. Để thăm khám cơ quan này, người ta có thể dùng các phương pháp như siêu âm, chụp cắt lớp điện toán (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp X – quang bằng thuốc cản quang… Tuy nhiên, nội soi đại tràng vẫn là phương pháp hiệu quả và chính xác nhất.

Nội soi đại tràng có đau không
Nội soi đại tràng giúp phát hiện nhiều vấn đề ở bài tiết

Nội soi đại tràng là phương pháp đưa một ống mềm có đường kính khoảng 1cm qua đường hậu môn đi vào trực tràng, trên ống có gắn camera để kiểm tra tình trạng cụ thể bên trong ruột.

Từ trên màn hình, bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương rất nhỏ (chỉ vài milimet) để chẩn đoán bệnh và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, soi đại tràng còn có thể dùng để cắt polyp – nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu ra máu hoặc cắt ung thư sớm.

Đối tượng nào cần thực hiện nội soi đại tràng?

Nội soi đại tràng thường được chỉ định với những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa dưới như đi tiêu ra máu kèm đau bụng, tiêu chảy thường xuyên hoặc táo lỏng bất thường khi đi ngoài…
  • Hình ảnh chụp X – quang hoặc chụp cắt lớp vi tính đại tràng của người bệnh có dấu hiệu bất thường
  • Nội soi đại tràng nên được thực hiện định kỳ ở những người trên 50 tuổi, có tiền sử bị polyp đại tràng, ung thư đại tràng hoặc người trong gia đình đã từng mắc bệnh về đại tràng…

Nội soi đại tràng kéo dài trong bao lâu?

Quá trình nội soi đại tràng kéo dài lâu hay nhanh còn phụ thuộc vào đại tràng khó hay dễ, có làm thêm các thủ thuật khác kèm theo như cắt polyp, sinh thiết hoặc nong các tổn thương hẹp đại tràng hay không.

Thông thường, thời gian này kéo dài khoảng 15 – 30 phút. Với những trường hợp khó có thể lên đến 60 phút.

Nội soi đại tràng có đau không
Thủ thuật này kéo dài khoảng 15 đến 30 phút

Quy trình thực hiện nội soi đại tràng

Trước khi tìm hiểu xem thật sự nội soi đại tràng có đau hay không thì chúng ta cùng tìm hiểu về quy trình thực hiện nội soi đại tràng để có cái nhìn rõ ràng hơn cũng như chuẩn bị tâm lý vững vàng hơn trước khi bắt đầu thực hiện nội soi bạn nhé.

Quá trình này diễn ra với những bước cơ bản như sau:

  • Bác sĩ thăm khám lâm sàng, chẩn đoán và chỉ định nội soi
  • Làm sạch đại tràng bằng tháo thụt hoặc uống thuốc xổ
  • Gây tê, gây mê (nếu có)
  • Bệnh nhân nằm ở tư thế nghiêng bên trái, bác sĩ đưa ống nội soi qua hậu môn và dần đi sâu vào các đoạn ruột
  • Những trường hợp khó, bác sĩ sẽ tiêm thêm thuốc an thần hay giãn cơ để giảm bớt khó chịu

Nội soi đại tràng có đau không?

Rất nhiều bệnh nhân lo lắng nội soi đại tràng có đau không, cảm giác khó chịu như thế nào… Thực tế, nội soi đại tràng có đau không còn phụ thuộc vào cơ địa và ngưỡng chịu đau của mỗi người.

Thông thường, trong quá trình nội soi, bệnh nhân sẽ có cảm giác hơi khó chịu, chướng bụng, đau tức bụng do ống soi làm căng ruột. Ngoài ra, đại tràng có đặc điểm dài và gập góc hoặc xoắn nên khi soi bệnh nhân dễ cảm thấy đau.

Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng quá. Hãy nằm im, giữ bình tĩnh và nếu cảm thấy quá đau, hãy thông báo cho điều dưỡng hay bác sĩ điều chỉnh ngay. Với những bệnh nhân có khả năng chịu đau kém thì bác sĩ có thể gây mê cho bệnh nhân trong suốt quá trình nội soi.

Đa phần các trường hợp thì sau khi quá trình nội soi kết thúc khoảng vài tiếng, cảm giác đau tức bụng cũng biến mất. Một số trường hợp gặp phải tình trạng đau âm ỉ ở bụng, chướng bụng, thường xuyên mót rặn nhưng không đi cầu được.

Bạn cũng đừng quá lo lắng vì đây cũng là những vấn đề phổ biến. Cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất vào ngày hôm sau.

Nội soi đại tràng có đau không
Nội soi đại tràng có đau không? Hầu hết đều không đau và trong mức chịu đựng của cơ thể

Nội soi đại tràng có nguy hiểm không?

Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tương đối an toàn, tỷ lệ gặp phải tai biến rất thấp, khoảng 0,1 – 0,5%. Những tai biến đó là:

  • Chảy máu tại vị trí sinh thiết hay cắt polyp
  • Thủng đại tràng do thành đại tràng quá mỏng, lớp niêm mạc bị viêm nhiễm nặng
  • Các tai biến về tim mạch, hô hấp do dị ứng thuốc gây mê

Ngoài ra, nếu bệnh nhân gặp các triệu chứng như đau bụng dữ dội, sốt, lạnh run, đi ngoài ra máu sau khi nội soi thì cần ở lại bệnh viện để được bác sĩ theo dõi.

Vừa rồi là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc nội soi đại tràng có đau không. Thực tế nội soi đại tràng không quá đau, đó chỉ là cảm giác chướng bụng, tức bụng nhẹ.

Vì vậy bạn đừng quá lo lắng. Hãy chuẩn bị một sức khỏe cũng như tinh thần thật tốt để phối hợp thuận lợi với bác sĩ, từ đó có thể rút ngắn được thời gian nội soi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x