Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 05/09/2023

Premium

Giải đáp tất tần tật thắc mắc của chị em về chu kỳ kinh nguyệt

Giải đáp tất tần tật thắc mắc của chị em về chu kỳ kinh nguyệt
Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về kinh nguyệt, như máu kinh nguyệt màu nâu đen, hay kinh nguyệt đến sớm, đến trễ đều khiến các chị em không khỏi lo lắng!

Để hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh nguyệt cũng như mối quan hệ giữa kinh nguyệt và sức khỏe phụ nữ. Dưới đây là phần giải đáp tất cả những câu hỏi phổ biến mà chị em thường thắc mắc khi tìm hiểu về kinh nguyệt.

Đọc toàn bộ nội dung

Bài viết này chỉ dành riêng cho thành viên của HelloBacsi. Bạn hãy đăng nhập hoặc tham gia ngay để đọc hết nội dung này.

1. Các câu hỏi liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

1.1 Kinh nguyệt là gì? Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt (menstruation) hay còn gọi là máu kinh nguyệt. Là quá trình bỏ lớp nội mạc tử cung do không có sự thụ tinh xảy ra. Và quá trình này được biểu hiện ra bên ngoài cơ thể chính là máu kinh nguyệt thoát ra từ cửa âm đạo.

Chu kỳ kinh nguyệt (menstrual cycle) là sự lặp lại của kinh nguyệt tính từ lần hành kinh này sang lần hành kinh kế tiếp. Thời gian của chu kỳ kinh được tính bắt đầu từ ngày đầu ra máu của lần này cho đến ngày đầu ra máu của lần kế tiếp.

Giải đáp thắc mắc về chu kỳ phụ nữ

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường diễn ra sau mỗi 28 – 35 ngày. Thỉnh thoảng sẽ chậm hoặc sớm hơn vài ngày. Theo các đồng thuận mới nhất, chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất là 24 ngày và lâu nhất là 38 ngày thì vẫn là bình thường.

Thời gian hành kinh kéo dài bao lâu là bình thường? Thông thường, đối với một người phụ nữ trưởng thành và khỏe mạnh, thời gian hành kinh sẽ kéo dài từ 3 – 8 ngày. Trong đó, 2-3 ngày đầu tiên sẽ ra nhiều máu, và ít dần vào những ngày tiếp theo.

Trường hợp thời gian hành kinh chỉ diễn ra trong 3 ngày thì vẫn là bình thường. Nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.

1.2 Một chu kỳ kinh nguyệt có bao nhiêu giai đoạn?

Chu kỳ kinh nguyệt là một chuỗi các thay đổi tự nhiên trong quá trình sản xuất hormones và cấu trúc của tử cung và buồng trứng trong cơ quan sinh sản của phụ nữ.

Theo đó, chu kỳ nội tiết của phụ nữ thể hiện ở chu kỳ buồng trứng và chu kỳ nội mạc tử cung: Chu kỳ buồng trứng kiểm soát việc sản xuất và giải phóng trứng cũng như giải phóng estrogen và progesterone theo chu kỳ. Và chu kỳ của nội mạc tử cung chi phối việc chuẩn bị và duy trì niêm mạc tử cung (dạ con) để nhận phôi.

Chu kỳ của nội mạc tử cung của phụ nữ được chia thành ba giai đoạn: (1) hành kinh, (2) tăng sinh và (3) chế tiết

  • Giai đoạn hành kinh: Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt; và là hệ quả của quá trình trứng rụng không có quá trình thụ tinh diễn ra trước đó. Thời gian kéo dài từ 3 – 7 ngày.
  • Giai đoạn tăng sinh: sau khi lớp nội mạc của chu kì trước bị sụp đổ và bong tróc ra ngoài gây ra hiện tượng hành kinh, nội mạc của tử cung lại đáp ứng với sự gia tăng hormone estrogen do các nang trứng phát triển trong chu kỳ mới và tăng sinh, phát triển (khoảng ngày thứ 5 đến 14 của chu kỳ).
  • Giai đoạn chế tiết: sau khi trứng rụng và tạo thành hoàng thể, nội tiết progesterone bắt đầu gia tăng, progesterone cùng với estrogen làm các tuyến nội mạc tử cung chế tiết và thay đổi để phù hợp với quá trình làm tổ (khoảng ngày 14 đến 28 của chu kỳ).

1.3 Trước khi có kinh nguyệt bạn sẽ có biểu hiện gì?

Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt thường bao gồm nổi mụn trứng cá, đau bụng dưới, căng ngực, tình trạng tâm trạng thay đổi thất thường,..

Những dấu hiệu này thường xuất hiện trước một vài ngày hoặc 1 tuần trước khi có kinh nguyệt. Ngoài ra, các triệu chứng này có thể có hoặc không đối với phụ nữ bình thường.

2. Câu hỏi về các vấn đề thường gặp khi có kinh

2.1 Tắc kinh nguyệt là gì? Tắc kinh nguyệt có nguy hiểm không?

tắc kinh nguyệt

Tắc kinh nguyệt (Stopped or missed periods) là tình trạng kinh nguyệt đột nhiên không xuất hiện, hoặc chỉ nhỏ giọt và ít đến mức gần như không thấy.

Nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tắc kinh nguyệt bao gồm:

  • Mang thai.
  • Tập thể dục quá sức.
  • Giảm hoặc tăng cân đột ngột.
  • Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai.
  • Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ lớn tuổi.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Trong cuộc đời hành kinh của bạn, đôi khi bạn sẽ gặp một vài lần có tình trạng tắc kinh nguyệt không rõ nguyên nhân và sẽ không gây hại cho cơ thể. Nhưng nếu tình trạng liên tục kéo dài hơn 3 tháng hay 3 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp tắc kinh. Bạn cần đi khám bác sĩ sớm để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh là gì.

2.2 Rối loạn kinh nguyệt là gì?

rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt tức là thời gian, lượng máu, tần suất của chu kỳ kinh nguyệt không bình thường. Rối loạn kinh nguyệt là khi:

  • Thời gian hành kinh kéo dài hơn 8 ngày.
  • Đã lâu không có kinh nguyệt: hơn 3 tháng hoặc 3 chu kỳ không xuất hiện kinh nguyệt.
  • Các triệu chứng đi kèm: kinh nguyệt kèm theo triệu chứng đau bụng dữ dội, chuột rút, buồn nôn.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều: thời gian của chu kỳ kinh nguyệt dưới 24 ngày hoặc trên 38 ngày.
  • Lượng máu ít hoặc nhiều hơn bình thường: lượng máu kinh nguyệt của một chu kỳ trên 80ml hoặc bất kỳ lượng nào mà bất thường và ảnh hưởng đến súc khoẻ và cuộc sống của bạn.
  • Chảy máu hoặc bị ra máu giữa các kỳ kinh: Xuất huyết tử cung bất thường ở phụ nữ đã ở độ tuổi mãn kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục.

2.3 Có bao nhiêu tình trạng rối loạn kinh nguyệt?

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kinh nguyệt diễn ra không đều. Không chỉ vậy, rối loạn kinh nguyệt còn được chia ra làm những tình trạng cụ thể như sau:

các tình trạng rối loạn kinh nguyệt

  • Thống kinh là tình trạng đau bụng dữ dội mỗi khi tới chu kỳ kinh.
  • Kinh thưa là chỉ chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ kéo dài trên 38 ngày.
  • Kinh mau (đa kinh) chỉ các kỳ kinh gần nhau và thường là ngắn hơn 24 ngày.
  • Rong huyết là hiện tượng máu kinh ra ít hoặc nhiều và không đúng như chu kỳ bình thường.
  • Cường kinh là chỉ lượng máu ra nhiều hơn bình thường. Nhiều chị em phụ nữ gặp phải cả cường kinh và rong kinh.
  • Rong kinh chỉ tình trạng ra máu trong chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 1 tuần; và lượng máu kinh có thể ít hay nhiều hơn bình thường.
  • Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt dù đã đến tuổi dậy thì; hay mất kinh 3 chu kỳ liên tiếp trở lên với những người có chu kì kinh nguyệt đều; và mất kinh lớn hơn 6 chu kỳ liên tiếp với những người có kinh nguyệt không đều.

2.4 Tại sao kinh nguyệt không đều?

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng hành kinh không theo một chu kỳ nhất định, kinh sớm, kinh trễ hay vô kinh. Thời gian và lượng máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt cũng thường xuyên khác nhau.

nguyên nhân khiến bạn rụng dâu không đều

2.5 Kinh nguyệt ra cục máu đông và vón cục là tình trạng gì?

Cục máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt là do quá trình đông máu xảy ra và làm thay đổi máu từ dạng lỏng dần chuyển sang dạng rắn.

Máu đông thường xuất hiện trong những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt và phần lớn là bình thường. Trong trường hợp bạn thấy máu đông cục lớn hay lượng máu kinh rất nhiều hơn bình thường thì nên để ý và thăm khám y khoa.

2.6 Tại sao hết kinh nguyệt mà vẫn ra máu?

Tình trạng hết kinh nguyệt mà vẫn ra máu trở lại sau đó một vài ngày hay vài tuần mặc dù chưa tới thời gian của chu kỳ tiếp theo. Dưới đây là những nguyên nhân có thể xảy ra:

  • Ra máu cơ năng lúc rụng trứng.
  • Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai và một số loại thuốc khác.
  • Có thể là do dấu hiệu của giai đoạn mãn kinh hoặc tiền mãn kinh (chu kỳ ngắn dần).
  • Mắc bệnh lây qua đường tình dục do quan hệ tình dục không an toàn.
  • Bệnh lý thực thể như polyp cổ tử cung, lòng tử cung, viêm hay ung thư cổ tử cung…
  • Bệnh lý rối loạn đông máu.

3. Những câu hỏi về máu kinh nguyệt

3.1 Màu máu kinh nguyệt như thế nào là bình thường?

Màu máu kinh nguyệt bình thường là màu máu đỏ tươi, đỏ thẫm, nâu. Đây là những màu sắc của một lần hành kinh bình thường và ổn định. Ở những ngày đầu máu thường có màu đỏ, đến cuối máu kinh lại chuyển sang màu nâu hoặc sẫm hơn.

3.2 Màu máu kinh nguyệt nói lên điều gì ở tình trạng sức khỏe?

màu máu kinh nguyệt

4. Các thắc mắc về cách chăm sóc bản thân trong kỳ kinh nguyệt

4.1 Có kinh nguyệt nên và không nên ăn gì?

Để tình trạng sức khỏe được ổn định trong kỳ kinh nguyệt, bạn nên lưu ý và chọn những loại thực phẩm phù hợp cho cơ thể.

nên ăn gì và không ăn gì khi rụng dâu?

4.2 Uống nước dừa có giúp kinh nguyệt ra sớm và nhiều không?

Về mặt y khoa, uống nước dừa trong chu kỳ kinh nguyệt không liên quan đến quá trình ra máu kinh nhiều hay ít, cũng như cũng không thể kích thích kinh nguyệt ra sớm hơn.

Tuy nhiên dựa theo quan niệm dân gian, ông bà ta cho rằng uống nước dừa sẽ kích thích kinh nguyệt ra sớm hơn. Mặc dù không có cơ sở, nhưng vẫn có thể giải thích về mặt tâm lý. Vì bạn tin rằng uống nước dừa giúp kinh nguyệt ra sớm. Và khi uống dừa, tâm trí bạn cảm thấy thoải mái, và từ sự thoải mái ấy giúp cho kỳ kinh của bạn vận hành ổn định hơn.

4.3 Khi có kinh nguyệt làm sao để bớt đau lưng?

Đau lưng khi có kinh nguyệt là một hiện tượng phổ biến xảy ra ở hầu hết chị em phụ nữ khi đến ngày đèn đỏ. Bên cạnh đó, đau lưng dưới (thắt lưng) có liên quan chút ít đến hội chứng tiền mãn kinh của phụ nữ.

cách xoa dịu cơn đau lưng

5. Chu kỳ kinh nguyệt và chuyện quan hệ tình dục

5.1 Quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt có sao không?

Quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt thường sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe và giữ vệ sinh cho cả hai.

4 điều quan trọng bạn cần lưu ý khi có ý định quan hệ trong ngày hành kinh:

lưu ý khi quan hệ trong ngày hành kinh

5.2 Ngày nào trong kỳ kinh nguyệt có thể quan hệ để tránh thai tự nhiên?

Tránh thai bằng việc tính ngày theo chu kỳ chỉ nên áp dụng đối với phụ nữ có chu kỳ kinh đều đặn, cho dù được áp dụng đúng, hiệu quả cũng không cao bằng các biện pháp được công nhận khác.

Quan hệ trong giai đoạn hành kinh. Đây là thời điểm lớp niêm mạc tử cung bong ra và đi ra ngoài cơ thể qua âm đạo, được biểu hiện qua hình thức chảy máu kinh. Đây là giai đoạn an toàn để quan hệ và tránh thai tự nhiên.

Quan hệ trong những ngày sắp kết thúc chu kỳ kinh nguyệt (gần thời điểm có kinh)

5.3 Phụ nữ thủ dâm trong chu kỳ kinh nguyệt có sao không?

Thủ dâm ở nữ là hành động kích thích âm vật và tạo ra cảm giác khoái cảm. Đây là hành vi tình dục hoàn toàn bình thường và không gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Theo tổ chức kế hoạch hóa gia đình Hoa Kỳ Planned Parenthood đã kết luận rằng, tự sướng KHÔNG có bất kỳ ảnh hưởng gì đến chu kỳ kinh nguyệt. Thậm chí việc này còn giúp giảm các triệu chứng đau bụng, đau lưng trong chu kỳ hành kinh.

6. Làm sao để làm chậm kinh nguyệt?

Cách làm chậm kinh nguyệt phổ biến nhất chính là uống thuốc tránh thai. Trong đó sẽ chia làm 3 đối tượng chính:

  • Người đang không sử dụng thuốc tránh thai kết hợp: Sử dụng thuốc Norethisterone; hoặc chuyển sang uống thuốc tránh thai kết hợp không ngắt quãng.
  • Người đang sử dụng thuốc tránh thai chỉ chứa hormone progesterone: Tiếp tục sử dụng thuốc không ngắt quãng; hoặc chuyển sang uống thuốc tránh thai kết hợp không ngắt quãng.
  • Người đang dùng thuốc tránh thai kết hợp hàng ngày: Cần uống không ngắt quãng.

6.1 Làm chậm kinh nguyệt bằng thuốc Norethisterone

Norethisterone (Norethindrone) là thuốc kê đơn thuộc phân nhóm thuốc tác động trên hệ nội tiết; và có thể dùng để trì hoãn kinh nguyệt trong vài ngày.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn từ 3 đến 4 ngày; và mỗi ngày một viên trước khi bạn có kinh. Và kinh nguyệt của bạn sẽ có trở lại sau từ 2 đến 3 ngày sau khi bạn ngừng dùng thuốc.

6.2 Làm chậm kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai hàng ngày

Nếu bạn là đối tượng có uống thuốc tránh thai hàng ngày với vỉ 21 hoặc 28 viên mỗi tháng. Bạn có thể làm chậm kinh nguyệt như sau.

Ví dụ: Trường hợp bạn đang dùng thuốc 21 ngày (chẳng hạn như Microgynon và Cilest) thay vì uống 1 viên kết hợp liên tục trong 21 ngày rồi sau đó dừng uống thuốc trong 7 ngày tiếp theo. Để trì hoãn kinh nguyệt, bạn hãy uống liền sau 21 ngày mà không cần ngắt quãng 7 ngày nghỉ.

6.3 Làm chậm kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai chỉ chứa Progestogen

Thuốc tránh thai chỉ chứa Progestogen (viết tắt là POP – progestin only pill) ở dạng vỉ 28 viên, là một loại khác so với thuốc tránh thai kết hợp hàng ngày có chứa Estrogen và Progesterone. Với trường hợp này, bác sĩ khuyến nghị bạn chuyển sang sử dụng thuốc tránh thai kết hợp để làm chậm kinh nguyệt.

Nhưng bạn cần lưu ý rằng, uống thuốc tránh thai với mục đích làm chậm kinh nguyệt sẽ có thể có tác dụng phụ ngoài ý muốn. Tác dụng phụ có thể xảy ra là, nhức đầu, buồn nôn; căng ngực, thay đổi tâm trạng. Đặc biệt lưu ý đối với những bạn có tiền sử ung thư vú, bệnh lý tăng đông, bệnh gan, bệnh tim mạch…thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.

7. Làm thế nào để có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh?

Cách để có chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh

Sau khi giải đáp khoảng các câu hỏi về vấn đề kinh nguyệt, chị em cũng cần xây dựng những thói quen sau đây, để giúp cơ thể sớm có lại một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh.

  • Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh: Chị em nên ngủ đủ giấc, tập thể dục và vận động nhẹ nhàng. Không nên uống rượu bia, cafe hay các chất kích thích khác.
  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất: Mỗi bữa ăn cần đủ năng lượng theo nhu cầu từng độ tuổi. Chị em cần ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm tinh bột, chất béo, chất đạm và rau xanh. Trong đó, chị em cần đảm bảo ăn đủ lượng rau xanh và hoa quả mỗi ngày ít nhất 400g. Đồng thời, chị em cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Duy trì trạng thái tinh thần cân bằng: Chị em tránh để tâm lý căng thẳng, cơ thể mệt mỏi bằng cách cân bằng thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý.
  • Cẩn thận khi sử dụng thuốc: Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng sinh, tránh lạm dụng thuốc tránh thai hay bất cứ loại thuốc nào khác.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe với bác sĩ.

Tóm lại, chị em hãy ưu tiên hoặc thậm chí là dành thêm nhiều thời gian để chăm sóc và quan tâm đến sức khỏe của bản thân. Có sức khỏe là có tất cả!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Period problems
https://www.womenshealth.gov/menstrual-cycle/period-problems
Ngày truy cập: 16.02.2023

2. Menstruation and Menstrual Problems
https://www.nichd.nih.gov/health/topics/menstruation
Ngày truy cập: 16.02.2023

3. Menstruation and human rights – Frequently asked questions
https://www.unfpa.org/menstruationfaq
Ngày truy cập: 16.02.2023

4. Heavy Menstrual Bleeding
https://www.cdc.gov/ncbddd/blooddisorders/women/menorrhagia.html
Ngày truy cập: 16.02.2023

5. Menstrual disorders
https://www.mountsinai.org/health-library/report/menstrual-disorders
Ngày truy cập: 16.02.2023

6. Menstrual Disorders
https://www.bcm.edu/healthcare/specialties/obstetrics-and-gynecology/ob-gyn-conditions/menstrual-disorders
Ngày truy cập: 16.02.2023

7. Menstrual cycle
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/menstrual-cycle
Ngày truy cập: 16.02.2023

8. Is Period Blood Always Red?
https://kidshealth.org/en/teens/blood-color.html
Ngày truy cập: 16.02.2023

9. What Does the Color of Your Period Mean?
https://health.clevelandclinic.org/what-does-the-color-of-your-period-mean/
Ngày truy cập: 16.02.2023

10. Regular exercise lowers estrogens
https://www.fredhutch.org/en/news/center-news/2004/05/excercise.html
Ngày truy cập: 16.02.2023

x