Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật 18/08/2022

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? 10 cách khắc phục tự nhiên tại nhà

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? 10 cách khắc phục tự nhiên tại nhà
Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu hành kinh cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trung bình là 28 ngày, nhưng cũng có người có chu kỳ kinh ngắn hơn hoặc dài hơn

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà là gì? Uống gì để kinh nguyệt ra nhanh? Tất cả đều là những thắc mắc chung và mối lo lắng của chị em khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều.

Trong bài viết, bạn sẽ hiểu như thế nào là kinh nguyệt không đều; và có thông tin về những phương pháp hoàn toàn tự nhiên để điều hòa lại kinh nguyệt của mình.

1. Như thế nào được coi là kinh nguyệt không đều?

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng kinh nguyệt “đến” và “hết” không theo chu kỳ mỗi tháng. Nó biểu hiện bằng thời gian chu kỳ kinh nguyệt diễn ra ngắn hoặc dài hơn hoặc có sự khác thường ở lượng máu cũng như màu sắc kinh nguyệt.

Như chị em cũng biết, một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu hành kinh cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo. Và khoảng thời gian trung bình này thường là 28 ngày, có chị em ngắn hoặc dài hơn 3 – 5 ngày.

Nói một cách ngắn gọn, một chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường nếu nó diễn ra đều đặn sau mỗi 24 – 38 ngày. Tuy vậy, bạn không chỉ dựa vào ngày để xác định chu kỳ kinh nguyệt của mình có bình thường hay không; bạn cần theo dõi các dấu hiệu liên quan đến màu sắc máu kinh; tần suất ra kinh; thời gian hành kinh và mùi của khí hư nữa.

Sau đây, chị em sẽ biết phải làm sao nếu kinh nguyệt không đều; hoàn toàn tự nhiên và không có sự can thiệp của thuốc.

2. Kinh nguyệt không đều phải làm sao?

2.1 Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Hãy tập yoga!

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Hãy tập yoga!
Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Hãy tập Yoga

Tập yoga là cách điều trị kinh nguyệt không đều vô cùng hiệu quả, và một nghiên cứu của NCBI năm 2013 đã chứng minh điều này. Cụ thể trong nghiên cứu có 126 người tham gia, họ thực hiện các bài tập yoga từ 35 – 40 phút với tần suất 5 ngày/tuần. Kết quả sau 6 tháng cho thấy họ đã giảm nồng độ hormone gây ra chứng kinh nguyệt không đều.

Bên cạnh đó, yoga cũng đã được chứng minh là giúp giảm đau bụng kinh và các triệu chứng cảm xúc liên quan đến kinh nguyệt như trầm cảm và lo lắng.

2.2 Duy trì cân nặng phù hợp để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt

Duy trì và kiểm soát cân nặng hợp lý
Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Bạn hãy duy trì, kiểm soát cân nặng

Tạp chí sức khỏe tim mạch BSC có thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa những thừa cân và tình trạng kinh nguyệt không đều. Kết quả là 32% phụ nữ thừa cân và có mỡ bụng thường gặp chu kỳ kinh nguyệt không đều nhiều hơn so với nhóm còn lại.

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Câu trả lời là chị em nên ưu tiên kiểm soát cân nặng của mình hợp lý hơn. Mặc dù chưa làm được; nhưng chị em nên cố gắng thực hiện. Tương đối đơn giản như kiểm soát bữa ăn, tập thể dục tại nhà, ngủ đủ giấc. Và nếu tạo được thói quen này, mức độ stress cũng sẽ giảm dần, đồng thời tạo cơ hội cho nhiều lợi ích đến với cơ thể chị em.

2.3 Tập thể dục là cách để kinh nguyệt đều đặn hơn

Tập thể dục không chỉ giúp chị em duy trì cân nặng mà còn được khuyến nghị là một phần trong kế hoạch điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Hội chứng này gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

Kết quả từ một nghiên cứu của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ NCBI, năm 2020, cho thấy tập thể dục là cách điều trị hiệu quả kinh nguyệt không đều và hội chứng buồng trứng đa nang, cải thiện nồng độ insulin trong máu. Từ đây sẽ giúp cho chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được đều đặn hơn.

Xây dựng thói quen tập thể dục là cách giúp chị em có lối sống lành mạnh và linh hoạt hơn.

2.4 Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Bạn có thể dùng trà gừng

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Bạn có thể dùng trà gừng
Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Bạn có thể dùng trà gừng

Thắc mắc kinh nguyệt không đều phải làm sao? Thì nhiều chị em chọn sử dụng gừng như một cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà. Song bằng chứng khoa học đã cho thấy gừng chỉ hỗ trợ các vấn đề như giảm lượng máu chảy, hỗ trợ điều trị hiệu quả các cơn đau.

Kết quả nghiên cứu về tác dụng của trà gừng đối với kinh nguyệt của Thư viện y học trực tuyến Wiley tại Hoa Kỳ, thực hiện dựa trên 92 phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng cho thấy cách bổ sung gừng hàng ngày sẽ giúp giảm lượng máu chảy trong kỳ kinh là thật sự hiệu quả.

Việc uống 750 – 2.000 mg bột gừng pha với nước ấm trong 3 hoặc 4 ngày đầu hành kinh đã được chứng minh là giúp điều trị hiệu quả các cơn đau. Bạn cũng có thể uống gừng trong 7 ngày trước khi hành kinh để giúp cải thiện tâm trạng, thể chất và các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

2.5 Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà bằng quế

Thông tin từ tổ chức AJOG năm 2014 cho thấy quế có tác dụng hỗ trợ điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều và là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Ngoài ra, quế còn giúp giảm đau và giảm chảy máu kinh nguyệt đáng kể. Gia vị này cũng làm giảm buồn nôn và nôn liên quan đến đau bụng kinh nguyên phát.

>>> Không nên bỏ qua: 12 cách để nhanh hết kinh mọi chị em nên biết

2.6 Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Ưu tiên bổ sung vitamin cho cơ thể

Bổ sung vitamin B và D
Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Ưu tiên bổ sung Vitamin D, B

Hai nhóm Vitamin chính là Vitamin D và Vitamin B.

Vitamin D mang đến cho chị em nhiều lợi ích sức khỏe như giúp giảm cân và cải thiện chứng lo âu. Loại vitamin này cũng đã được chứng minh là giúp hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều.

Chị em có thể ăn một số thực phẩm giàu vitamin D để bổ sung cho cơ thể như sữa, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc nguyên hạt,.. Hoặc tự nhiên hơn là từ ánh nắng mặt trời.

Vitamin B thường được kê đơn cho phụ nữ cố gắng thụ thai và chúng có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh của phụ nữ. Vitamin B cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc hội chứng trong giai đoạn tiền kinh nguyệt.

Vitamin nhóm B thường thấy trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau màu xanh, thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại cá, gan, các loại đậu…

2.7 Kinh nguyệt không đều phải uống gì và làm sao? Chị em nên dùng thử giấm táo

Tác dụng của giấm táo có thể giúp phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang điều hòa kinh nguyệt. Giấm táo còn giúp bạn giảm cân, giảm lượng đường trong máu và giảm nồng độ insulin.

Kết quả nghiên cứu của tạp chí y khóa Tohoku J-Stage được công bố vào năm 2013 cho thấy thói quen uống khoảng 15 ml giấm táo mỗi ngày đã giúp cải thiện chu kỳ rụng trứng ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Giấm táo có vị đắng và khó tiêu thụ đối với một số người. Nếu bạn không quen mùi vị của loại giấm này thì có thể pha loãng với nước và thêm một muỗng mật ong. Nếu bạn đang hoặc có tiền sử bệnh dạ dày thì không nên dùng.

>>> Bạn đã biết: Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì tốt nhất?

2.8 Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà với dứa

Dứa là một phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ các vấn đề về kinh nguyệt. Dứa chứa bromelain, một loại enzyme giúp làm mềm niêm mạc tử cung, từ đó giúp bạn điều hòa kinh nguyệt. Bromelain có đặc tính chống viêm và giảm đau nên cũng hỗ trợ bạn điều trị những cơn đau do kinh nguyệt gây ra.

>>> Chị em nên đọc thêm: Uống gì để kinh nguyệt ra nhanh? Nước dừa có làm kinh nguyệt ra nhanh hơn không?

2.9 Giảm căng thẳng

Khi bị căng thẳng, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra hormone Cortisol. Theo tiến sĩ Kolikonda đã nhận định trên kênh thông tin sức khỏe Cleveland Clinic: “Mức độ chịu đựng mức độ stress sẽ tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, cortisol có thể khiến bạn bị chậm kinh nguyệt hoặc là không có kinh nguyệt trong thời gian dài, nếu bạn bị stress liên tục.”

Bác sĩ khuyên rằng, để cải thiện nồng độ Cortisol, cũng như hạn chế tối đa tình trạng stress, các bạn nên thường xuyên tập thể dục, có chế độ dinh dưỡng tốt, cười nhiều hơn và tập thiền.

2.10 Thiền

thiền
Không biết phải làm sao khi kinh nguyệt không đều? Tập thói quen thiền bạn nhé!

Tương tự với Yoga, thiền là việc chị em dành thời gian để chiêm nghiệm và suy nghĩ về bản thân. Thiền không tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, nhưng là cách hiệu quả để giảm stress và cải thiện sức khỏe tinh thần. Tuy là một cách gián tiếp, nhưng vô cùng hiệu quả.

Các bước giúp bạn tập thiền

  • Tìm một nơi yên tĩnh để ngồi.
  • Ngồi thẳng, hai tay thả lỏng và đặt tay lên đầu gối.
  • Hít vào và thở ra sâu.
  • Tập trung vào âm thanh của hơi thở.
  • Lắng nghe những âm thanh xung quanh.
  • Thừa nhận những suy nghĩ khi chúng diễn ra trong tâm trí nhưng sau đó để chúng đi
Lúc đầu, bạn hãy thử thiền chỉ trong vài phút và tăng thời gian lên một phút mỗi ngày.

2.11 Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Cân nhắc sử dụng nghệ

Nghệ là một phương pháp điều trị tại nhà phổ biến cho một loạt các tình trạng sức khỏe; bao gồm cả kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, khả năng điều hòa kinh nguyệt của nó vẫn chưa được các nghiên cứu chứng minh.

Lợi ích chính của nghệ mà các nhà khoa học đã tìm ra là khả năng giảm viêm. Nghiên cứu cho thấy rằng curcumin; một thành phần hoạt tính được tìm thấy trong nghệ, có tác dụng chống viêm. Theo đó, nó có khả năng xoa dịu các triệu chứng trong thời kỳ kinh nguyệt.

3. Kinh nguyệt không đều, khi nào cần gặp bác sĩ?

Kinh nguyệt không đều phải làm sao mới gặp bác sĩ? Bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy các triệu chứng kinh nguyệt ra bất thường như chậm kinh 3 tháng; đột ngột mất kinh, kinh nguyệt không đều, máu kinh ra ít hoặc ra nhiều và kéo dài trên 1 tuần… Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều để cung cấp cho bạn một số loại thuốc; hoặc các phương pháp điều trị hiệu quả.

Hy vọng thông tin trên đã giúp chị em trả lời được phần nào thắc mắc “kinh nguyệt không đều phải làm sao” trong suy nghĩ của mình nữa. Nhớ thêm điều này, nếu tình trạng kinh nguyệt không đều kéo dài chị em rất cần thiết đến gặp bác sĩ để làm rõ nguyên nhân.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Irregular Periods: Why Is My Period Late?
https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/womens-health/2020/november/irregular-periods-why-is-my-period-late
Ngày truy cập: 06/07/2022

2. Abnormal Menstruation (Periods)
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14633-abnormal-menstruation-periods
Ngày truy cập: 06/07/2022

3. Can Stress Cause You to Skip a Period?
https://health.clevelandclinic.org/can-stress-cause-you-to-skip-a-period/
Ngày truy cập: 06/07/2022

4. Impact of Yoga Nidra on menstrual abnormalities in females of reproductive age
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23647406/
Ngày truy cập: 06/07/2022

5. Relationship between obesity and menstrual disturbances among women of reproductive age free
https://heart.bmj.com/content/98/Suppl_2/E156.1
Ngày truy cập: 06/07/2022

6. A Systematic Review of the Effects of Exercise on Hormones in Women with Polycystic Ovary Syndrome
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33467251/
Ngày truy cập: 06/07/2022

7. Effect of Ginger (Zingiber officinale) on Heavy Menstrual Bleeding
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/ptr.5235
Ngày truy cập: 06/07/2022

x