Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/06/2022

Dấu hiệu bệnh tiểu đường giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Dấu hiệu bệnh tiểu đường giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời
Dấu hiệu tiểu đường rất khó phát hiện vì dễ bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào 17 dấu hiệu dưới đây để phát hiện xem mình có mắc bệnh này hay không nhé. 1. Dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh tiểu đường 1.1 Mệt mỏi Có […]

Dấu hiệu tiểu đường rất khó phát hiện vì dễ bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào 17 dấu hiệu dưới đây để phát hiện xem mình có mắc bệnh này hay không nhé.

1. Dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh tiểu đường

1.1 Mệt mỏi

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự mệt mỏi, trong số đó có bệnh tiểu đường. Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi sau khi vừa ăn xong thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

1.2 Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

Khi bị tiểu đường, nước có sẵn trong các tế bào được “kéo ra” để loại bỏ glucose dư thừa. Điều này khiến thận bị “choáng ngợp” khi cố gắng lọc và tái hấp thu nước.

Từ đó dẫn đến việc bạn sẽ đi tiểu thường xuyên hơn; và khiến cơ thể bị mất nước, kiệt sức. Bên cạnh đó, dấu hiệu bệnh tiểu đường này còn ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ ban đêm của bạn.

1.3 Đói và khát quá mức

Đôi lúc cơ thể bị mất nước do đi trời nắng hoặc trễ bữa ăn thì cảm giác này là bình thường. Tuy nhiên, nếu thường xuyên đói đến bủn rủn tay chân hoặc khát đến khô rát cổ họng; nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân gây ra cảm giác này là do cơ thể bị quá tải với nhiệm vụ xử lý glucose trong máu. Nước được kéo ra khỏi tế bào để cố gắng loại bỏ phần glucose dư thừa. Song quá trình này lại làm mất đi tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể, bao gồm cả glucose.

Kết quả là một chu kỳ mất nước và đói xảy ra khiến bạn luôn muốn ăn và uống nhiều hơn.

1.4 Dấu hiệu sớm bệnh tiểu đường: Nhìn mờ, không rõ

Hoạt động của mắt phụ thuộc vào chất lỏng bên trong và trên bề mặt. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn sẽ bị mất nhiều nước và ảnh hưởng đến dịch trong mắt. Khi mắt thiếu dịch sẽ làm cho ống kính bị cong, vênh và khó có độ tập trung. Đây chính là nguyên nhân khiến mắt bạn bị mờ.

Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát sẽ gây tổn thương thần kinh mắt và có thể khiến bạn bị mù vĩnh viễn.

2. Triệu chứng bệnh tiểu đường Tuýp 1

2.1 Giảm cân không rõ nguyên nhân

Trong cuộc sống, cân nặng lúc lên, lúc xuống là bình thường. Tuy nhiên, nếu bỗng nhiên giảm cân đột ngột và dù bạn có ăn nhiều tới cỡ nào cũng không thể tăng cân trở lại. Đây có thể là một dấu hiệu tiểu đường mà bạn nên chú ý theo dõi.

2.2 Dấu hiệu tiểu đường tuýp 1: Buồn nôn và nôn ói

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát sẽ dẫn đến việc giảm cân nhanh chóng. Điều này là do cơ thể bạn đang đốt cháy chất béo với tốc độ không bền vững.

Quá trình đốt cháy mỡ của cơ thể sẽ tạo ra ketone. Chất này gây buồn nôn và nôn nhiều ở những người có dạ dày nhạy cảm.

Đặc biệt, nếu ketone bị tích tụ trong máu ở mức nguy hiểm sẽ dẫn đến nhiễm toan đái tháo đường, có thể gây tử vong.

Buồn nôn và nôn ói
Hay bị nôn không rõ lý do cũng có thể là dấu hiệu bệnh tiểu đường

3. Dấu hiệu bệnh tiểu đường Tuýp 2

3.1 Nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men thường xảy ra ở các mô âm đạo. Nấm men ăn đường dư thừa, có thể được tiết ra trong mồ hôi, nước tiểu và chất nhầy.

Do đó, nhiễm trùng nấm men được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trên da, nhưng đặc biệt là ở những nơi có xu hướng ẩm cao.

Khi hệ thống miễn dịch bị tổn thương thì nấm men có thể khó kiểm soát, nhất là ở bệnh nhân tiểu đường.

3.2 Dấu hiệu tiểu đường tuýp 2: Rối loạn cương dương

Rối loạn chức năng cương dương có khả năng bắt nguồn từ tổn thương dây thần kinh và mạch máu. Nguyên nhân chứng này có thể là do bệnh tiểu đường gây ra.

Rối loạn cương dương khiến nam giới cảm thấy bối rối khi gần gũi đối tác. Bạn nên gạt bỏ nỗi mặc cảm để chia sẻ cùng bạn tình và tới bệnh viện thăm khám, điều trị sớm. Bởi vì rối loạn cương dương cũng là một dấu hiệu tiểu đường ở nam giới cần cảnh giác.

3.3 Vết loét lâu lành là dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2

Những vết thương khó tự chữa lành cũng có thể là dấu hiệu tiểu đường. Điều này là do vi khuẩn, vi trùng rất thích ăn đường. Trong khi đó, hệ thống cơ thể bạn lại đang nỗ lực trục xuất glucose dư thừa nên vô tình đã tạo điều kiện để các yếu tố gây bệnh này phát triển.

Tình trạng này dẫn đến các vết thương, vết loét rất lâu lành nếu không can thiệp y tế.

3.4 Dấu hiệu tiểu đường tuýp 2: Chân bị đau hoặc tê

Bệnh tiểu đường có thể gây ra chứng xơ cứng động mạch và tổn thương thần kinh. Các triệu chứng này khá dễ nhận thấy ở bàn chân và chân.

Lưu lượng máu kém và tổn thương thần kinh kết hợp có thể dẫn đến loét da hoặc nhiễm trùng hoặc chân bị tê, đau nặng.

4. Phân biệt bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

Phân biệt bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

5. Biến chứng của bệnh tiểu đường

5.1 Nướu bị sưng hoặc đau

Bệnh tiểu đường làm hệ miễn dịch suy yếu, dẫn đến khả năng chống lại vi trùng bị kém đi. Trong khi đó, miệng là nơi rất dễ bị nhiễm trùng do môi trường ẩm ướt và thường xuyên có thức ăn bị mắc lại ở chân răng.

Do vậy, khi thấy nướu bị lỏng, tụt chân răng hoặc phát triển túi mủ, bạn nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.

5.2 Hôi miệng

Chứng hôi miệng thường xuất hiện ở bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân là do bệnh nhân này dễ bị nhiễm trùng, viêm nướu. Chứng hôi miệng có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và làm tăng lượng đường trong máu.

Ngoài ra, hôi miệng do tiểu đường cũng có thể xuất phát từ tình trạng nhiễm toan ceto. Nồng độ ketone cao trong máu có liên quan đến mùi trái cây ngọt ngào trên hơi thở.

dấu hiệu tiểu đường
Hôi miệng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

5.3 Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên

Nếu tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên xảy ra với cảm giác nóng, buốt thì nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân là do đường huyết cao làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và tăng lượng nước tiểu trong bàng quang. Tất cả chất lỏng có đường trong bàng quang lại là nơi vi trùng sinh sản. Do đó, nếu nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên, bạn nên đến ngay bệnh viện để được kiểm tra, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời nhé.

5.4 Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng vô sinh ở phụ nữ. Điều đáng nói là hội chứng này lại thường xuyên dẫn đến kháng insulin. Có đến 50% phụ nữ mắc PCOS cũng sẽ mắc bệnh tiểu đường. Do đó hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể là một dấu hiệu tiểu đường ở nữ giới mà bạn cần hết sức cảnh giác.

5.5 Sạm da acanthosis nigricans

Rất nhiều người bị sạm, nám da, nhất là phụ nữ sau khi sinh nở hoặc phụ nữ tuổi tiền mãn kinh. Điều này chỉ là do nội tiết tố bị xáo trộn và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu sạm do do chứng acanthosis nigricans lại khác.

Đây là triệu chứng làm da bị tối màu và dày da, đặc biệt là ở các nếp gấp vùng nách, cổ, háng hoặc dưới vú. Acanthosis nigricans được coi là một dấu hiệu tiểu đường và có liên quan đến tình trạng kháng insulin.

5.6 Mất nước mãn tính

Mất nước xảy ra do tình trạng đường huyết cao khiến tế bào bị rút hết nước và không thể bổ sung nước đúng cách. Điều này dẫn đến việc bạn thường xuyên đi tiểu.

Tình trạng mất nước rất nguy hiểm vì có thể gây khô da, thị lực kém, đau khớp và cũng có thể dẫn đến tử vong.

dấu hiệu tiểu đường

5.7 Biến chứng bệnh tiểu đường: Khó chịu/trầm cảm

Các dấu hiệu tiểu đường có thể không rõ ràng khiến bạn khó khăn trong việc chẩn đoán và chữa trị. Do vậy, hàng ngày bạn luôn phải chịu đựng sự khó chịu trong cơ thể và có thể dẫn đến trầm cảm.

Một trong số những triệu chứng khó chịu phổ biến khi bị tiểu đường mà bạn sẽ gặp phải như cảm giác đói, khát, mệt mỏi, rối loạn cương dương, nhiễm trùng nấm men/bàng quang tái phát.

Tiểu đường là một căn bệnh nan y nguy hiểm với các biến chứng có thể gây tử vong cao. Hiện nay rất nhiều người mắc phải căn bệnh này nhưng không hề hay biết. Hệ quả là, khi phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn nặng nên việc chữa trị rất khó khăn. MarryBaby hy vọng với những dấu hiệu tiểu đường trong bài viết này sẽ giúp bạn có thể nhận biết bệnh sớm.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Diabetes Symptoms
https://www.cdc.gov/diabetes/basics/symptoms.html
Ngày truy cập: 27.06.2022

2. Diabetes
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/symptoms-causes/syc-20371444
Ngày truy cập: 27.06.2022

3. Diabetes Symptoms
https://www.diabetes.org/diabetes/type-1/symptoms
Ngày truy cập: 27.06.2022

4. Diabetes
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/diabetes#:~:text=
Ngày truy cập: 27.06.2022

5. Diabetes Symptoms
https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/symptoms-causes
Ngày truy cập: 27.06.2022

x