của bé
Viêm bao hoạt dịch là bệnh xương khớp thường gặp ở những mẹ phải cử động thường xuyên. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động.
Nội dung bài viết
Không nhiều mẹ sau khi sinh nghe đến bệnh viêm bao hoạt dịch. Thực tế chỉ đến khi xương khớp thực sự gặp vấn đề các mẹ mới đi khám sức khỏe, kế tiếp mới tìm hiểu thông tin của bệnh lý này
Viêm bao hoạt dịch là gì?
Trong tài liệu y khoa, bao hoạt dịch là một túi chất dịch khớp nằm giữa sụn khớp, dây chằng và màng hoạt dịch. Công dụng chính của bộ phận này là chất đệm của khớp nhằm hạn chế các tác động của trọng lực tác động vào khớp.
Bình thường, bao hoạt dịch luôn bảo vệ cho dịch khớp ổn định để dinh dưỡng cho khớp và các bộ phận xung quanh khớp như cơ bắp, gân, da, từ đó giúp cử động dễ dàng hơn. Khi bị viêm, bao hoạt dịch sẽ bị sưng, đỏ.

Bao hoạt dịch có thể bị tổn thương bất kỳ lúc nào nếu mẹ vận động quá nhiều cùng 1 bộ phận
Bao hoạt dịch không hoạt động bình thường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khớp, dây chằng và các cơ khiến mọi vận động trở nên khó khăn hơn. Nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm.
Hiện tượng viêm sẽ xuất hiện nhiều hơn ở những người phải thường xuyên cử động. Bệnh có xu hướng tái phát sau khi điều trị, trừ khi nguyên nhân gây ra được ngăn chặn.
Bao hoạt dịch của các khớp xương đều có thể bị viêm và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng bao hoạt dịch của khớp vai, hông, khớp gối, khớp khuỷu tay, cổ chân, ngón chân cái (trong bệnh gút) thường có tỷ lệ viêm bao hoạt dịch cao hơn các khớp khác.
Nguyên nhân và triệu chứng
Làm việc quá sức sau sinh và chấn thương trực tiếp ở các khớp xương là những nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm bao hoạt dịch. Chấn thương không chỉ xảy ra khi bạn chơi thể thao, mang vác vật nặng, hoạt động tay chân quá nhiều mà những việc nhà thường nhật nhẹ nhàng như lau sàn, cọ rửa sàn cũng có thể là tác nhân.
Ngoài ra, các bệnh lý như thấp khớp, bệnh gút, bệnh tuyến giáp và tiểu đường cũng có thể gây ra viêm bao hoạt dịch.
Dấu hiệu nhận biết
Triệu chứng của viêm bao hoạt dịch đặc trưng nhất bao gồm khớp có sưng, nóng, đỏ, đau và có thể gây cứng khớp. Cơn đau ngày càng dồn dập hơn khi vận động mạnh hoặc sờ nắn vào bao khớp.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể thấy bầm tím hoặc có ban đỏ da vùng khớp đau và có thể có sốt (viêm khớp cấp). Một số trường hợp viêm bao hoạt dịch bị biến chứng gây thủng (khớp gối, khuỷu tay) và bị viêm nhiễm túi hoạt dịch, diễn biến bệnh sẽ phức tạp hơn (sốt cao, sưng to hơn…), vận động khó khăn do đau.
Phương pháp điều trị
Nếu đang trong thời kỳ cho con bú mà mắc bệnh, mẹ cần tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị bệnh để “chặn đứng” nguy cơ biến chứng và tránh phải dùng quá nhiều thuốc kháng sinh.
Một số biện pháp chữa trị viêm bao hoạt dịch thông thường:
- Nghỉ ngơi, dừng các hoạt động trong ít nhất 2 tuần
- Cố định bằng một thanh nẹp hoặc băng bột trong 7-10 ngày
- Đặt đá trên khu vực đau để giảm sưng và giảm đau
- Có thể phải sử dụng một số loại thuốc kháng viêm như aspirin, ibuprofen, naproxen…
- Nếu viêm bao hoạt dịch do nhiễm trùng gây ra, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh cho bạn.
- Trường hợp nặng bác sĩ có thể chỉ định chọc hút, hay rút bớt dịch trong bao hoạt dịch để giúp giảm đau tạm thời. Sau đó là các xét nghiệm dịch nhằm kiểm tra bạn có bị nhiễm trùng hoặc bệnh gút không. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái phát, hơn nữa chọc hút quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và đứt gân.
- Nên tập thể dục thường xuyên để có thể bảo vệ khớp một cách tốt nhất
- Không nên ăn quá nhiều đồ mỡ dẫn đến béo phì, từ đó tạo sức ép lên các khớp
Sau từ 6-12 tuần điều trị mà bệnh vẫn không thuyên giảm bác sĩ có thể yêu cầu nội soi khớp hoặc phẫu thuật để chữa lành các tổn thương và làm giảm áp lực lên túi hoạt dịch.
Biến chứng nguy hiểm
Nếu phát hiện sớm và can thiệp y khoa kịp thời, viêm bao hoạt dịch có thể không nguy hiểm. Nhưng ngược lại, việc chậm trễ hoặc chủ quan có thể dẫn tới 3 biến chứng nguy hại:
- Hạn chế vận động khớp gối do lượng dịch tiết quá lớn đè ép lên ổ sụn, dây chằng và cơ bắp xung quanh
- Phá hủy khớp gối gây tàn phế, bại liệt
- Gây u nang bao hoạt dịch hoặc tạo nếp gấp bao hoạt dịch, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới hệ vận động và vô tình gây nên một số bệnh lý nghiêm trọng khác.
Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh là cần tránh lặp đi lặp lại một động tác kéo dài. Nếu ngồi lâu cần thay đổi tư thế và các động tác vận động nhẹ để tránh gây tổn thương cho bao hoạt dịch. Nếu bị bệnh viêm khớp dạng thấp, tiểu đường cần phát hiện và điều trị sớm khi viêm bao hoạt dịch mới bắt đầu.

Chỉ điểm 12 bệnh thường gặp thời kỳ hậu sản sau sinh Thời kỳ hậu sản kéo dài khoảng 6 tuần, tức là 42 ngày sau sinh. Việc chăm sóc cơ thể trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng, vì chỉ một chút sơ sảy, nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm là rất cao. Mẹ nên tham khảo danh sách 12 bệnh hậu sản sau sinh để tìm cách ngăn ngừa và phòng tránh.
Biến chứng bệnh viêm bao hoạt dịch có thể dẫn tới teo bại hoặc bại liệt suốt phần đời còn lại. Vì thế ngay khi nhận biết triệu chứng tràn dịch khớp gối, cần phải thăm khám ngay, đừng chủ quan mẹ nhé!
-
Bệnh cứng khớp nên ăn gì mẹ nhỉ?Cứng khớp, khô khớp hay thoái hóa khớp đang ngày càng phổ biến hơn trong mọi gia đình với diễn tiến âm thầm. Cứng khớp không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà thậm chí có thể làm mất khả...
-
Viêm khớp cùng chậu ở bà bầu: Đừng để mất bò mới lo làm chuồngNhững triệu chứng như đau thắt lưng, đi lại khó khăn, đau buốt về đêm đều có thể đang báo hiệu mẹ gặp vấn đề về khớp cùng chậu. Viêm khớp cùng chậu, nghe tên bệnh thì có vẻ lạ nhưng không hề xa...
-
Mẹ đã biết cách ngăn ngừa thoái hóa khớp cho ông bà chưa?Theo thống kê gần đây, khoảng 85% người lớn tuổi bị ít nhất một bệnh mạn tính, trong đó bệnh thoái hóa khớp là phổ biến nhất. Mặc dù vậy, người bệnh có thể cải thiện tình trạng sức khỏe thông qua...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!