của bé
Người mắc bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì, uống gì để góp phần lành bệnh? Đây là mối quan tâm lớn trong giai đoạn bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát hiện nay.
Nội dung bài viết
Sốt xuất huyết nên ăn gì, uống gì để bệnh nhân dễ tiêu hóa, không làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, qua đó giúp tăng sức đề kháng, rút ngắn thời gian bệnh phát tác.
Vì sao phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh?

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý, chế độ ăn uống nhiều rau xanh trái cây cũng nên được thực hiện
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do vết cắn của muỗi vằn Aedes aegypti gây nên. Các triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục trong nhiều ngày, bệnh nhân thường bị đau các cơ, đau đầu… Để chống virus sốt xuất huyết lây nhiễm vào cơ thể cũng như giúp bệnh nhân mau lành sau bệnh, hệ thống miễn dịch của người bệnh phải được cải thiện bằng một chế độ ăn uống hợp lý.
Người bệnh sốt xuất huyết thường được chỉ định điều trị bằng thuốc, tình trạng bệnh mệt mỏi khiến người bệnh không ăn được nhiều, thể trạng vì thế ngày càng yếu hơn. Do đó, cần chú ý chế độ ăn hợp lý cho người bệnh sốt xuất huyết, giúp tăng cường sức khỏe.
Cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa. Lý do là, bệnh xuất huyết gây ảnh hưởng đến một vài cơ quan nội tạng trong cơ thể. Đó là tình trạng gan yếu, hệ thống tiêu hóa hoat động kém, gây khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Vì vậy, chế độ ăn uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết thường bao gồm những thực phẩm lỏng, các loại rau lá xanh và thức ăn giàu protein.
Thực phẩm lỏng
Người bệnh sốt xuất huyết nên dùng nhiều thực phẩm lỏng giàu dinh dưỡng. Đó có thể là các loại nước mía, nước dừa, nước chanh, nước cam tươi, hay các loại nước ép trái cây. Uống nhiều nước là cách giải độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời tăng năng lượng, kích thích tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể nhanh phục hồi. Ngoài ra, người bệnh không nên kiêng cữ quá mức mà cần ăn nhiều thức ăn đủ chất như cháo cá, cháo thịt nấu cùng rau củ quả chín mềm, thay đổi trong các bữa ăn hàng ngày để tránh tình trạng nôn ói.
Thực phẩm giàu protein
Các chế phẩm từ sữa, trứng, thịt gà, cá,… đều là những thực phẩm được khuyến khích dùng cho người bệnh sốt xuất huyết. Protein giúp người bệnh giảm sốt từ từ, phục hồi nhanh chóng và giúp lấy lại các chất dinh dưỡng bị mất nhưng vô cùng cần thiết cho cơ thể hồi phục.
Đu đủ

Đu đủ là loại trái cây mềm, phát huy công dụng kích thích tiêu hóa cho người bệnh
Loại trái cây này là một trong những nguyên liệu thường được dùng trong y học cổ truyền từ xa xưa với công năng chữa trị nhiều loại bệnh. Nước ép chiết xuất từ lá đu đủ là một trong những ví dụ tuyệt vời hữu ích trong điều trị bệnh sốt xuất huyết.
Không sử dụng gia vị cay nóng hay thực phẩm dầu mỡ
Các loại thực phẩm nhiều gia vị hay vị cay nóng và nhiều dầu mỡ thường không tốt cho việc phục hồi bệnh sốt xuất huyết. Chúng không chỉ gây khó khăn cho việc tiêu hóa mà còn khiến cho triệu chứng sốt trở nên trầm trọng hơn.
Súp hoặc thức ăn luộc
Do hệ thống tiêu hóa hoạt động không tốt nên người bệnh không thể thu nạp những loại thực phẩm nấu chưa mềm nhừ. Do đó, bạn nên cho người bệnh dùng súp nhằm duy trì lượng vitamin, khoáng chất và protein trong cơ thể. Nếu cần thiết, bạn cũng có thể luộc chín thực phẩm và nghiền nhỏ, cho thêm chút gia vị để người bệnh cảm thấy dễ nuốt hơn.
Thu nạp nhiều rau xanh, trái cây
Người mắc bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì? Tiếp sau thực phẩm, các loại rau quả, đặc biệt là các loại rau lá xanh cũng nên được chú ý trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. Trong quá trình chế biến món ăn với nhóm thực phẩm này, bạn chú ý không nên nấu quá chín để tránh bị mất chất dinh dưỡng.
Trà gừng
Trà gừng sẽ giúp người bệnh giảm cảm giác buồn nôn và giữ ấm cơ thể. Bên cạnh trà gừng, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại trà thảo dược để phát huy công dụng chống viêm, giảm đau, giúp cơ thể nhanh hồi phục.
Không ăn thực phẩm sẫm màu
Người bệnh sốt xuất huyết rất dễ bị xuất huyết, do đó nên kiêng ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh. Mục đích là để các bác sĩ không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không trong quá trình diễn biến của bệnh.
Vậy bạn đã biết người mắc bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh rồi đấy! Trong giai đoạn tình trạng bệnh đang phát triển mạnh như hiện nay thì việc có thêm càng nhiều thông tin càng giúp bạn chủ động trong việc phòng chống bệnh cho mình và người thân trong gia đình.
Thu Nguyễn
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!