của bé
Bạn từng thắc mắc vì sao có người thu nhập trung bình nhưng vẫn có khoản tích trữ cho tương lai, trong khi lương bạn khá cao vẫn khó dành dụm? 7 quy tắc tài chính cá nhân sau có thể giúp bạn quản lý tốt việc tiền nong của mình.
Nội dung bài viết
- Dành 10% thu nhập cho việc tích luỹ
- Dành quỹ dự phòng khẩn cấp bằng 3 tháng lương
- Mua bảo hiểm nhân thọ – quy tắc tài chính cá nhân quan trọng
- Quy tắc 20/4/10 khi mua đồ giá trị
- Trả trước ít nhất 20% khi vay mua nhà
- Dành dụm số tiền bằng 20 lần thu nhập cho quỹ hưu trí
- Trả khoản nợ lãi suất cao nhất trước
Quản lý tài chính cá nhân bao gồm nhiều vấn đề: Tiết kiệm, quản lý nợ, tích luỹ hưu trí, mua nhà, quản lý công nợ… Nắm rõ 7 quy tắc quản lý tiền bạc, bạn không lo việc vung tay quá trán và thiếu thốn tiền bạc.
Dành 10% thu nhập cho việc tích luỹ
Dù lương thấp hay cao, bạn vẫn nên dành 10% thu nhập cho việc tích luỹ lâu dài. Nếu gia đình bạn kiếm được 50 triệu đồng/tháng, bạn nên dành dụm ít nhất 5.000.000 đồng/tháng.
Việc tiết kiệm từ sớm và duy trì đều đặn hàng tháng giúp bạn nhanh chóng có số tiền lớn. Đưa tiền này gửi ngân hàng, bạn khai thác được sức mạnh lãi kép.
Nếu mức lãi 5% một năm, mỗi năm giành dụm 60 triệu đồng. 10 năm sau, tiền lãi của bạn là 60 triệu đồng.
Dành quỹ dự phòng khẩn cấp bằng 3 tháng lương
Bên cạnh tiền chi tiêu và dành dụm, bạn nên có quỹ dự phòng khẩn cấp. Số tiền nên dành cho quỹ này khoảng 3 tháng lương. Nghĩa là nếu lương bạn 10.000.000 đồng/tháng, bạn nên dành 30 triệu đồng cho quỹ.
Quỹ này giúp bạn trang trải các chi phí lớn bất ngờ không thể tránh khỏi. Xe hư, mái nhà bị rỉ hoặc khi bạn bị thất nghiệp, bạn muốn có một số tiền để chi trả các hóa đơn và cầm cự tìm việc khác.
Số tiền này nên được để trong một tài khoản có thể dễ dàng rút ra, nhưng cần giới hạn nghiêm ngặt chỉ rút cho các trường hợp khẩn cấp. Quỹ này giúp bạn tránh việc sử dụng thẻ tín dụng để rồi phải trả lãi nhanh hàng tháng.
Mua bảo hiểm nhân thọ – quy tắc tài chính cá nhân quan trọng
Trang bị bảo hiểm nhân thọ có giá trị từ 6-10 lần thu nhập của gia đình. Nếu thu nhập gia đình khoảng 250 triệu đồng/năm, mức bảo hiểm nhân thọ khoảng 1,5 tỷ đồng.
Một người ở độ tuổi 35 có thể tìm mua gói bảo hiểm mệnh giá 500 triệu kỳ hạn 20 năm với phí bảo hiểm khoảng 3 triệu đồng mỗi năm. Có bảo hiểm nhân thọ, bạn có thể yên tâm nếu rủi ro xảy ra với bạn, gia đình bạn vẫn có thể vượt qua khó khăn.
Quy tắc 20/4/10 khi mua đồ giá trị
Nếu muốn mua đồ có giá trị lớn như xe cộ, bạn nên trả trước ít nhất 20%, thời gian vay không quá 4 năm và tổng số tiền trả cho việc mua và sử dụng hàng tháng không quá 10% tổng thu nhập. Bạn nên nhớ, dù muốn mua đồ đắt giá, bạn vẫn cần tiền cho khoản chi dùng, tiết kiệm và hưu trí.
Trả trước ít nhất 20% khi vay mua nhà
Nếu muốn mua một căn hộ, bạn phải chắc chắn mình nắm trong tay khoản tài chính bằng 20% giá trị căn nhà. Nếu không đủ, khoan tính chuyện vay mượn để mua cho bằng được.
Nếu muốn mua căn hộ trị giá 2 tỷ đồng, bạn phải có trong tay ít nhất 400 triệu. Số còn lại vay trả dần cũng được. 20% chi phí này chứng tỏ bạn có khả năng tài chính lâu dài cho việc mua nhà. Còn nếu chỉ trông vào lãi vay, biến đổi tỷ giá lãi suất sẽ nhấn bạn vào vũng lầy nợ nần.
Dù vậy, bạn vẫn nên còn dư một khoản để không phải lâm vào cảnh sống thiếu hụt và cả đời trả lãi ngân hàng.
Dành dụm số tiền bằng 20 lần thu nhập cho quỹ hưu trí
Một năm bạn kiếm được 250 triệu đồng. Nếu có dự định nghỉ hưu, bạn phải dành dụm được khoảng 5 tỷ đồng. Số tiền chi dùng hàng tháng của bạn khi nghỉ hưu bằng 4% số tiền này, tức khoảng 125 triệu đồng/năm.
Mức dành dụm này đảm bảo số tiền bạn có thể dùng trong ba mươi năm. Nếu có thêm lương hưu từ bảo hiểm xã hội, khoản dành dụm này đảm bảo bạn có những năm tháng nghỉ hưu thoải mái và không lo túng thiếu.
Trả khoản nợ lãi suất cao nhất trước
Nếu bạn đang trả mức lãi suất 15% trên thẻ tín dụng, thu nhập hàng tháng chỉ lo trả nợ thôi đã rất chật vật, khó đầu tư sinh lời.
Tốt nhất, bạn cố gắng trả hết khoản nợ lãi suất cao, cắt giảm chi dùng bằng thẻ tín dụng. Có như vậy, bạn mới chủ đầu dành dụm được từ thu nhập hàng tháng của mình.
Áp dụng theo các cách quản lý tài chính cá nhân trên, với thu nhập dù thấp, bạn cũng sẽ thấy tiết kiệm và đầu tư lâu dài phát huy hiệu quả.
Tổng hợp
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!