của bé
Lễ hội Sa Pa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách bởi nét đẹp độc đáo của bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người. Lễ hội Trùm Chăn của người Hà Nhì là một trong những lễ hội bạn nên tham gia một lần khi đến Sa Pa.
Nội dung bài viết
Không gian lễ hội mang nét đẹp văn hóa tâm linh
Lễ hội Trùm Chăn là lễ hội cúng thần Gió – thần Đất, được tổ chức vào tháng 6 Âm lịch hàng năm trong 3 ngày và tổ chức tại 2 địa điểm: trong nhà và trong rừng cấm.

Nét đẹp của những cô gái bản địa trong lễ hội Trùm Chăn (Sapa)
Trong nhà
Gia chủ sẽ chuẩn bị đồ cúng, bao gồm 5 cái bánh dày, 1 bát thịt trâu luộc, 1 bát nước gừng, 4 cái bát con úp xuống đất đặt trước bàn thờ. Theo phong tục của người Hà Nhì, đồ cúng sẽ do phụ nữ chế biến, nếu vợ chủ nhà đi vắng thì con gái cả phải làm (con gái cả dù đã có chồng vẫn phải quay về giúp gia đình chuẩn bị).
Xong xuôi, gia chủ sẽ tiến hành cúng đầu tiên, tiếp theo là các con (lần lượt con trai út đến con trai cả). Kết thúc lễ cúng, chủ nhà sẽ chia cho mỗi người trong gia đình uốn một ngụm nước gừng, ăn một ít thịt trâu để hưởng lộc, còn bánh dày và rượu (đặt cạnh bếp) là giành cho ông Táo.
Trong rừng cấm
Trong rừng có nhiều cây gỗ quý lâu năm được người làng giữ gìn, ở đó có một ngôi nhà nhỏ bằng gỗ quý, lợp mái gianh, rộng khoảng 10m2 do dân bản dựng để người già và trẻ con ngồi khi làm lễ.

Lễ hội Sapa thú vị vì gắn liền cuộc sống con người với thiên nhiên. Lễ hội Trùm Chăn cũng chú trọng việc thờ cúng thần rừng.
Điểm nhấn của lễ hội Trùm Chăn
Ngày thứ nhất
Người Hà Nhì làm các lễ cúng tạ thần linh. Lễ cúng tổ chức vào ban đêm vì làm như thế thần Gió và Đất sẽ được nghỉ ngơi yên tĩnh. Buổi lễ được dẫn dắt bởi thầy cúng (không đòi hỏi kinh nghiệm, chỉ cần là người 50 tuổi trở lên, trong năm không gặp xui rủi là được). Sau khi cúng, mọi người được mời ăn lễ vật, phải ăn cho hết không được mang về.
Ngày thứ hai
Không khí lễ hội Sa pa sôi nổi hơn khi trai gái lượt rủ nhau vào rừng lấy 6 cành củi nhỏ đem về nộp cho lễ hội. Đến ngày thứ ba, già làng sẽ cắt da trâu chia đều cho các gia đình trong bản. Người Hà Nhì tin rằng nếu số da trâu sau khi phát còn dư lại 2 chiếc thì năm đó dân làng không bội thu, nếu còn lại 1 thì năm đó dân làng sẽ được mùa.
Lễ hội Trùm Chăn của người Hà Nhì còn có một phong tục hết sức độc đáo, đó là tục trùm chăn. Trước khi vào hội, các chàng trai chưa vợ sẽ đem theo một cái khăn chiên mới và giấu chúng trong các hóc đá, bụi cây và cả trong áo…
Khi vào lễ hội, họ sẽ tham gia đặc biệt nhiệt tình, luôn chủ động nhằm thu hút sự chú ý của phái đẹp. Ánh mắt của các cô gái cùng với sự nhạy cảm của tuổi đang yêu sẽ mách cho các chàng trai biết ai có tình cảm với mình.

Trùm chăn là phong tục giao duyên truyền thống ý nhị của lễ hội Sapa, nó tương tự như tục cướp dâu của người H’Mong
Đến lúc thích hợp, họ sẽ lẳng lặng rời khỏi đám đông và tìm cách tiếp cận cô gái bằng nhiều cách (hỏi han, mời mọc, bông đùa thậm chí là ướm thử). Khi cô nàng đã “ưng”, chàng trai sẽ làm một hành động táo bạo là nắm lấy tay và…lôi cô ấy đi.
Dĩ nhiên, cô gái sẽ chống cự… cho phải phép, chân thì…bước theo người ta. Lúc này, chàng trai sẽ chanh chống lấy chiếc khăn đã giấu trùm lên đầu cô gái rồi dẫn cô đến một nơi yên tĩnh (bờ suối, bìa rừng…) ngồi tâm sự.
Nếu cảm thấy không hợp, họ sẽ chia tay và không lặp lại chuyện trùm chăn. Còn nếu hai bên đều thấy hài lòng về đối phương thì sáng hôm sau chàng trai sẽ đem “giấu” cô gái trong nhà của mình. Vài ngày sau đó, nhà trai sẽ cử người sang nhà gái mai mối trên quan điểm tìm hiểu để tiến tới hôn nhân.
Nhiều hoạt động thú vị
Tại trung tâm lễ hội, cũng diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi: già làng đánh đàn hoóttơờ, các bà già nhảy múa, thanh niên nam nữ hát đối đáp… Ngoài các điệu múa, lễ hội còn nhiều trò chơi dân gian như đu dây, đu quây, hát giao duyên…
Lễ hội Trùm Chăn của người Hà Nhì cũng tương tự như tục “cướp vợ” của người Mông nhưng chính hành động “trùm chăn” đã phản ánh được nét văn hóa độc đáo trong hôn nhân của người Hà Nhì. Hiện nay, lễ hội Trùm Chăn vẫn được tiếp tục duy trì trong cuộc sống của người Hà Nhì, đây là một trong những hoạt động mang đậm dấu ấn lễ hội Sa Pa.

20 điều mẹ cần chuẩn bị khi đi du lịch cùng bé Bạn có biết rằng hầu hết các hãng máy bay đều sẽ miễn phí vé cho các bé dưới 2 tuổi không? Sao không tận dụng cơ hội này để cả nhà cùng đi chơi xa một chuyến? Nếu như vẫn đang lo lắng về những bất tiện khi đi du lịch cùng con nhỏ, MarryBaby sẽ mách cho bạn vài mẹo nhỏ sau
Hà Hồng
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Làm cách nào để sinh con gái? 3 bí...Mẹ đã biết làm cách nào để sinh con gái chưa? Cách tính ngày rụng trứng để...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!