của bé
Bạn có thể đã học được một số điều để giúp trẻ điều khiển và quản lý cơn giận của mình. Nhưng còn bản thân bạn thì sao? Chắc chắn bạn cũng từng gặp những tình huống tồi tệ khi không thể kiểm soát bản thân. Đọc bài này và suy ngẫm nhé bạn!
Câu hỏi: Tôi thấy mình thường hay nổi giận với các con. Thật khó để kiểm soát vì tụi nhỏ thật sự biết cách làm tôi nổi cáu lên. Mỗi khi con cái không nghe lời hay có thái độ vô lễ là tôi không thể nào giữ được bình tĩnh. Tôi phải làm sao đây khi mà bọn trẻ cứ đi quá giới hạn chịu đựng của tôi?
Hãy nghĩ về điều này: Có thật là chính những cư xử không phải phép của trẻ làm bạn giận? Hay là vì cách nhìn nhận của bạn với những cư xử đó của trẻ mới là nguồn cơn sự giận dữ? Hai điều này vô cùng khác biệt.
Trường hợp đầu có nghĩa bạn không có khả năng kiểm soát được bản thân khi nổi giận, còn ở trường hợp sau, chỉ cần bạn thay đổi cách nhìn thì bạn sẽ có thể phản ứng khác đi trước những hành động của trẻ.
Qui tắc tạm ngưng (time out) cũng đúng cho cả người lớn: Bạn và trẻ cần ở những không gian tách biệt nhau ra. Khi bạn nổi giận, hoặc bạn, hoặc con của bạn, một trong hai phải “tạm ngưng” và nhốt mình trong phòng riêng để lấy lại bình tĩnh.
Chỉ vài phút tránh xa khỏi trẻ, người khiến bạn nổi giận, cũng đủ để bạn bình tĩnh mà dùng lý trí suy xét vấn đề. Chẳng thể giải quyết được gì khi trong đầu bạn chỉ có tức và giận. Để một khoảng im lặng giúp bạn bình tĩnh lại, sau đó bạn có thể tiếp cận trẻ một cách tỉnh táo hơn.
Như thế nào thì là bình thường? Hãy tìm hiểu về quá trình phát triển của trẻ bằng sách báo hoặc các lớp chuyên đề. Nếu bạn hiểu được rằng có những hành động mà bạn cho là “không chấp nhận được” của con bạn thật ra là hoàn toàn bình thường ở tuổi của trẻ, bạn sẽ ít phản ứng tiêu cực hơn.
Trẻ con thì đứa nào cũng có lúc thế này thế nọ, và nếu đã biết con bạn cũng cư xử như những đứa trẻ bình thường khác, bạn sẽ giải quyết được khá nhiều vấn đề.

Không biết cách kiềm chế sự tức giận trước mặt con, bạn có thể vô tình làm hư bé mà không biết
Đừng dùng bạo lực với trẻ: Nếu bạn nhận thấy bản thân hay có xu hướng đánh con khi trẻ mắc lỗi, hãy học cách kiềm chế điều đó. Thay vì những hành động làm bé đau, sao bạn không thay bằng việc vỗ tay chẳng hạn?
Điều này là hoàn toàn nghiêm túc, khi bạn thấy mình muốn đánh một ai đó, hành động vỗ hai tay vào nhau thật nhanh và mạnh sẽ thể hiện là bạn đang nổi giận. Hãy thử xem!
Giả vờ bạn đang nổi giận với con, và tưởng tượng là bé đang ở ngay trước mặt bạn, hãy vừa vỗ tay vừa nói cho trẻ biết bạn đang cảm thấy như thế nào. Bạn sẽ thấy rằng cách này vừa giúp bạn cảm thấy nguôi giận phần nào và đồng thời để trẻ hiểu chính xác những gì bạn muốn nói.
Hãy hành động chứ đừng phản ứng: Dành thời gian nghĩ xem những việc gì thường dễ khiến bạn nổi giận, sau đó đặt ra một danh sách các quy ước mà mọi người trong gia đình phải theo. Liệt kê ra những hậu quả của việc phá luật.
Trò chuyện với trẻ và giúp trẻ hiểu thật rõ những gì bạn mong đợi từ trẻ, và quyết định những hình phạt mà bạn sẽ dùng. Nếu đã chuẩn bị tâm lý trước và lên một kế hoạch rõ ràng như đã nói ở trên, bạn sẽ thấy là mình trở nên bình tĩnh hơn trước những tình huống vốn thường làm bạn nổi cáu như trước.
Ôm ấp các con: Khi bạn cảm giác mình sắp tóm lấy và lắc mạnh bé trong phút giây tức giận, hãy ÔM bé thật chặt. Nếu có thể, hãy làm điều này trước gương hoặc cửa kính có khả năng phản chiếu. Chỉ một vài phút im lặng và ôm chặt bé trong tay, cơn giận dữ của bạn sẽ dần nguôi trong cảm giác yêu thương sâu sắc mà bạn dành cho bé.
-
Kiềm chế sự tức giận ở trẻ nhỏGiận dữ là cảm xúc bình thường ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên có nhiều điều nên lẫn không nên làm khi đối diện với cơn giận. Cùng tìm hiểu xem làm thế nào để giúp con trẻ kiểm soát sự giận...
-
Dạy con ngoan cũng lắm nỗi gian truânSinh con ra nuôi con lớn, chăm sóc con khỏe mạnh đã khó dạy con nên người cũng lắm nỗi gian truân, có rất nhiều phương pháp dạy con với những ưu và nhược điểm riêng, phương pháp dạy con ngoan của...
-
Phản ứng thế nào khi bé 2 tuổi hay la hét?Bé hay la hét không phải vì cố ý muốn làm phiền bạn mà là vì bé đang tràn đầy niềm vui tuyệt vời của con trẻ. Bé đang khám phá “sức mạnh” của thanh quản và thử nghiệm xem bé có thể làm gì với nó.
-
Sai lầm khi dạy con: Không đúng thời điểmNhững sai lầm mới dưới đây, có thể bạn sẽ vô tình mắc phải trong cách dạy con. Bên cạnh đó, một số lời khuyên của các chuyên gia về trẻ em sẽ có thể giúp ích cho bạn.
-
Sai lầm khi dạy con: Con hư tại cha mẹCha mẹ thường dọa nạt con bằng cách mua chuộc, phá vỡ những quy định riêng và mất tự chủ trước mặt con,...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!