của bé
Khi chế biến thức ăn cho con trẻ, bạn phải chú ý đến hạn sử dụng thực phẩm. Tham khảo hạn dùng các thực phẩm quen thuộc cho bé, sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc lưu trữ và chế biến đúng hạn, đảm bảo sức khỏe cho con.
Nội dung bài viết
Hạn sử dụng của thực phẩm cho biết thời hạn mà chất lượng sản phẩm được bảo quản trong điều kiện bảo quản bình thường. Khi trữ trong tủ lạnh hoặc ngăn đá, thời hạn sử dụng của sản phẩm càng dài hơn.
Nguyên nhân gây biến chất thực phẩm
Thực phẩm bị biến đổi chất lượng do sự phát sinh tác dụng của các loại nhân tố chủ yếu từ các loại vi sinh vật. Biểu hiện của sự biến đổi chất là bản thân thực phẩm mất đi màu sắc, mùi vị ban đầu của chúng và kéo theo sự giảm sút về giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm. Những nguyên nhân gây biến chất thực phẩm:
Vi sinh vật phát triển gây thối rữa
Vi sinh vật sẽ sinh sôi trong quá trình chế biến, gia công, vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ. Gặp nhiệt độ thích hợp, vi sinh vật càng dễ sinh sôi, nảy nở.
Chúng phân giải chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Protein trong thực phẩm bị phá huỷ, thực phẩm xuất hiện mùi hôi thiu hoặc vị chua. Sản phẩm mất đi tính đàn hồi và kết cấu vốn có. Màu sắc cũng thay đổi đáng kể.
Quá trình phát triển và sinh sôi của vi sinh vật sinh ra độc tố có hại đối với cơ thể con người.

Cách làm sạch túi da bị mốc: "Dân sành hàng hiệu" không thể không biết! Túi da thật là món phụ kiện yêu thích của bất kỳ phụ nữ sành điệu nào. Tuy nhiên, chất liệu "đỏng đảnh" này đòi hỏi phải thường xuyên bảo dưỡng, nếu không muốn nấm mốc hỏi thăm. Bạn cần biết cách làm sạch túi da bị mốc, để "người bạn đồng hành" hàng ngày của mình luôn tinh tươm sạch đẹp.
Men sinh vật gây hỏng thực phẩm
Dưới tác dụng của men, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị phân giải thành các sinh vật cấp thấp. Các loại sinh vật này phá hủy thành phần của thực phẩm.Hydrat carbon lên men và phân giải, gây ra tình trạng cơm ôi thiu, trái cây thối rữa.
Phản ứng hoá học
Dưới tác dụng của ôxy trong không khí, thực phẩm bị ôxy hoá vài thành phần, gây biến chất thực phẩm. Táo bị oxy hoá bị thâm và xỉn màu. Chất béo từ dầu dừa, mỡ khi bị oxy hoá sinh mùi rất khó chịu.
Sự xâp nhập của côn trùng
Gián, bọ hoặc ruồi xâm nhập thực phẩm gián tiếp hay trực tiếp dẫn truyền các loại vi sinh vật có hại xâm nhập vào thực phẩm, làm cho thực phẩm bị thối rữa.
Hạn sử dụng thực phẩm cho trẻ cần chú ý
Bảng thời gian chuẩn bảo quản thực phẩm giúp mẹ bảo đảm dinh dưỡng cho bé yêu của mình.
Thực phẩm chưa được cắt, mở hay chế biến |
Trong nhiệt độ phòng |
Trong tủ lạnh |
Trong ngăn đá |
Táo | 2-4 tuần | 1-2 tháng | 8-12 tháng |
Chuối | 2-7 ngày | 5-9 ngày | 2-3 tháng |
Dưa vàng | Đến khi chín | 1 tuần | 8-12 tháng |
Dưa chuột | 1-3 ngày | 1 tuần | 8-12 tháng |
Đậu đũa | Không khuyến khích | 1 tuần | 8-12 tháng |
Bắp cải | Không khuyến khích | 1 tuần | Không cấp đông |
Khoai tây | 1 tháng | 3-4 tuần | Không cấp đông |
Cà chua | 5-7 ngày | 2 tuần | 6-9 tháng |
Nho | 3-5 ngày | 7-10 ngày | 3-5 tháng |
Chanh | 2-4 tuần | 1-2 tháng | 3-4 tháng |
Đào | Đến khi chín | 2-5 ngày | 8-12 tháng |
Dâu | 1-2 ngày | 5-7 gày | 6-8 tháng |
Súp lơ | 2 ngày | 7-14 ngày | 8-12 tháng |
Cà rốt | Trên 4 ngày | 4-5 tuần | 8-12 tháng |
Bơ | 10 ngày | 1-3 tháng | 6-8 tháng |
Pho mát cứng | 1-3 tháng | 2-4 tháng | 6-8 tháng |
Pho mát mềm | Vài giờ | 2-4 tháng | 6-8 tháng |
Trứng | Vài giờ | 2-4 tháng | Không cấp đông |
Sữa | Vài giờ | 5-7 ngày | 1 tháng |
Sữa chua | Vài giờ | 2-3 tuần | 1-2 tháng |
Thịt nguội | 2 giờ | 2 tuần | 4 tháng |
Xúc xích | 2 giờ | 1-2 tuần | 2-3 tháng |
Gà | 2 giờ | 1-2 ngày | 1 năm |
Cá | 2 giờ | 1-2 ngày | 6-9 tháng |
Chân giò hun khói | 2 giờ | 1 tuần | 6-9 tháng |
Hamburger | 2 giờ | 1-2 ngày | 6-8 tháng |
Thịt bò | 2 giờ | 1-2 ngày | 6-8 tháng |
Bánh mì | 5-7 ngày | 1-2 tuần | 2-3 tháng |
Mật ong | Mãi mãi | Mãi mãi (không khuyến khích) | Mãi mãi |
Sốt cà chua | 2 giờ | 1-2 ngày | Không được để đông |
Sốt mayonnaise | 2-3 tháng | 2 tháng sau khi mở nắp | Không được để đông |
Nước soda |
6-9 tháng 3-5 tháng cho loại ăn kiêng |
6-9 tháng 2-5 ngày khi đã khui |
Không được để đông |
Khi mua thực phẩm về, bạn nên nhớ nguyên tắc “First in first out” (món gì trữ trước dùng trước), chú ý hạn sử dụng thực phẩm để thức ăn chế biến cho con an toàn và giữ được chất dinh dưỡng trong quá trình nấu nướng.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!