của bé
Đau thần kinh tọa là căn bệnh đau thần kinh khá phổ biến hiện nay. Với sự phát triển của y học, không thiếu những biện pháp điều trị đau thần kinh tọa nhưng tất cả đều cần thời gian và nỗ lực lâu dài.
Nội dung bài viết
Đau thần kinh tọa là bệnh đau cột sống hay thắt lưng do dây thần kinh bị chèn ép ở vùng lưng dưới. Cơn đau đớn bắt đầu từ dây thần kinh nằm ở hai bên cột sống dưới, sau đó lan qua dây thần kinh hông, chạy dọc theo chiều dài chân từ mông xuống chân.

Nguyên nhân thường gặp nhất của chứng đau thần kinh tọa là thoát vị địa đệm. Khi nhân nhầy, phần trong của đĩa đệm xuất hiện vết rách hoặc nứt khiến nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép dây thần kinh cột sống
Vì thế, những biện pháp phổ biến dưới đây được các chuyên gia thường khuyên áp dụng để điều trị, giúp giảm bớt các cơn đau dữ dội cho người bệnh.
Phương pháp chiropractic
Theo thống kê của một nghiên cứu năm 2010 trên tạp chí chuyên ngành Vật lý trị liệu, 60% những người bị chứng đau thần kinh tọa nhiều năm, đã thử nhiều biện pháp khác nhau mà không có kết quả. Tuy nhiên, khi áp dụng cách thức này lại ghi nhận được hiệu quả giảm đau đáng kể.
Chiropractic là phương pháp nắn chỉnh cột sống bằng tay dựa vào cơ thể sinh – cơ học của đĩa đệm. Phương pháp này có nhiều ưu điểm: không gây đau cho bệnh nhân, giảm nguy cơ viêm nhiễm, thúc đẩy cơ thể phục hồi một cách tự nhiên, tạo hiệu quả lâu dài.
Châm cứu
Đây là cách điều trị bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Bác sĩ sẽ tập trung châm các huyệt theo dây thần kinh tọa, giúp khí huyết cân bằng, lưu thông kinh mạch, giảm được cơn đau nhức dữ dội.
Với phương pháp châm cứu, bạn sẽ thấy cơn đau giảm ngay tức thì lúc điều trị, tuy nhiên, thông thường phải sau khoảng 12 buổi mới có những hiệu quả mang tính lâu dài.
Tập yoga
Nghiên cứu thống kê hiệu quả giảm đau của Yoga Iyengar với những người bị chứng đau lưng kinh niên cho thấy con số cao đáng ngạc nhiên: sau 16 tuần luyện tập, cơn đau có dấu hiệu giảm tới 64%, hiệu quả hoạt động tăng 30%.
Mặc dù Yoga không mang lại những tác động vượt trội như phương pháp châm cứu hay chiropractic nhưng tập luyện Yoga sẽ giúp bệnh nhân di chuyển tốt hơn kể cả khi trong cơn đau nhờ cơ bắp được tăng cường và sự dẻo dai được cải thiện đáng kể.
Thuốc từ cây móng quỷ
Cây móng quỷ là dạng cây thảo mộc, có chứa nhiều hoạt chất có thể làm giảm viêm, sưng đau. Đây là vị thuốc được sử dụng cho rất nhiều bệnh lý về xương khớp, động mạch, thần kinh, tiêu hóa.
Người mắc chứng đau thần kinh tọa nên uống liều lượng từ 1500 – 2000mg mỗi ngày, với thành phần hợp chất harpagoside theo khuyến cáo ở mức 50mg.
Thuốc chế xuất từ cây này an toàn với hầu hết người lớn khi dùng liều lượng thích hợp. Bên cạnh đó, thuốc cũng có một vài tác dụng phụ, không phù hợp với phụ nữ mang thai, cho con bú, người bị bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường hay loét dạ dày.
Thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ
Các biện pháp điều trị kể trên đều cần thời gian để có hiệu quả. Trong thời gian đó, nếu cơn đau của bạn trở nên nhức nhối quá mức chịu đựng, bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid như ibuprofen hoặc Rx.

Thuốc giảm đau cũng thường được nhiều người nghĩ đến
Lưu ý, bạn phải tìm hiểu kỹ, có được sự tư vấn kĩ càng của bác sĩ về liều lượng trước khi sử dụng. Đặc biệt không được lạm dụng, phụ thuộc quá mức vào thuốc. Ngoài thuốc giảm đau, các cơn co thắt cơ cũng có thể kèm theo thoát vị đĩa đệm nên bác sĩ có thể sẽ kê thuốc giãn cơ hoặc thuốc chống trầm cảm đi kèm.
Tập thể dục và vật lý trị liệu
Bệnh nhân đau thần kinh tọa thường rất đau đớn mỗi khi di chuyển nhưng vận động cơ thể lại là yếu tố quan trọng để điều trị bệnh. Ít bệnh nhân biết rằng việc nằm một chỗ làm cơn đau kéo dài hơn. Tập luyện thể dục giúp tăng cường lưu thông máu đến đĩa đệm và dây thần kinh, giúp loại bỏ các hóa chất gây viêm.
Nếu được hãy cố gắng đi bộ 15 đến 20 phút mỗi ngày. Nếu quá đau đớn, bạn có thể thử bơi hoặc tập thể dục nhịp điệu dưới nước. Môi trường nước sẽ giúp giảm áp lực trên lưng khi vận động.
Bạn cũng có thể tìm đến các nhà trị liệu vật lý. Họ sẽ hướng dẫn bạn tập luyện những bài tập phù hợp giúp hồi phục và ổn định cột sống.
Tiêm ngoài màng cứng cột sống bằng steroid
Nếu cơn đau không giảm trong vòng một tháng sau khi áp dụng nhiều biện pháp trị liệu, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn tiến hành tiêm ngoài màng cứng. Tiêm ngoài màng cứng cột sống là kỹ thuật điều trị nhằm giải phóng rễ thần kinh bị kích thích do đĩa đệm thoát vị.
Steroid là hoạt chất chống viêm mạnh mẽ và có tác dụng giảm sưng và viêm dây thần kinh. Nhưng steroid cũng có những tác dụng phụ đáng lo ngại như gây nghiện, thu hẹp mạch máu, loãng xương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng huyết áp, yếu cơ, trầm cảm và các bệnh về dạ dày khác.
Phẫu thuật
Sau khoảng 4 – 6 tuần điều trị bằng nhiều cách mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm, bệnh nhân có thể cân nhắc biện pháp phẫu thuật.
Kết quả thử nghiệm nghiên cứu trên bệnh nhân cột sống cho thấy những người đã phẫu thuật đĩa đệm thoát vị giảm đau và đi lại được nhiều sau 3 tháng so với những bệnh nhân không thực hiện cách này. Hiệu quả này có thể kéo dài đến 4 năm.
Mỗi phương pháp giảm đau thần kinh tọa đều có mặt lợi và hại riêng, tùy theo tình trạng nghiêm trọng của bệnh mà bạn nên cân nhắc lựa chọn biện pháp phù hợp với sức khỏe của mình.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!