của bé
Sau khi sinh người mẹ thường gặp phải một số vấn đề như sức khỏe suy yếu, cơ thể bị đau nhức, tinh thần căng thẳng và mệt mỏi. Do đó, chế độ dưỡng sức sau sinh là điều rất quan trọng để giúp mẹ nhanh chóng bình phục
Nội dung bài viết
Quá trình mang thai có thể làm thay đổi cơ thể của bạn cả về thể chất và tinh thần theo nhiều chiều hướng khác nhau thậm chí vượt xa những gì bạn đã tưởng tượng trước đó. Sáu tuần đầu được gọi là giai đoạn sau sinh, đây là thời gian vui vẻ khi gia đình chào đón một “thiên thần” mới nhưng cũng là thời điểm quan trọng để điều chỉnh và phục hồi sức khỏe cho người mẹ. Chính vì vậy, một chế độ dưỡng sức sau sinh là việc ưu tiên hàng đầu.
Làm mẹ là việc không hề đơn giản, nhất là đối với những phụ nữ lần đầu đảm đương trách nhiệm này. Hầu hết các mẹ sẽ được phép nghỉ ngơi trong vòng ít nhất là sáu tuần sau sinh. Điều này giúp mẹ có thời gian thư giãn cũng như thích nghi với cuộc sống mới.

Chế độ dưỡng sức sau sinh cần hợp lý để mẹ nhanh chóng làm quen với cuộc sống mới
Không chỉ phải cố gắng vượt qua những cơn đau sau ca “vượt cạn” hay chịu đựng vết mổ đau nhức mà người mẹ còn phải chăm sóc con cùng những công việc “không tên” khác. Mất ngủ thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ mệt mỏi, hay bực bội. Vì vậy, để điều chỉnh lại bản thân cũng như tiếp nhận những công việc mới thuận lợi hơn bạn có thể thực hiện theo chế độ dưỡng sức sau sinh như sau:
1. Nghỉ ngơi thật nhiều
Dù sinh thường hay sinh mổ thì cơ thể người mẹ cũng đều mất rất nhiều sức lực, sức khỏe giảm sút do đó, mẹ nên chú ý đến chế độ nghỉ ngơi của mình. Lúc này mẹ sẽ được “đặc cách” không phải làm bất cứ công việc nào khác ngoài việc chăm sóc trẻ và bản thân.
Một giấc ngủ ngon lúc này có vẻ hơi “xa xỉ” đối với mẹ bởi em bé có thể thức dậy bất cứ lúc nào cho dù ngày hay đêm để đòi bú. Do đó, mẹ nên tranh thủ ngủ mọi lúc ngay khi có thể, cố gắng tạo thói quen cùng ngủ với bé. Khi bé thức thì mẹ thức, khi bé ngủ mẹ cùng ngủ. Ngủ đủ giấc không chỉ giúp mẹ tái tạo năng lượng mà còn giúp tinh thần thoải mái tránh bị căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, còn giúp mẹ tăng khả năng “sản xuất” sữa cho bé.
2. Chế độ dinh dưỡng sau sinh
Dinh dưỡng là một trong những điều quan trọng của chế độ dưỡng sức sau sinh, góp phần rút ngắn thời gian hồi phục sức khỏe cho mẹ. Nên duy trì một chế độ ăn lành mạnh với đầy đủ các nhóm chất: Chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
Tăng cường tiêu thụ các thực phẩm như ngũ cốc, các loại rau xanh, trái cây và protein. Đây là những thực phẩm giúp thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Ngoài ra, mẹ cũng nên uống nhiều nước hàng ngày để giúp tăng lượng sữa.
Giảm cân sau sinh có lẽ là điều mà nhiều mẹ hướng đến nhưng không vì quá nôn nóng mà kiêng khem quá mức trong việc ăn uống. Nhịn ăn, ăn kiêng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn làm giảm chất và lượng sữa mẹ. Vì vậy, bạn nên chú ý đến vấn đề này

Chế độ dinh dưỡng lợi sữa cho mẹ sau sinh Nên ăn gì, uống gì để có nguồn sữa dồi dào cho bé dưỡng chất phát triển thể chất khỏe mạnh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ mới sinh con. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh cần hợp lý cộng thêm tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, suy nghĩ nhiều nhất là trong giai đoạn đầu sau sinh, ngay...
3. Chế độ vận động
Các hoạt động vận động cũng tác động đến quá trình bình phục của phụ nữ sau sinh. Theo đó, khoảng 6 giờ đầu sau khi lâm bồn bạn nên nằm nghỉ ngơi tại giường. Khoảng thời gian sau mẹ đã có thể đi lại nhẹ nhàng, việc này rất tốt đối với những trường hợp sinh mổ.

Những bài tập sau sinh tăng dần từ nhẹ nhàng tới bài vận động cơ bản
Ngoài ra, khoảng thời gian từ 4-6 tháng sau khi sinh mẹ không nên làm những công việc nặng nhọc, đòi hỏi cần nhiều sức lực. Bởi sức khỏe của mẹ vẫn chưa ổn định hoàn toàn và có thể sẽ bị sa tử cung, thậm chí phải cắt dạ con nếu không được điều trị sớm.
Một chế độ tập luyện thể dục hợp lý sau sinh vừa giúp mẹ có sức khỏe tốt vừa giúp tinh thần được thư giản và sảng khoái. Mẹ có thể bắt đầu tập luyện khi thấy cơ thể mình có đủ khả năng với những bài tập nhẹ nhàng. Sau đó sẽ tăng cường mức độ và thời gian luyện tập. Một gợi ý nhỏ cho mẹ đó là hãy thử đi bộ ở nơi gần nhà, sự thay đổi cảnh quan và hít thở khí trời sẽ làm tăng mức năng lượng, tinh thần vui vẻ.

Cảnh báo nguy cơ sa tử cung ở mẹ sau sinh Sau sinh con là lúc mẹ trải qua bao thử thách. Không chỉ có những mệt mỏi, những lo lắng trong quá trình chăm trẻ mới sinh, mẹ còn thường xuyên đứng trước những những thay đổi bất lợi của cơ thể. Sa tử cung sau sinh là một trong số những vấn đề đó.
4. Tìm kiếm sự giúp đỡ
Không phải ngẫu nhiên mà sự giúp đỡ từ người khác nằm trong danh sách các chế độ dưỡng sức sau sinh. Trong khoảng thời gian này bạn đừng ngần ngại chấp nhận sự giúp đỡ từ những người trong gia đình, bạn bè và cũng như chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ ấy.
Cơ thể mẹ cần được nghỉ ngơi để chữa lành các vết thương cũng có chế độ dưỡng sức sau sinh cần thiết và luôn cần được sự quan tâm chia sẻ. Mẹ có thể nhờ mọi người chuẩn bị cho bữa cơm, làm một số việc trong gia đình hoặc chăm sóc bé để mình chợp mắt một lát… Chắc hẳn không ai có thể từ chối lời đề nghị của mẹ trong lúc này.
-
Chăm sóc sau sinh: Đừng để sức khỏe tinh thần tuột dốc!Sau mỗi lần vượt cạn, người phụ nữ rất cần được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc chăm sóc sau sinh không chỉ gói gọn trong dinh dưỡng hay các bài tập thể dục. "Dinh dưỡng" cho tinh thần...
-
10 mẹo "sống sót" khi chăm con tháng đầu sau sinhChúc mừng bạn đã xuất sắc hoàn thành "nhiệm vụ" vượt cạn. Mặc dù vậy, mẹ cũng đừng ham vui quá mà lơ là tinh thần nhé! MarryBaby mách mẹ một số lời khuyên để luôn vui khỏe trong chặng đường sắp...
-
5 điều sau sinh mẹ phải biếtSau 9 tháng "mang nặng", bạn cũng thành công vượt qua "cửa ải" cuối cùng. Khoan vội thở phào nhẹ nhõm đã nhé! Còn khá nhiều điều đang chờ đợi bạn ở phía trước đấy!
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Làm cách nào để sinh con gái? 3 bí...Mẹ đã biết làm cách nào để sinh con gái chưa? Cách tính ngày rụng trứng để...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Mẹ Ớt
từ 4-6 tháng sau khi sinh mẹ không nên làm những công việc nặng nhọc, đòi hỏi cần nhiều sức lực thế thì phải kiêng thôi