của bé
Bên cạnh những mẹ không biết cách chăm sóc sau sinh mổ đúng, nhiều mẹ lại chăm sóc, kiêng cữ một cách quá mức cần thiết, dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe cũng như đời sống sau sinh. Liệu bạn có đang mắc phải sai lầm này?
Nội dung bài viết
Mất một lượng máu lớn cũng như phải chịu đựng một ca đại phẫu, mẹ sinh mổ thường phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên chú ý chăm sóc, bảo vệ cơ thể sau sinh để tránh nhiễm trùng, viêm nhiễm vết thương cũng như phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, kiêng khem quá mức cũng không hẳn tốt. Cùng MarryBaby điểm danh những sai lầm khi chăm sóc sau sinh mổ phổ biến, mẹ nhé!

Chăm sóc sau sinh mổ tuy cần, nhưng chỉ nên vừa phải, đúng mức
1/ Kiêng vận động, nằm nhiều để dưỡng sức
Sau sinh mổ, mẹ được chỉ định nên nằm nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng cũng như hạn chế đi lại tránh động đến vết mổ. Tuy nhiên, không phải vì vậy mẹ nằm bất định trên giường đâu nhé!
Thực tế, ngay khi vết mổ bớt đau, mẹ đã có thể ngồi dậy nhẹ nhàng, và có thể đứng dậy đi lại nhẹ nhàng trong phòng sau khi ống dẫn tiểu được tháo ra. Không giống như suy nghĩ của mẹ, nằm yên một chỗ quá lâu sẽ làm ứ đọng sản dịch, vết mổ dính lại, cũng như ảnh hưởng đến sự phục hồi của hệ tiêu hóa.
Lưu ý: Mẹ chỉ nên đi lại, vận động nhẹ nhàng. Tránh làm việc nặng cũng như vận động quá mức. Nếu muốn tập thể dục, mẹ nên chờ ít nhất 6-8 tuần để cơ thể thật sự phục hồi.
2/ Ăn thật nhiều để mau hồi sức
Mất sức, mất máu trong quá trình sinh con nên khi bé chào đời, mẹ cần ăn thật nhiều để lấy lại sức cũng như có đủ sữa cho con bú. Suy nghĩ này không hoàn toàn đúng đâu mẹ nhé! Thay vì tập trung ăn thật nhiều, mẹ chỉ nên ăn vừa đủ nhưng đa dạng đủ các nhóm chất, nhất và vitamin và khoáng chất. Ăn quá nhiều, quá no sẽ làm thức ăn tích tụ trong dạ dày, hệ tiêu hóa chưa kịp phục hồi sau sinh nên chưa thể tiêu hóa hết lượng thức ăn này, dẫn đến đầy hơi, táo bón.

Dinh dưỡng sau khi sinh giúp mẹ sớm hồi phục (Phần 1) Chuyện ăn uống sau sinh không chỉ cần thiết để giúp mẹ sớm hồi phục mà còn nhằm đảm bảo mẹ có đủ sữa để nuôi con. Dưới đây là 10 loại thực phẩm nên có trong chế độ dinh dưỡng sau khi sinh của mẹ.
3/ Kiêng “yêu” quá lâu
Khác với sinh thường, sinh mổ không tác động đến “cô bé” nên không ảnh hưởng nhiều đến đời sống tình dục. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ sau sinh không nên quan hệ quá sớm, bởi thời gian đầu sản dịch vẫn còn, cổ tử cung vẫn mở nên nguy cơ nhiễm trùng khá cao.
Lo lắng nhiễm trùng cũng như cảm thấy tự tin về cơ thể sau sinh, nhiều mẹ “tránh” chồng rất lâu, dẫn đến ảnh hưởng xấu đến đời sống vợ chồng. Thực tế, hầu hết những mẹ sinh mổ có sức khỏe bình thường đều chỉ cần 6-8 tuần để vết mổ lành lặn lại. Chỉ một số ít có cơ địa mẫn cảm cần thời gian lâu hơn.
4/ Kiêng tắm và gội đầu
Một trong những quan niệm chăm sóc sau sinh mổ sai lầm nhưng vẫn được rất nhiều mẹ tin tưởng: Kiêng tắm và gội đầu. Thực tế, việc này không bảo vệ sức khỏe mẹ sau sinh mà ngược lại sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, dẫn đến nhiễm trùng vết mổ. Thậm chí, có thể lây nhiễm ngược cho trẻ sơ sinh trong lúc cho bé bú.
Tốt nhất, sau khi sinh mẹ nên chủ động vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng khăn ấm, đặc biệt chú ý vệ sinh bầu ngực trước khi cho con bú. Tuyệt đối không ngâm mình trong bồn tắm. Thời gian tắm cũng không nên quá 10-15 phút, đồng thời nên tắm trong phòng kín, tránh gió lùa.
5/ Chăm sóc vết mổ kỹ quá mức
Sợ vết mổ nhiễm trùng cũng như bị ảnh hưởng nên nhiều mẹ băng thật kín cũng như không dám vệ sinh. Việc này không chỉ làm vết mổ lâu lành mà còn có thể dẫn đến nhiễm trùng. Tốt nhất, trước khi xuất viện, mẹ nên tham khảo cách chăm sóc vết mổ sau sinh, y tá và các bác sĩ sẽ rất sẵn lòng hướng dẫn.
6/ Không cho trẻ bú ngay sau sinh
Chờ sữa về mới cho con bú là sai lầm chung của rất nhiều mẹ sau sinh. Thực tế, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên cho con bú ngay sau khi sinh. Những giọt sữa non đầu tiên rất giàu dinh dưỡng, cũng như các chất tốt cho hệ miễn dịch bảo vệ bé khỏi bệnh tật ngay trong những tháng đầu đời. Cho con bú muộn đồng nghĩa với việc mẹ đã “tước” mất quyền lợi được hưởng những lợi ích từ nguồn sữa non của con yêu.
Chăm sóc sau sinh mổ: Một số lưu ý mẹ cần nhớ!
– Để giảm đau, sau sinh mổ mẹ nên tránh nằm ngửa để vết mổ không bị căng, gây đau.
– Tránh làm việc nặng nhọc quá sức, bê vác vật nặng gây ảnh hưởng khả năng phục hồi của vết mổ.
– Táo bón là vấn đề muôn thuở của các mẹ sau sinh. Vì vậy, bạn nên tăng cường thực phẩm nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày.
– Chăm sóc vết mổ theo đúng hương dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý bôi thêm bất cứ thứ gì lên vết mổ nếu không được sự cho phép của bác sĩ. Trong trường hợp vết mổ bị ướt, sưng tấy, bạn nên đến bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời.
– Lập tức đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu thấy những triệu chứng bất thường như: ra máu nhiều bất thường có lẫn cả máu đông, tim đập nhanh, chóng mặt, mồ hôi ra nhiều, bụng đau dữ dội, buồn nôn, sốt cao, huyếp áp tăng…
-
[Video] Bé ra khỏi bụng mẹ bằng cách sinh mổPhương pháp đẻ mổ là cứu cánh cho mẹ bầu và thai nhi gặp bất thường như đầu thai không thuận, thai nhi bị bệnh tật có tính chất nguy hiểm như bệnh tim, bệnh thận, nhau tiền đạo… Phương pháp này...
-
Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh mổThay vì "đưa" con ra ngoài theo ngã âm đạo một cách tự nhiên, những mẹ bầu sinh mổ sẽ vượt cạn nhờ sự can thiệp y tế. Mẹ sẽ được tiêm thuốc gây tê màng cứng và vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Nguyễn Thu Cúc
Ngày trước em cũng sinh mổ các mẹ ạ. Thế nhưng sau 4 giờ nằm trong phòng hậu phẫu em đã phải tập cử động chân rồi tập ngồi dậy để cho con bú và sang ngày hôm sau em đã có thể đi lại nhẹ nhàng được rồi.
Mẹ én nhỏ
cảm ơn bài viết rất hay và bổ ích
Nguyễn Thu Cúc
Bài viết rất hữu ích với các mẹ, đặc biệt là mẹ nào chuẩn bị sinh mổ đây ạ !
Mẹ bí đỏ
Mình cũng sinh mỗ, và mình cũng bị kiêng khem chẳng kém gì sinh thường các mẹ ạ
Nguyễn Thu Cúc
Sinh mổ thường phải kiêng khem nhiều hơn sinh thường mà mẹ. Bởi ví như sinh thường mẹ có thể ăn cơm nếp nóng để sữa về nhanh và đặc hơn thì sinh mổ lại phai kiêng vì gạo nếp khiến vết mo sưng lâu lành hơn