của bé
Dấu hiệu mắc bệnh ung thư tuyến tụy rất khó để phát hiện. Bệnh lặng lẽ phát triển và chỉ bị phát giác khi đã chuyển nặng. Nhận biết bệnh sớm chính là chìa khóa để sống sót.
Nội dung bài viết
Nằm sau dạ dày, tuyến tụy là cơ quan sản xuất insulin, điều chỉnh hormone trong cơ thể để duy trì lượng đường (glucô) trong máu. Tuyến tụy có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và biến thức ăn thành năng lượng hữu ích cho cơ thể.

Ung thư tuyến tụy có tỉ lệ tử vong cao nhất vì những tế bào ung thư loại này có khả năng lây lan cao, phát triển nhanh, di căn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể
Theo các báo cáo y học, hiện nay, số người mắc ung thư này ngày càng tăng nhanh, tăng đến 0.5% mỗi năm. Chính những yếu tố về lối sống như cách ăn uống không lành mạnh, nhiều đường, dầu mỡ… đã góp phần gia tăng các trường hợp mắc bệnh.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tụy
Không giống như ung thư da, loại ung thư này rất khó phát hiện cũng như chuẩn đoán chính xác. Chỉ 10% số lượng ca mắc ung thư này đến từ nguyên nhân di truyền, vì vậy, việc thiết lập cảnh giác cho những người thân của người mắc bệnh không mang lại hiệu quả. Những bài kiểm tra để phát hiện ung thư như siêu âm nội soi lại tốn kém và mang nhiều nguy cơ biến chứng cho người bệnh.
Nguy hiểm hơn là bệnh nhân thường không có triệu chứng gì cụ thể khi mắc bệnh cho đến khi tế bào ung thư đã lây sang những bộ phận khác của cơ thể.
Tuy vậy, nếu bạn nghi ngờ cơ thể mình không khỏe và có những dấu hiệu liệt kê dưới đây, hãy đến khám bác sĩ và đặt nghi vấn mình mắc ung thư để được kiểm tra chắc chắn.
Đường trong máu tăng cao
Khi một người vốn không có những nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (như không có người trong gia đình mắc bệnh, chế độ ăn uống lành mạnh, cơ thể gầy không béo phì) lại phát hiện mình có bệnh tiểu đường, rất có khả năng tuyến tụy của bạn gặp vấn đề và không còn khả năng kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Tương tự, người đang mắc bệnh tiểu đường trong giai đoạn kiểm soát ổn định, uống thuốc đều, ăn uống kiêng khem mà bệnh vẫn có dấu hiệu chuyển biến xấu, hãy đặt nghi vấn về tuyến tụy của bạn với bác sĩ điều trị tiểu đường để được tư vấn.
Đau bụng
Tuyến tụy nằm ở vị trí rất gần một nhóm các mạch máu và dây thần kinh được gọi là celiac plexus. Nhóm này có nhiệm vụ kích thích thần kinh, tạo cảm giác đau mỗi khi chúng bị tác động.
Bệnh nhân ung thư tuyến tụy sẽ thường xuất hiện những cơn đau bất thường ở vùng gần bụng, rất dễ nhầm lẫn là đau bụng thông thường khiến điều trị sai cách.
Đau do tụy bị ung thư thường xảy ra tại vùng thượng bì (vùng dưới xương ức), có thể lan đến lưng. Nếu bạn có dấu hiệu đau vùng này, hãy chú ý theo dõi và nhanh chóng đến bác sĩ để kiểm tra nếu tần suất cơn đau xảy ra thường xuyên.
Xuất hiện cục máu đông không rõ nguyên nhân
Nguyên nhân chính xác của việc xuất hiện các cục máu đông ở người bệnh vẫn chưa được xác định chính xác nhưng các chuyên gia tin rằng các tế bào ung thư đã tác động làm giảm các protein cơ thể hay sử dụng để ngăn đông máu.
Nếu không phải trải qua phẫu thuật, có bệnh về đông máu hay phải nằm yên một chỗ quá lâu mà xuất hiện các cục máu đông bất thường, bạn cần yêu cầu bác sĩ cho tầm soát ung thư, kiểm tra các triệu chứng khác để xác định nguyên nhân gây nên tình trạng bất thường này.
Tiêu chảy, phân nổi
Tuyến tụy không chỉ tạo ra insulin mà còn sản sinh ra các enzym tuyến tụy giúp phá vỡ chất béo. Nếu có sự tắc nghẽn trong việc sản sinh các enzyme này (do khối u phát triển), chất béo sẽ không được tiêu hóa dẫn đến chất thải có mùi hôi, nhẹ nổi lên mặt nước, đặc biệt những ngày ăn nhiều đồ có chất béo.

Tiêu chảy cũng được xem là dấu hiệu của bệnh
Vàng da
Tuyến tụy không chỉ nằm gần ruột mà còn liên quan mật thiết đến gan, cơ quan tạo ra mật. Nếu khối u ở tuyến tụy xuất hiện ngăn các ống dẫn mật tiết mật, lượng bilirubin, sắc tố màu vàng, sẽ tăng cao, gây nên hiện tượng vàng da. Bilirubin tăng cao cũng có thể gây ngứa ngáy khắp cơ thể, làm phân sáng màu, nước tiểu đục, tròng trắng hóa vàng.
Giảm cân, thay đổi chế độ ăn
Nếu bạn cảm thấy mất vị giác, ăn ngày càng ít mà không có lý do cụ thể, đây có thể là một trong những triệu chứng của bệnh.
Hầu hết các bệnh nhân ung thư tuyến tụy lúc nào cũng có cảm giác đầy bụng dù ăn rất ít. Họ không có cảm giác đói hay thèm ăn. Lý do là tuyến tụy nằm rất gần phần đầu ruột non, vì vậy khi các khối u phát triển, chúng sẽ gây áp lực lên bộ phận này, ngăn chặn đường tiêu hóa, cản trở việc hấp thụ thức ăn.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!