của bé
Cho luồng nước sôi chảy qua chiếc thìa vào giúp ly thủy tinh tránh vỡ do chênh lệch nhiệt độ. Dùng vỏ trứng làm sạch đồ thủy tinh. Hoặc dùng gạo làm sạch các món đồ thủy tinh có miệng cao khó rửa... Những mẹo vặt bảo quản và làm sạch đồ thủy tinh hữu dụng giúp bạn trở thành nội tướng đảm đang.
Nội dung bài viết
Chai lọ, ly tách, đồ thủy tinh trong gia đình là vật chứa an toàn cho sức khỏe. Bạn cần biết cách bảo quản để chai lọ thủy tinh luôn sạch và bền để kéo dài thời gian sử dụng và độ bền đẹp của sản phẩm. Đây cũng là mẹo chăm sóc nhà cửa mà nội tướng khéo léo cần biết.
Giữ đồ thủy tinh giảm nứt vỡ
Đồ dùng bằng thủy tinh rất dễ vỡ, đặc biệt là khi tiếp xúc với nước sôi chai lọ thủy tinh thì vật dụng bỗng nhiên bị nứt và vỡ. Điều đó nói lên khả năng chịu nhiệt đột ngột của đồ dùng kém, vậy nên để tăng khả năng đó thì bạn nên xử lý chúng sau khi mua về bằng cách cho chai lọ thủy tinh vào nồi nước có pha với muối. Sau đó đun lên cho sôi rồi tắt lửa và để nước tự nguội dần. Cuối cùng là lấy ra và đem rửa lại với nước lã, việc này giúp tăng sức chịu nhiệt đột ngột của đồ dùng thủy tinh.
Ngoài ra, bạn nên chọn mua sản phẩm thủy tinh chất lượng tốt để sử dụng luôn được bền và lưu ý tránh mua sản phẩm có nhiều bọt (kiểu bọt nước) bởi chúng tạo ra các khoảng hở khiến cho thủy tinh dễ vỡ hơn.
Bảo quản khi rót nước sôi vào
Để tránh hiện tượng bể ly khi rót nước sôi bạn chỉ cần dùng một miếng khăn nhúng qua nước lạnh hoặc nước lã. Sau đó lót xuống đáy ly và chế nước như thường, từ nhiệt độ của miếng khăn sẽ làm hạn chế nhiệt độ của nước sôi tác động vào thủy tinh.
Ngoài ra, cách giữ vào khả năng hút nhiệt của chất kim có ở các vật như: que sắt, thìa muỗng kim loại, đũa…cũng giúp giảm bớt nhiệt độ của nước nóng. Khi rót nước sôi vào ly thủy tinh, bạn chú ý cho luồng nước chảy qua muỗng kim loại vào ly sẽ giúp giảm bớt sức nóng, tránh bể ly. Mẹo này đặc biệt hữu dụng vào mùa đông, khi chênh lệch nhiệt độ cao.
Lưu ý: nếu muốn chế nước sôi vào một đồ dùng bằng thủy tinh thì bạn nên đổ bỏ phần nước lạnh còn sót lại trong chai lọ thủy tinh ra, mới cho tiếp nước sôi vào. Khi rót nên chế từ từ, tránh rót vào thành chai (vì thành chai lọ thường rất mỏng).
Mẹo làm sạch đồ thủy tinh
Để đồ thủy tinh sáng bóng như mới bạn nên dùng bột làm bánh mỳ (có men) pha với nước, lau lên bề mặt của chai lọ thủy tinh rồi dùng khăn sạch lau lại là được. Nhưng với chai lọ thủy tinh thường có phần miệng nhỏ nên vết bẩn, cặn bên trong rất khó dùng tay để làm sạch. Vậy nên bạn chỉ cần bỏ vào đó một nắm gạo, thêm một ít nước sôi và đậy nắp rồi lắc mạnh.
Đánh bay vết bẩn cứng đầu
Muốn lấy lại vẻ sáng bóng như mới cho chai lọ thủy tinh thì cách đơn giản là vò nát khoảng 5 – 7 cái vỏ trứng và cho vào đồ dùng cần làm sạch. Tiếp đó, lấy 2 trái chanh vắt lấy nước rồi đổ vào (dùng dấm cũng được) và ngâm qua đêm cho đến khi vỏ trứng tan ra hết chỉ còn lại nước là được. Cuối cùng, dùng nước ấm để rửa và lau sạch hoặc úp cho khô.
Tuy nhiên với những vết bẩn cứng đầu hơn nữa thì ta pha hỗn hợp theo tỷ lệ ¼ nước oxy già, ¾ nước sạch và vài giọt amoniac. Đầu tiên ta làm ẩm vết bẩn bằng nước, rồi sử dụng dung dịch đã pha bôi lên vết bẩn. Sau đó, cho vào một túi nilon bịt kín và đợt một thời gian thì chai lọ thủy tinh sẽ lấy lại vẻ sáng bóng. Lưu ý: làm lại lần 2 nếu vết bẩn vẫn còn.
Cách úp chai lọ thủy tinh
Nhiều người có thói quen úp ngược đồ thủy tinh để tránh bụi nhưng điều đó lại tạo ra hiện tượng yếm hơi khiến thủy tinh bị đục và mất đi vẻ sáng bóng. Cách này cũng như gây ra các mùi hôi khó chịu. Muốn úp chai lọ thủy tinh,

Lót tấm khăn, hoặc khăn giấy bên dưới sau khi đã vẩy sạch nước là cách hiệu quả để là khô chai lọ thủy tinh
Với những mẹo vặt trên, hy vọng bạn sẽ thấy việc bảo quản đồ thủy tinh đẹp và sáng bóng không quá khó khăn, phức tạp.

Cách làm sạch túi da bị mốc: "Dân sành hàng hiệu" không thể không biết! Túi da thật là món phụ kiện yêu thích của bất kỳ phụ nữ sành điệu nào. Tuy nhiên, chất liệu "đỏng đảnh" này đòi hỏi phải thường xuyên bảo dưỡng, nếu không muốn nấm mốc hỏi thăm. Bạn cần biết cách làm sạch túi da bị mốc, để "người bạn đồng hành" hàng ngày của mình luôn tinh tươm sạch đẹp.
D.Q
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!