của bé
Bệnh viêm cổ tử cung là một loại bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới, nhất là thời kỳ sinh đẻ, với nguyên nhân do vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng gây ra.
Nội dung bài viết
Bệnh viêm cổ tử cung là một trong những căn bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Liệu đã có nhiều chị em biết về những nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra?
Nguyên nhân gây bệnh viêm cổ tử cung
Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường nhanh, ngắn nhất dẫn đến viêm cổ tử cung và các bệnh phụ khoa khác. Vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan sinh dục gây viêm nhiễm, sau đó theo đường quan hệ tình dục không an toàn mà xâm nhập vào cổ tử cung gây bệnh.
Đối với nữ giới có quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau sẽ dễ bị lây nhiễm các bệnh tình dục, đặc biệt là bệnh lậu.

Quan hệ tình dục là con đường nhanh, ngắn nhất dẫn đến viêm cổ tử cung và các bệnh phụ khoa khác
Phụ nữ có tiền sử phá thai nhiều lần và phá thai không an toàn: Việc phá thai gây rất nhiều tổn hại cho cơ quan sinh sản của chị em phụ nữ. Việc phá thai nhiều lần tỉ lệ thuận với nguy cơ mắc viêm cổ tử cung.
Nếu mang thai ngoài ý muốn, các chị em nên lựa chọn những cơ sở đảm bảo uy tín để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là khả năng mắc viêm cổ tử cung.
Phụ nữ đã qua sinh đẻ nhiều lần có nguy cơ mắc bệnh viêm cổ tử cung cao: Sau mỗi lần sinh đẻ, tử cung của các chị em sẽ phải chịu rất nhiều tổn thương. Việc sinh đẻ quá nhiều lần trong một thời gian ngắn, liên tục có thể dẫn tới viêm cổ tử cung. Nếu tổn thương nhiều lần, cổ tử cung rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm, đau rát.
Viêm cổ tử cung do vệ sinh vùng kín không đúng cách: Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ và không đúng cách càng làm tăng khả năng mắc viêm cổ tử cung ở phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ nên đặc biệt lưu tâm vệ sinh vùng kín trong thời kì kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ. Bởi đây là thời kì mà vùng kín ở nữ giới ở trạng thái mở, vô cùng nhạy cảm với những tác nhân gây bệnh.
Không nên sử dụng bừa bãi dung dịch có tính tẩy rửa cao bởi đây cũng chính là tác nhân gây viêm cổ tử cung. Dung dịch có tính tẩy rửa quá cao khiến cho môi trường âm đạo bị thay đổi, mất cân bằng, tạo điều kiện cho mầm bệnh hình thành và phát triển.
Viêm cổ tử cung nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm cổ tử cung đi kèm với những cơn đau, ảnh hưởng tới sinh hoạt
Bệnh viêm cổ tử cung nếu để lâu sẽ khiến cho các tuyến cổ tử cung mất chức năng tự bảo vệ, gây ngứa ngáy và ẩm ướt, sinh khí hư, đi kèm với những cơn đau, ảnh hưởng tới sinh hoạt.
Nghiêm trọng hơn, viêm cổ tử cung dẫn đến việc khó mang thai, cướp đi thiên chức làm mẹ của rất nhiều chị em phụ nữ.
Đối với phụ nữ đang mang thai, hiện tượng viêm nhiễm khiến cho tử cung yếu gây mất chức năng, rất dễ sảy thai hoặc đẻ non.
Nếu tình trạng viêm kéo dài mà không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung rất lớn.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm cổ tử cung
Khí hư có màu xanh hoặc màu vàng: Hiện tượng khí hư có có những màu khác thường trước và sau hành kinh, khí hư ra nhiều nhưng không lẫn máu có thể là dấu hiệu của viêm cổ tử cung, còn nếu có lẫn máu thì có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung.

Chất nhầy xuất hiện nhiều và có màu khi cổ tử cung bị viêm
Âm hộ, âm đạo tiết nhiều chất nhầy đặc, quánh: Bệnh viêm cổ tử cung cũng có những biểu hiện bệnh trên tương tự như viêm lộ tuyến, vì vậy không ít người nhầm lẫn giữa hai loại bệnh này.
Nhiều phụ nữ tỏ ra chủ quan với những dấu hiệu trên và cho rằng âm hộ ngứa là do mẫn cảm với nước, dung dịch tẩy rửa… nhưng không biết rằng mình có thể đã mắc viêm cổ tử cung.
Sốt, đau hạ vị, đau lưng: Nếu thấy dấu hiệu này, kèm theo các biểu hiện trên, chị em nên đi thăm khám để kịp thời chữa trị trước khi quá muộn.
Nếu phát hiện dấu hiệu này, các chị em nên đến ngay bác sĩ để có chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Không nên tự ý mua các loại dung dịch tẩy rửa bên ngoài để vệ sinh âm đạo. Nếu đã bị viêm nhiễm, bộ phận âm hộ còn xuất hiện nấm gây ngứa, dễ trầy xước, gây chảy máu, bệnh viêm cổ tử cung có thể biến chứng thành ung thư cổ tử cung.
Zulin
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Làm cách nào để sinh con gái? 3 bí...Mẹ đã biết làm cách nào để sinh con gái chưa? Cách tính ngày rụng trứng để...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
nên tiêm phòng sớm ngay khi còn trẻ