của bé
Bên cạnh những điều “ai mới sinh con cũng biết” như dư âm cơn đau âm ỉ ở tầng sinh môn, sự vất vả những ngày đầu chăm con,… vẫn còn có vài điều không vui đang chờ đón bạn sau khi sinh con đấy
Tâm trạng xấu
Chịu quá nhiều áp lực khi mang thai và sinh con có thể để lại dấu ấn khó phai trong tâm trí bạn. Trong những ngày đầu sau khi sinh con, tâm trạng của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn những gì đã hình dung trước đó. Bạn có thể khóc hạnh phúc khi ngắm con yêu xinh xắn của mình, nhưng cũng có nhiều lần khóc vì tủi thân hay vì những cơn đau còn âm ỉ. Làm quen với vai trò mới không hề dễ dàng gì, bạn lo lắng đủ thứ, từ chuyện con có bú đủ không đến chuyện con đi tè mỗi ngày mấy lần. Đây chính là nguyên nhân khiế bạn khó mà duy trì được tâm trạng phơi phới, vui tươi.
Giải quyết tình trạng này như thế nào? Trước hết, hãy tin tưởng vào bản thân rằng bạn là một người mẹ tuyệt vời. Chia sẻ với ông xã rằng bạn đang cảm thấy ra sao và mong chờ gì ở anh ấy. Có những điều tốt hơn là nên nói ra bạn nhé, đừng ấp ủ, chịu đựng trong lòng. Bạn vừa làm nên một điều kỳ diệu và xứng đáng được yêu thương, trân trọng. Hãy nhờ anh ấy trông con để bạn được nghỉ ngơi đầy đủ. Nên nhớ lúc này sữa mẹ là cực kỳ quan trọng với em bé nên bạn phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để có nguồn sữa dồi dào.

Sau khi sinh con, ngoài việc chăm sóc bé, bạn cũng cần chăm sóc chính bản thân mình, nghỉ ngơi nhiều để tránh bị stress
Thân nhiệt lúc lên lúc xuống
Đây là một hiện tượng mà rất nhiều mẹ gặp phải sau khi sinh con. Có thể bạn cảm thấy không khỏe nhưng bản thân cũng không biết tại sao là do sự thay đổi thân nhiệt cơ thể đột ngột của các bà mẹ vừa mới sinh con. Bạn có thể cảm thấy lạnh, mặc áo ấm vài phút sau đó lại nóng nực, cởi bỏ nó ngay. Điều này gây nên cảm giác xáo trộn và khó chịu, nhất là những người nhạy cảm.
Nguyên nhân lý giải là do khi mang thai, hormone của bạn đã thay đổi khá nhiều và giờ cũng đang tiếp tục điều chỉnh để thích ứng với tình trạng mới của cơ thể. Điều này gây ra việc nhiệt độ cơ thể tăng và giảm diễn ra nhanh chóng.
Đừng lo lắng. Tình trạng này sẽ sớm kết thúc chỉ trong 1 hay 2 tuần sau sinh. Bạn chỉ cần “lạnh mặc áo, nóng cởi ra” – nghĩa là lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của cơ thể mình mà thôi.
Sưng phù
Tình trạng sưng chân, mắt cá chân, tay, ngón tay hay mặt sau khi sinh con thường gặp ở phụ nữ sinh con có can thiệp hoặc phải truyền dịch. Dư lượng các chất đưa vào cơ thể có thể khiến một số nơi nói trên sưng lên. Một vài động tác vận động nhẹ nhàng như đi qua lại, nâng nhẹ tay chân có thể sẽ giúp ích cho bạn đấy.
Thân thể nặng nề
Thật chẳng vui chút nào khi thấy phần bụng vẫn to như cũ, cánh tay to vì lớp mỡ tích tụ, vòng 3 cũng không gọn gàng… Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn không thể lấy lại vóc dáng chỉ trong vài tháng sau sinh. Lúc này, điều quan trọng nhất là mẹ và bé được khỏe mạnh, bạn có nguồn sữa dồi dào để nuôi con. Đừng vội vắt kiệt sức trong những bài tập nặng nhé!
-
5 bước để chuyện ấy về quỹ đạo sau sinh conMệt mỏi sau sinh, túi bụi chăm con, cơ thể trước đây chưa thật sự hồi phục là những lý do khiến phụ nữ mới có con không mặn mà chuyện “yêu đương”. Điều này không thật sự tốt cho hôn nhân của bạn...
-
6 bí quyết sống vui vẻ cho mẹ sau sinhNếu đã là một người mẹ thì cũng như bao bà mẹ khác, bạn đều dành hết quỹ thời gian cho cục cưng bé bỏng của mình, nhưng cũng không vì đó mà bỏ bê bản thân mình, bạn nhé.
-
Kiêng cữ sau sinh và những điều mẹ nên biếtKiêng cữ sau sinh là cần thiết tuy nhiên quan niệm kiêng cữ sau sinh ngày xưa và ngày nay có nhiều khác biệt. Có những điều kiêng cữ xưa đi ngược lại với quan điểm của các bác sĩ hay chuyên gia...
-
Trầm cảm sau khi sinh: Mách mẹ cách phòng ngừa và điều trịBệnh trầm cảm sau sinh rất dễ xảy ra nhưng không phải mẹ nào cũng ý thức được mình đang bị bệnh. Không nên lầm lẫn trầm cảm với tâm trạng mệt mỏi và căng thẳng do chăm con vì càng để kéo dài, tình...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
nhiều mẹ bầu bị sưng phù rất vất vả
Dư Thị Lương
làm mẹ là diêu ki diệu nhưng cũng thật vât vả
Dương Mai
thân thể thật nặng nề, k còn gọn gàng nữa
Dư Thị Lương
da dẻ còn bị nám nua chứ
lý phương tuệ
sinh xong bị stress mất sữa luôn.
Hương mama
Bụng mình vẫn to lắm.
Dư Thị Lương
Giống mình nè ng thì gầy có mỗi cai bụng mỡ