Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/05/2021

Xét nghiệm beta hCG âm tính nhưng vẫn có thai là thế nào?

Xét nghiệm beta hCG âm tính nhưng vẫn có thai là thế nào?
Xét nghiệm beta hCG âm tính nhưng vẫn có thai là khi đo nồng độ hCG cho kết quả sai. Thế thì có cách nào để nhận biết mang thai chính xác không?

Xét nghiệm beta hCG âm tính nhưng vẫn có thai là vì sao? Thông thường, các xét nghiệm beta hCG đều cho kết quả vô cùng chính xác về việc có mang thai hay không.

Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, kết quả xét nghiệm beta hCG âm tính nhưng vẫn có thai. Trong trường hợp này, chị em nên xử lý thế nào?

Xét nghiệm beta hCG là gì?

Trước khi muốn biết tại sao xét nghiệm beta hCG âm tính nhưng vẫn có thai, bạn nên nắm rõ các thông tin về chỉ số hCG và phương thức xét nghiệm nồng độ này.

1. Tại sao mang thai lại có nồng độ beta hCG trong cơ thể?

Điều kỳ diệu nhất để chắc chắn người phụ nữ có mang thai hay không chính là đo nồng độ hCG có trong máu hoặc nước tiểu. HCG hay còn gọi hormone thai kỳ, là dạng viết tắt của Human Chorionic Gonadotropin.

Sở dĩ nồng độ hCG chỉ tồn tại khi mang thai là vì loại hormone này chỉ ra đời khi các tế bào nhau thai hình thành và phát triển. Chúng duy trì thể vàng, tổng hợp nội tiết tố progesterone và estrogen để kích thích nội mạc tử cung phát triển.

Cùng với đó, các triệu chứng mang thai sớm như buồn nôn, chóng mặt, ngực căng tức, nhạy cảm mùi vị… đều do hormone hCG gây ra.

xét nghiệm beta HCG âm tính nhưng vẫn có thai
Nồng độ hCG trong cơ thể trên 25mIU/ml có nghĩa đang có thai

Đối với phụ nữ mang thai, nồng độ này có thể tăng gấp đôi, đạt đỉnh khi thai nhi được 8 – 11 tuần tuổi và bắt đầu giảm, sau đó chững lại ở những tháng cuối thai kỳ.

Nồng độ này sẽ hoàn toàn biến mất sau khi sinh. Thế thì xét nghiệm nồng độ beta hCG như thế nào?

2. Xét nghiệm nồng độ beta hCG như thế nào?

Xét nghiệm nồng độ beta hCG là đo nồng độ hormone này có trong máu hoặc nước tiểu. Dựa vào các chỉ số hCG này để xác định phụ nữ có mang thai hay không.

Căn cứ vào các chỉ số sau:

  • Nồng độ hCG < 5mIU/ml: kết quả âm tính, đồng nghĩa với việc không có thai.
  • Nồng độ hCG > 25mIU/ml: kết quả dương tính, có nghĩa đang mang thai.
  • Trong trường hợp nồng độ hCG đang ở ngưỡng 6 – 24mIU/ml thì chưa thể kết luận chắc chắn có thai. Cho nên cần làm thêm các loại xét nghiệm khác và theo dõi chỉ số hCG có thay đổi nhiều trong những ngày tiếp theo không.

Tuy nhiên, những chỉ số trên cũng chỉ cho kết quả tương đối. Có nhiều trường hợp xét nghiệm beta hCG âm tính nhưng vẫn có thai. Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân xét nghiệm beta hCG âm tính nhưng vẫn có thai

Không phải lúc nào xét nghiệm beta hCG âm tính cũng có kết quả không có thai. Đôi khi xác suất vẫn có thể xảy ra. Sau đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng xét nghiệm beta hCG âm tính nhưng vẫn có thai:

1. Tiến hành xét nghiệm máu sớm

Một trong những nguyên do khiến xét nghiệm nồng độ beta hCG cho kết quả âm tính nhưng vẫn có thai là xét nghiệm máu quá sớm.

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, nồng độ hCG thường không ổn định. Việc xét nghiệm máu lúc này sẽ cho kết quả không chính xác.

Mặc dù bạn đang mang thai nhưng nồng độ hCG âm tính là chuyện bình thường. Do đó, phải 2 tuần sau làm xét nghiệm mới có thể chính xác được.

2. Sử dụng thuốc

Trong trường hợp sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, promethazine… cũng cho kết quả xét nghiệm hCG âm tính dù đang mang thai.

Thành phần có trong các loại thuốc nêu trên có thể làm nồng độ hCG bị ảnh hưởng. Vì thế, trước khi xét nghiệm, không nên sử dụng các loại thuốc này để cho kết quả chính xác hơn.

xét nghiệm beta HCG âm tính nhưng vẫn có thai
Xét nghiệm máu quá sớm có thể đo nồng độ hCG sai lệch

3. Nội mạc tử cung mỏng, cơ thể mẹ suy nhược

Nội mạc tử cung mỏng khiến phôi thai không thể bám vào tử cung người mẹ. Đồng thời, cơ thể mẹ bầu suy nhược, không bổ sung đủ dinh dưỡng khiến nồng độ hCG sản sinh kém.

Cho nên, đây cũng là lý do khiến xét nghiệm beta hCG âm tính nhưng vẫn có thai. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, thai nhi sẽ không giữ được, dẫn đến động thai hoặc sảy thai.

4. Cơ sở y tế kém chất lượng

Lựa chọn cơ sở y tế kém chất lượng không phải là giải pháp tốt khi xét nghiệm máu cũng như làm các xét nghiệm khác. Thiết bị y tế lạc hậu, trình độ bác sĩ kém cũng có thể là nguyên nhân cho kết quả sai lệch: nồng độ hCG âm tính nhưng vẫn có thai.

Xét nghiệm beta hCG âm tính nhưng vẫn có thai phải làm sao?

Vậy nên làm thế nào khi đã xét nghiệm hCG âm tính nhưng vẫn có thai? Để chỉ số hCG không bị sai lệch, mẹ bầu nên chú ý những điều sau đây?

  • Nên làm xét nghiệm vào buổi sáng sớm.
  • Không nên uống nhiều nước, không nên uống các loại nước ngọt có ga, có cồn, uống thuốc trước khi lấy máu hoặc nước tiểu.
  • Chỉ nên làm xét nghiệm nồng độ beta hCG khi có dấu hiệu chậm kinh và thử que lên 2 vạch.
  • Xét nghiệm nồng độ hCG tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín, trang thiết bị hiện đại.
xét nghiệm beta HCG âm tính nhưng vẫn có thai
Xét nghiệm tại cơ sở y tế uy tín để đo nồng độ hCG chính xác hơn

Giờ thì mẹ bầu không nên quá lo lắng khi xét nghiệm beta hCG âm tính nhưng vẫn có thai. Việc quan trọng chính là giữ gìn sức khỏe, tinh thần lạc quan và bổ sung các nhóm dưỡng chất thiết yếu để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x