Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Lam
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 08/08/2022

Nguyên nhân xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy

Nguyên nhân xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy
Có nhiều nguyên nhân khiến việc siêu âm không thấy thai vì còn tùy thuộc vào thời gian bạn đi siêu âm, các dấu hiệu bạn đang gặp phải hay có những tiền sử bệnh trước đây hay không.

Tìm hiểu nguyên nhân cụ thể khiến xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy, bạn sẽ biết cách xử lý cho từng trường hợp.

Xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy do đâu?

Xét nghiệm máu có thai dựa trên nồng độ HCG do nhau thai tiết ra nên độ chính xác của xét nghiệm là rất cao. Theo đó, xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy là vì những lý do dưới đây:

1. Thai ngoài tử cung

Đây là một lý do khiến bạn xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy. Mang thai ngoài tử cung là gì? Thai ngoài tử cung là tình trạng trứng sau khi thụ tinh thành công lại làm tổ tại một vị trí khác ngoài tử cung. Có thể trứng làm tổ trong ống dẫn trứng (thường gặp), trên cổ tử cung, hoặc hiếm gặp hơn ở trong buồng trứng hoặc bên trong bụng. Nếu quan sát trong buồng tử cung không thấy thai thì cần đi tìm ở những vị trí khác nữa.

Đây là tình trạng nguy hiểm nếu thai ngoài tử cung không được phát hiện và xử lý kịp thời. Đặc biệt với chị em có tiền sử mang thai ngoài tử cung nên lưu ý và đi thăm khám sớm.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhất

2. Bào thai chưa đủ lớn

Thai có thể quan sát thấy trong buồng khi nồng độ beta hCG trong khoảng 1500-2000 mUI/ml. Siêu âm sẽ thấy một túi trống âm bờ dày sáng, bên trong là dịch kích thước nhỏ.

Trước thời điểm này, xét nghiệm máu cho kết quả chính xác bạn đã mang thai hay chưa. Ngoài ra que thử thai 2 vạch cũng là biểu hiện có thai mà bạn có thể thử.

Lý do xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy có thể do bạn đã đi siêu âm quá sớm trước khi thai đủ lớn để có thể nhìn thấy trong buồng tử cung. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên quay lại sau 2 đến 3 tuần nữa để có kết quả siêu âm rõ ràng hơn.

3. Sảy thai

Nếu bạn đã thử xét nghiệm máu có thai và thử thai 2 vạch nhưng siêu âm không thấy túi thai, có thể bạn đã hoặc đang xảy thai. Các dấu hiệu kèm theo bao gồm ra máu âm đạo, đau bụng dưới hoặc chuột rút ở bụng, lưng dưới. Ngoài ra các dấu hiệu mang thai sớm đột ngột biến mất cũng là một dấu hiệu. Có thể thai đã sảy từ sớm hoặc mô thai đã tách khỏi tử cung.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dọa sảy thai – Những vấn đề mẹ bầu cần biết

Làm gì khi xét nghiệm máu có thai nhưng siêu không thấy?

Làm gì khi xét nghiệm máu có thai nhưng siêu không thấy?

Sau khi thử thai 2 vạch và xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm không thấy túi thai, bác sĩ sẽ gợi ý thêm cách kiểm tra chuyên sâu hơn để tìm ra nguyên nhân chính xác.

1. Tìm vị trí của thai

Nếu nghi ngờ bạn đang mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ làm thêm các bài kiểm tra khác như siêu âm thai ngoài tử cung, siêu âm qua ngã âm đạo (siêu âm đầu dò), khám vùng chậu để phát hiện vị trí của thai và đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể tùy theo sức khỏe của bạn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chẩn đoán thai ngoài tử cung – biết sớm trị lành nha các mẹ ơi

2. Xác định tuổi thai

Trường hợp siêu âm chưa thấy thai do bào thai còn quá nhỏ do bạn tính nhầm tuổi thai hoặc bạn đi siêu âm thai quá sớm, bạn sẽ được hỏi kỹ về ngày thụ thai để tính tuổi thai chính xác. Nhờ đó, bạn sẽ được hẹn lịch siêu âm lại vào tuần thứ 4 hoặc tuần thứ 5 để có kết quả siêu âm rõ ràng hơn.

3. Chẩn đoán sảy thai

Nếu xét nghiệm có thai nhưng siêu âm không thấy kèm theo những triệu chứng của sảy thai, bạn sẽ được chẩn đoán sảy thai qua các bài test khác. Bao gồm khám phụ khoa, siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm mô để kiểm tra chính xác tình trạng thai của bạn.

>> Bạn có thể quan tâm: Sảy thai bao lâu thì có kinh lại và khi nào thì mang thai được?

Bạn không nên quá lo lắng vì có rất nhiều nguyên nhân cho việc xét nghiệm có thai nhưng siêu âm không thấy. Các bác sĩ khuyên rằng bạn hãy đợi thêm một thời gian sau đó rồi hãy đi siêu âm lại.

Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi các dấu hiệu có thai sớmchăm sóc sức khoẻ tốt khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh như ý.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1.Patience is key: Understanding the timing of early ultrasounds

https://utswmed.org/medblog/patience-key-understanding-timing-early-ultrasounds/ 

Ngày truy cập 14/07/2022

  1. Gestational Sac Evaluation

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK551624/ 

Ngày truy cập 14/07/2022

  1. Miscarriage

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pregnancy-loss-miscarriage/symptoms-causes/syc-20354298 

Ngày truy cập 14/07/2022

  1. Ectopic pregnancy

https://www.mountsinai.org/health-library/diseases-conditions/ectopic-pregnancy 

Ngày truy cập: 14/07/2022

  1. Ultrasound pregnancy

https://medlineplus.gov/ency/article/003778.htm 

Ngày truy cập 14/07/2022

 

x