Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/07/2022

Thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh: Lý do khiến chị em bất ngờ!

Thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh: Lý do khiến chị em bất ngờ!
Thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh khiến nhiều chị em lo lắng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và mang thai là điều đầu tiên nên nghĩ đến.

Thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh là sao? Que thử thai là phương tiện được nhiều chị em lựa chọn để kiểm tra liệu mình có đang mang thai hay không. Trong cả 2 trường hợp đang chờ đợi hoặc chưa mong muốn có thai mà có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch là điều chị em rất quan tâm.

Vậy, nguyên nhân thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh là gi? Cùng MarryBaby tìm hiểu rõ hơn nhé!

Chu kỳ kinh nguyệt hoạt động như thế nào?

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh; chúng ta cần hiểu rõ về chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Theo National Health Service (Dịch vụ Y tế Anh Quốc – NHS); độ dài của chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ khác nhau; nhưng trung bình là có kinh sau mỗi 28 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt thông thường sẽ dài hơn hoặc ngắn hơn mức này từ 21 đến 40 ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian từ ngày đầu tiên của kỳ kinh của phụ nữ đến ngày trước kỳ kinh tiếp theo. Thời gian từ khi trứng rụng đến khi bắt đầu có kinh khoảng 10 đến 16 ngày. Kinh nguyệt được tạo thành từ máu và niêm mạc tử cung. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài khoảng 2 đến 7 ngày. Nếu chị em quan hệ tình dục vào ngày rụng trứng sẽ rất dễ đậu thai.

Vậy trễ kinh 7 ngày thử que 1 vạch đậm hay chậm kinh 6 ngày thử que 1 vạch là do đâu? Xin mời bạn đọc tiếp phần dưới đây.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? 13 nguyên nhân bạn nên biết!

Vì sao thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh?

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ trung bình từ 28-30 ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trễ kinh từ 5-7 hoặc thậm chí hơn 10 ngày. Khi thấy có dấu hiệu chậm kinh, hầu hết chị em đều sẽ chọn thử que thử thai. Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh thì sao? Sau đây là những nguyên nhân thường gặp.

1. Tâm trạng lo lắng hay stress kéo dài

Thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh có thể do tâm lý căng thẳng, mệt mỏi; cùng với thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như thức khuya, dùng chất kích thích… Tất cả những điều này có thể khiến nội tiết tố cơ thể thay đổi đột ngột dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Từ đó dẫn đến tình trạng chậm kinh 6 ngày thử que 1 vạch. Chị em nên cân bằng lại cuộc sống để khắc phục tình trạng này nhé.

2. Thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh do sử dụng thuốc tránh thai

chậm kinh 7 ngày thử que 1 vạch

Nhiều chị em lựa chọn uống thuốc tránh thai khẩn cấp sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến nội tiết tố cơ thể tăng lên, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh các hiện tượng rong kinh thì trễ kinh 7 ngày thử que 1 vạch hay trễ kinh 6 ngày thử que 1 vạch là điều thường gặp.

3. Tăng hay giảm cân quá đột ngột

Vấn đề thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh cũng có liên quan đến sự thay đổi đột ngột tăng/ giảm cân nặng. Ngoài ra, tập luyện thể thao quá sức khiến cho tinh thần quá căng thẳng cũng là chậm kinh 7 ngày thử que 1 vạch. Đối với người thiếu cân hay béo phì thì tỷ lệ chậm kinh đều cao hơn đối tượng bình thường còn lại.

4. Thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh do mắc các bệnh lý nguy hiểm

Một trong những nguyên nhân đáng lo ngại nhất chính là nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Khi thấy trễ kinh nhưng thử 1 vạch kèm theo các dấu hiệu của bệnh lý u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng… đều rất lo ngại.

Chị em cần đặc biệt lưu tâm, chú ý và nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. Điều này hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe về sau.

5. Dấu hiệu mang thai

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh chính là mang thai. Tuy nhiên, tại sao khi thử thai lại chỉ có 1 vạch?

  • Dùng que thử thai quá sớm: Thông thường, việc kiểm tra bằng que thử thai nên tiến hành từ sau 7-10 ngày chậm kinh; lúc này kết quả mới có tỷ lệ chính xác cao. Trước khoảng thời gian này, có thể que thử thai chưa phát hiện được.
  • Sử dụng không đúng cách: Lấy nước tiểu khi đã uống quá nhiều nước khiến cho nồng độ hCG bị loãng khiến kết quả sai lệch; hoặc trường hợp đang sử dụng các loại thuốc trị bệnh khác.
  • Que thử thai kém chất lượng: Không ngoại trừ khả năng que thử thai giả, kém chất lượng cho kết quả sai.

Như vậy chị em đã hiểu lý do trễ kinh 7 ngày thử que 1 vạch đậm hay chậm kinh 6 ngày thử que 1 vạch rồi phải không? Bây giờ hãy tìm hiểu cách sử dụng que thử thai đúng cách để tránh trường hợp chậm kinh 7 ngày thử que 1 vạch nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách thử thai đối với người kinh nguyệt không đều

Hướng dẫn sử dụng que thử thai đúng cách

trễ kinh nhưng thử que 1 vạch

Để tránh gặp phải những sai lầm dẫn đến kết quả thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh; chị em cần tìm hiểu cách sử dụng que thử thai đúng cách.

1. Yêu cầu

  • Đầu tiên, cần đảm bảo mua đúng loại que thử thai chất lượng để cho kết quả chính xác nhất.
  • Thời điểm thử thai thích hợp nhất là 14 ngày sau khi quan hệ hoặc chậm kinh từ khoảng 10 ngày. Không nên thử thai quá sớm vì có thể tính chính xác chưa cao.
  • Thử nước tiểu và thời điểm 5-6 giờ sáng là thích hợp nhất. Nên lấy nước tiểu giữa dòng và đảm bảo ly sạch, không bị dính chất khác hay pha loãng.

2. Cách tiến hành

  • Lấy nước tiểu vào cốc, sau đó xé bao đựng và cầm que thử thai đúng hướng.
  • Tiến hành nhúng que thử vào cốc theo hướng mũi tên sao cho nước tiểu không ngập quá vạch giới hạn.
  • Đợi cho que thử thai hiện vạch (1 hoặc 2 vạch hồng) mới xem kết quả.

Những lưu ý khi dùng que thử thai

Bên cạnh vấn đề thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh; khi sử dụng que thử thai chị em cần lưu ý:

  • Sắp có kinh thử thai có lên hai vạch không? Cơ chế xác định của que thử thai chính là nồng độ hormone hCG trong nước tiểu. Nếu trường hợp gần đến ngày kinh nguyệt thử thai, và thời gian quan hệ từ trước 2 tuần thì kết quả nhận được sẽ có tỷ lệ chính xác cao hơn.
  • Kết quả que thử thai bị thay đổi khi để lâu không? Thời gian cho kết quả chính xác nhất là từ 3-5 phút sau khi nhúng que thử. Sau thời điểm này, có thể các yếu tố môi trường, không khí sẽ tác động làm thay đổi kết quả.
  • Kết quả có tuyệt đối chính xác không? Tỷ lệ chính xác của que thử thai là 97% nếu thử đúng cách, que thử đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, 0,3% còn lại có thể là do ảnh hưởng của thuốc đang sử dụng, biến chứng thai kỳ, mang thai ngoài tử cung…

Với những lý giải trên đây, chắc hẳn chị em đã giải đáp được thắc mắc thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh. Để đảm bảo tính chính xác, nên tiến hành thử nhiều lần hoặc đến cơ sở y tế kiểm tra, xét nghiệm để có được kết quả chính xác nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x