Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 26/09/2023

Ra huyết trắng có thai không? Cách nhận biết và xử lý kịp nếu là bệnh lý

Ra huyết trắng có thai không? Cách nhận biết và xử lý kịp nếu là bệnh lý
Đối với những mẹ đang mong tin vui hay đang "kế hoạch hóa", hiện tượng ra huyết trắng nhiều dường như là một vấn đề khá nhạy cảm. Liệu đó có phải là một trong những dấu hiệu có thai sớm?

Nhiều mẹ sau quan hệ 3 ngày ra dịch trắng, hoặc bất chợt phát hiện mình ra chất nhầy màu trắng trong nhiều hơn bình thường thì băn khoăn “ra huyết trắng có thai không?” Đây thật sự là nỗi niềm mà nhiều bà mẹ mong được giải đáp.

Cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời cho vấn đề tế nhị nhưng rất quan trọng này qua giải đáp của Bác sĩ chuyên khoa Sản – Thẩm mỹ Tạ Trung Kiên nhé.

Huyết trắng là gì?

Huyết trắng còn gọi là khí hư hay dịch tiết âm đạo (discharge) là chất lỏng trong suốt, màu trắng hoặc trắng đục chảy ra từ âm đạo của bạn. Tử cung, cổ tử cung và âm đạo tạo ra dịch tiết âm đạo, chủ yếu được tạo thành từ các tế bào và vi khuẩn.

Điều này giúp làm sạch và bôi trơn âm đạo, chống lại vi khuẩn xấu và nhiễm trùng. Hiện tượng ra huyết trắng là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, huyết trắng cũng là dấu hiệu cảnh báo các dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh lý.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Cổ giật như thế nào là có thai và tuyệt chiêu bạn nên áp dụng để kiểm tra

Ra huyết trắng có thai không?

Một trong những dấu hiệu sớm của việc mang thai chính là việc khí hư (huyết trắng) tiết ra nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, không phải cứ thấy huyết trắng ra nhiều nghĩa là bạn đã thụ thai. Mà ngược lại, vẫn có thể có khả năng huyết trắng là dấu hiệu của bệnh lý vùng âm đạo cần điều trị.

Vậy sự khác biệt giữa huyết trắng sinh lý khi mang thai (bình thường) và huyết trắng bệnh lý (bất thường) là gì? Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn phân biệt dấu ra huyết trắng có thai không và bệnh lý.

ra huyết trắng có thai không

Phân biệt huyết trắng (khí hư) bệnh lý

1. Huyết trắng bệnh lý nhìn như thế nào?

Bên cạnh ra huyết trắng có thai không; thì ra huyết trắng cũng là bệnh lý (khí hư bệnh lý). Huyết trắng trường hợp này thường có mùi hôi, tanh khó chịu. Nhất là nó có thể đi kèm với màu khác lạ tùy thuộc vào tình trạng nhiễm các loại nấm khác nhau.

Người phụ nữ có thể dựa vào màu sắc của huyết trắng bệnh lý để xác định vấn đề phụ khoa mình đang gặp phải như sau:

  • Khí hư có màu trắng đục: Phụ nữ có các triệu chứng ngứa âm hộ, huyết trắng dính từng mảng như váng sữa và mùi hôi khó chịu là do nhiễm vi nấm hạt men – Candida albicans.
  • Khí hư có màu xanh vàng: Triệu chứng ngứa rát vùng âm hộ, khí trắng có hiện tượng nổi bọt, loãng hơn bình thường là do nhiễm trùng roi âm đạo trichomonas vaginalis.
  • Khí hư màu vàng hoặc xám: Kèm theo mùi hôi và được tráng một lớp đều khắp thành âm đạo. Đây là hiện tượng khí hư bị nhiễm tạp trùng như là Mycoplasma, vi khuẩn yếm khí hoặc Gardnerella vaginalis.
  • Khí hư màu đỏ hoặc có lẫn mủ: Tình trạng ra máu bất thường có lẫn trong huyết trắng có thể là dấu hiệu u xơ tử cung, ung thư tử cung.

2. Huyết trắng bệnh lý là dấu hiệu của các căn bệnh gì?

Môi trường xung quanh “cô bé” thường xuyên có nhiều vi khuẩn trú ngụ. Thông thường, chúng vô hại và khá có lợi cho môi trường ống sinh dục. Nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, các vi khuẩn này nhanh chóng trở thành tác nhân gây bệnh phụ khoa dai dẳng và nguy hiểm như:

  • U xơ tử cung
  • Rối loạn tâm lý
  • Ung thư tử cung
  • Nhiễm tạp trùng
  • Nhiễm nấm candida albicans
  • Nhiễm trùng roi âm đạo trichomonas vaginalis

Như vậy, dựa vào thông tin trên, bạn có thể tự giải đáp cho mình rằng ra huyết trắng có thai không? Nếu việc ra huyết trắng là dấu hiệu bệnh lý thì hãy sớm đến gặp bác sĩ điều trị dứt điểm vấn đề.

Mặt khác, nếu không gặp tình trạng như trên, bạn nên tham khảo tiếp nội dung bên dưới để xác định liệu việc bản thân ra huyết trắng có thai không nhé.

Phân biệt huyết trắng khi mang thai

1. Dấu hiệu huyết trắng báo có thai như thế nào?

Nếu bạn có thai, một trong các dấu hiệu mang thai sớm là ra nhiều huyết trắng. Khi đó, do lượng nội tiết tố progesteron tăng cao, huyết trắng (khí hư) sẽ có những đặc điểm như sau.

  • Không có sự thay đổi về mùi
  • Có độ lỏng, nhầy và dính hơn
  • Có sự thay đổi nhẹ về màu sắc
  • Huyết trắng ra nhiều hơn bình thường

Bên cạnh đó, trong suốt thai kỳ, lượng huyết trắng sẽ nhiều hơn bình thường; đặc biệt càng về cuối sẽ càng nhiều hơn. Vào tuần thứ 40, huyết trắng ra nhiều kèm máu đỏ hoặc hồng có thể là dấu hiệu nút nhầy tử cung đã bong tức là em bé sắp chào đời.

2. Huyết trắng ra nhiều đã đủ xác định có thai chưa?

ra chất nhầy màu trắng trong có phải mang thai

Ra huyết trắng có thai không? Sau quan hệ 3 ngày ra dịch trắng có thai không? Câu trả lời là có thể. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào dấu hiệu ra huyết trắng có thai không để xác định việc mang thai thì không bảo đảm 100%.

Đây có thể chỉ là phản ứng sinh lý sớm nhất khi có thai khiến cho lượng chất nhầy từ âm đạo gia tăng. Để chắc chắn rằng mình đang mang thai, bạn nên kết hợp với các biện pháp thử thai khác như sử dụng que thử thai, siêu âm xác định túi thai, xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để đo nồng độ Beta – hCG…

Ngoài ra huyết trắng có thai không, với một số mẹo dân gian về cách thử thai, bạn có thể tham khảo cách thử thai bằng muối, thử thai bằng xà phòng, thử thai bằng điện thoại, nhận biết có thai qua nước tiểu hay nhận biết có thai qua khuôn mặt… để xác định dấu hiệu mang thai.

Một số phụ nữ có thể bị nấm âm đạo từ giai đoạn đầu thai kỳ do sự thay đổi độ pH và hệ khuẩn trong màng âm đạo thay đổi. Nếu bị ra huyết trắng trong trường hợp này, bạn cần sớm đến gặp bác sĩ để được tư vấn hợp lí.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Sau quan hệ bao lâu thì có thai

Ra huyết trắng có thai được không?

Thông thường huyết trắng tạo môi trường thuận lợi cho việc thụ tinh. Tinh trùng có thể tồn tại 7 ngày, sau khi vào cơ thể phụ nữ. Nhưng ra huyết trắng có thai được không? Nếu bị huyết trắng bệnh lý thì môi trường âm đạo sẽ không còn an toàn, gây bất lợi và khó khăn hơn cho việc thụ tinh.

Thậm chí, tinh trùng có thể chết ngay khi vừa vào âm đạo, làm giảm tỷ lệ thụ thai. Do vậy, ra huyết trắng có thai không trong trường hợp có kèm bệnh lý phụ khoa thì câu trả lời là không khả quan bạn nhé.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Thực phẩm tốt cho tử cung phụ nữ

Huyết trắng ra nhiều khi mang thai phải làm sao?

  • Thay quần lót sạch ít nhất 2 lần/ngày.
  • Chọn dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp, không gây kích ứng.
  • Nên nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, tránh làm việc quá sức hay căng thẳng.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, cụ thể rửa sạch và thấm khô vài lần mỗi ngày.
  • Chọn quần lót có tính thấm hút cao, tránh mặc quần chật vì ảnh hưởng đến sự lưu thông máu và dễ bị viêm.

Như vậy với thắc mắc mà mẹ đang lo lắng là ra huyết trắng có thai không cũng như là với câu hỏi ra nhiều khí hư có phải mang thai không. Câu trả lời sẽ chưa có gì là chắc chắn. Để biết rõ ra huyết trắng có thai không; cách đơn giản nhất là bạn dùng que thử thai để biết chính xác và có độ tin cậy cao.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Vaginal discharge in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vaginal-discharge/

Truy cập ngày 20/12/2021

Pathological Vaginal Discharge
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3703429/

Truy cập ngày 20/12/2021

Vaginal discharge in pregnant women
https://www.scielo.br/j/reeusp/a/qxWRrgjJKTQpbHFsBxBfyvx/?lang=en

Truy cập ngày 20/12/2021

Vaginal discharge during pregnancy
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/vaginal-discharge-during-pregnancy
Truy cập ngày 20/12/2021

Discharge in pregnancy

https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-symptom-checker/discharge-pregnancy
Truy cập ngày 20/12/2021
x