Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung
Cập nhật 23/08/2023

Quan hệ ra máu đỏ tươi có phải có thai không? Cần xử trí như thế nào?

Quan hệ ra máu đỏ tươi có phải có thai không? Cần xử trí như thế nào?
Quan hệ ra máu đúng là một "dấu chỉ" để sớm nhận diện khả năng mang thai. Nhưng đồng thời cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

Quan hệ ra máu đúng là một “dấu chỉ” để sớm nhận diện khả năng mang thai. Nhưng đồng thời đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

Trường hợp này bạn nên thăm khám xem tình trạng ra máu từ đâu, có liên quan đến thai nghén không. Đặc biệt là nếu bạn có kèm theo các dấu hiệu có thai khác như: chậm kinh, nôn nghén… Khi này, bạn cần nghỉ ngơi, bổ sung đủ dinh dưỡng. Lưu ý tránh tiếp tục quan hệ trong thời gian đầu mang thai vì có thể ảnh hưởng sức khỏe mẹ và em bé.

quan hệ ra máu có thai không

>> Bạn có thể xem thêm: Máu báo thai có dịch nhầy không? Xem ngay để giải đáp thắc mắc

Quan hệ ra máu nhưng không có thai là do đâu?

Điều này khiến rất nhiều ông chồng “mở cờ trong bụng”, chắc chắn. Vì đơn giản vợ vẫn chưa bị rách màng trinh. Với sức khỏe, tình trạng này không quá đáng ngại. Hiện tượng rách màng trinh xảy ra do quá trình thâm nhập gây lực tác động lên màng trinh, khiến lớp màng bị rách và xuất huyết.

Tuy nhiên, tình trạng chảy máu do rách mang trinh thường chỉ xảy ra sau lần đầu quan hệ. Những lần tiếp theo, bạn sẽ không thấy tình trạng máu xuất hiện nữa. Tuy nhiên một số ít trường hợp sau khi quan hệ màng trinh chưa rách hết, vẫn có thể ra máu ở lần quan hệ sau.

  • Thường xuyên thụt rửa sâu trong âm đạo
  • Bị ung thư cổ tử cung hoặc ung thư tử cung
  • Vừa sinh con hoặc đang trong thời kỳ cho con bú
  • Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh và sau mãn kinh
  • Không được kích thích hoàn toàn và sẵn sàng trước giao hợp

Chảy máu âm đạo sau quan hệ có nguy hiểm không?

Bị chảy máu sau quan hệ có nguy hiểm không? Nếu chỉ bị chảy máu sau quan hệ một lần và quá trình chảy máu diễn ra nhanh chóng thì không nghiêm trọng và không cần thăm khám. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu lặp đi lặp lại có thể là dấu hiệu cảnh báo của vấn đề nghiêm trọng hơn.

Thường xuyên chảy máu sau khi quan hệ tình dục có thể là do polyp tử cung nhỏ (tổn thương có hình dạng khối u), hoặc cũng có thể là mầm ung thư. Nếu là polyp tử cung thì thường là lành tính và dễ dàng được cắt bỏ.

Cách xử trí khôn ngoan khi ra máu sau quan hệ

Nếu chảy máu sau khi quan hệ, nhưng lượng máu ít, chỉ vài giọt rồi ngừng thì nên ngừng việc quan hệ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín, ga giường, đồ lót và tiến hành đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.

Nếu máu chảy ra nhiều, chị em bắt buộc phải đến bệnh viện chuyên khoa sản ngay lập tức để được các y bác sĩ khám và đánh giá thương tổn, từ đó có hướng xử trí kịp thời.

Quan hệ ra máu là một vấn đề cần xem xét cẩn trọng. Bởi đối với chị em phụ nữ, nếu là viêm nhiễm phụ khoa sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x